Người thông minh chứng kiến thiên tai biến hóa ở nhân gian, lập tức nghĩ đến sự trừng phạt của trời, liền nhận ra sai lầm của mình mà tỉnh ngộ. Đây là lời nhắn nhủ ý nghĩa của người xưa.

Xu829f-20161227-nguoi-xua-kinh-so-troi-dat-mot-muc-tu-ran-minh(Ảnh: Internet)

Lương Thương là nhạc phụ của Hán Hậu Đế – hoàng đế thứ 8 của nhà Đông Hán, ông tham dự triều chính trong 10 năm. Lương Thương từ nhỏ đã thông học kinh điển Nho gia, khiêm tốn nhã nhẵn, trân trọng nhân tài, được người đời tôn kính.

Học giả Lý Cố từng nhiều lần nói với Lương Thương: “Người thông minh chứng kiến nhân gian xảy ra biến cố thiên tai, lập tức nghĩ đến trời trừng phạt, nhìn lại sai lầm của mình. Người ngu xuẩn thì không như vậy, rõ ràng có sai lầm nhưng vẫn liều mình che giấu, để không bị người khác bàn luận. Ông là nhạc phụ của hoàng đế, nhi tử thân cũng ở địa vị cao, nhất định cần phải cẩn trọng”.

Lương Thương đối với lời này thì kiên nhẫn lắng nghe, nhiều lần suy ngẫm.

Hán Thuận Đế muốn cậu em vợ là Lương Bất Nghi làm bộ binh giáo úy, Lương Thương dâng tấu thư từ chối nói:

“Lương Bất Nghi vẫn còn nhỏ, mang danh hiệu hổ trung lang tướng thật là quá sức, hơn nữa lại chiếm vị trí của người lớn, ngàn vạn lần không được!

Thần xin đưa ra mấy thí dụ: Thời Xuân Thu, Tề Cảnh Công ban cho Yến Tử một tòa cung điện rộng rãi, Yến Tử từ chối không nhận, ông nói: ‘Phòng ốc của thần đã đủ ở, dục vọng nhiều quá, sẽ dễ mắc lỗi. Thần không tiếp nhận cung điện, không phải không thích tài lộc, mà là sợ trương lai sẽ mất nó’.

Ngày nghỉ khi ông còn làm tể tướng, rất thích ăn cá, có người mang tặng ông cá, ông quyết không nhận. Người kia hỏi nguyên nhân, thì ông nói: ‘Bởi vì ta thích ăn cá, mới không dám nhận cá của người khác tặng. Ta hôm nay làm tể tướng, người khác tặng cá để lấy lòng, một khi bị vạch trần, thì sẽ là tội tham ô, bị bãi quan vào nhà ngục, lúc đó không chỉ người khác không tặng cá, mà muốn mua cá cũng chẳng được nữa!’.

Nhìn lại thì Lương gia chúng thần đã ở địa vị cao, nếu còn muốn dệt hoa trên gấm, nói không chừng lại khiến bổng lộc cũng mất hết”.

Hán Thuận Đế nghe xong cũng không còn tiếp tục ép Lương Thương phải miễn cưỡng nữa.

Lương Thương khi bệnh tình hết sức nguy kịch, nói với người con cả Lương Ký rằng:

“Ta sinh thời không vì quốc gia mà lập công, sau khi chết cũng không thể hao phí tài vật của quốc gia. Có một số người sau khi chết, phải nằm trong quan tài lớn, trong miệng đặt châu ngọc quý, mặc trên người đồ liệm, trong quan tài bày đầy trân châu mã não, điều này đối với bộ xương khô thì rốt cuộc có ích lợi gì đây? Văn võ bá quan đưa ma, mệt nhọc vất vả, chỉ khiến trên đường thêm bụi bặm. Ta một mực không cần làm phô thương như vậy!”.

(Theo “Tư trị thông giám”)

Theo renminbao.com