Nhiều người xem “Tây Du ký” có thể sẽ nghĩ rằng Tôn Ngộ Không không sợ trời không sợ đất, nhưng kỳ thực khi gặp Bồ Tát Quán Âm, Tôn Ngộ Không vẫn phải giữ phép, thậm chí không dám thi triển cân đẩu vân trước mặt Quán Âm. Tại sao lại như vậy?

“Tây Du ký” là một tiểu thuyết thần thoại mà ai ai cũng biết. Những câu chuyện sinh động trong đó đã lột tả được quá trình tu luyện vượt qua 81 kiếp nạn của bốn thầy trò Đường Tăng, qua đó loại bỏ các tâm chấp chước và thăng lên cảnh giới cao.

Nhiều người đọc qua “Tây Du ký” đều sẽ nghĩ rằng Tôn Ngộ Không không sợ trời không sợ đất, kỳ thực không biết rằng Tôn Ngộ Không cũng có rất nhiều điều cấm kị. “Tây Du ký” là quá trình tu luyện của bốn thầy trò Đường Tăng theo nhà Phật, mà Phật Pháp thì vừa có sự từ bi và cũng có sự uy nghiêm.

Khi đọc lại nguyên tác của “Tây Du Ký”, chúng ta sẽ nhận thấy điều này. Cách đây không lâu, tờ Vision Times đã đăng một bài viết với nhan đề “Tại sao Ngộ Không lại không dám dùng cân đẩu vân trước mặt Quan Âm?”, điều này giúp chúng ta hiểu ra được sự uy nghiêm của Phật Pháp, Ngộ Không thực sự cũng phải giữ phép.

1. Khi Bồ Tát nổi giận, Ngộ Không phải lo sợ

Bồ Tát nổi giận không phải là thực sự nổi giận như con người, nhưng đó là một kiểu thái độ đối với thiện ác. Chỉ là đôi khi con người chúng ta đã nhân hóa khi nói về Bồ Tát mà thôi. Trong Tây Du ký hồi thứ 42, “Đại Thánh ân cần bái biệt Nam Hải, Quan Âm hiền từ bắt giữ Hồng Hài Nhi”, kể về câu chuyện Ngộ Không đến nhờ Bồ Tát đi thu phục Hồng Hài Nhi. Khi nhìn thấy Bồ Tát nổi giận tại Nam Hải, Ngộ Không liền không dám nói nhiều lời nữa.

Bồ Tát nói: “Nếu nó đã là Tam Muội Hỏa, thần thông quảng đại, sao lại đi tìm Long Vương mà không đến tìm ta?”. Ngộ Không thưa rằng: “Đệ tử vốn dĩ muốn đến mời Bồ Tát, chỉ là tại đệ tử đã bị hun khói, không thể cưỡi mây đến, nhưng đệ tử có sai Trư Bát Giới đến mời Bồ Tát mà”.

Bồ Tát nói: “Ngộ Năng chưa từng tìm đến ta”. Hành giả nói: “Đúng là như vậy. Hắn chưa đến được Bảo Sơn, thì bị yêu tinh biến thành Bồ Tát lừa vào trong hang động, bây giờ hắn bị treo trong một cái túi da, cũng sắp bị hấp ăn mất”.

Bồ Tát nghe vậy, trong lòng tức giận nói: “Tên yêu nghiệt đó dám hóa thành ta à!”, Bồ Tát lớn tiếng, rồi đổ nước trong tịnh bình xuống biển, dọa cho Ngộ Không hoảng sợ dựng đứng cả lông, bèn phải đứng dậy và im lặng chờ đợi.

Rồi Ngộ Không ngẫm nghĩ: “Bồ Tát chưa nguôi cơn giận, dường như lời nói không hay của Lão Tôn, đã làm hại đến đức hạnh của ngài ấy, nên đã đổ đi nước trong tịnh bình. Đáng tiếc quá, đáng tiếc quá! Nếu biết sớm chuyện này tặng luôn cho Lão Tôn ta, thì không phải là một chuyện tuyệt vời rồi sao?”.

2. Trên đường trừ yêu, Ngộ Không không dám đi lên trước

Kết quả hình ảnh cho quán thê âm bồ tátNgộ Không kính trọng Bồ Tát là một biểu hiện về sự uy nghiêm của Phật Pháp. (Ảnh qua Pinterest)

Ngộ Không không dám đi lên trước vì kính trọng Bồ Tát, đây là một biểu hiện về mặt uy nghiêm của Phật Pháp. Trước mặt Đức Phật, thì không tôn kính Phật cũng là một tội lớn.

Tôn Đại Thánh vô cùng vui mừng, vì đã mời được Quan Âm ra khỏi Triều Âm tiên động. Bồ Tát nói: “Ngộ Không hãy vượt biển”. Hành giả cúi người đáp: “Mời Bồ Tát đi trước”. Bồ Tát nói: “Ngươi hãy đi qua trước”.

Hành giả dập đầu nói: “Đệ tử không dám thi triển pháp thuật trước mặt Bồ Tát. Nếu như cưỡi cân đẩu vân, tung người lên cao, e là Bồ Tát sẽ trách đệ tử bất kính”.

Bồ Tát nghe như vậy, liền sai Thiện Tài Long Nữ nhặt một cánh hoa sen trong ao ra, rồi đặt trên mặt nước và bảo hành giả rằng: “Ngươi hãy bước lên cánh hoa sen, ta sẽ giúp ngươi vượt biển”.

Hành giả trông thấy vậy liền nói: “Bồ Tát, cánh hoa này vừa nhẹ vừa mỏng, làm sao có thể chở nổi đệ tử! Vừa bước chân lên đó có thể rớt xuống nước, sẽ ướt chiếc áo da hổ này mất. Ướt lớp da này, trời lạnh thì sao đệ tử mặc được nữa!”.

Bồ tát lớn tiếng: “Ngươi hãy bước lên xem đi!”. Hành giả không dám chối từ, đành liều mình nhảy lên. Quả nhiên thoạt nhìn thì vừa nhẹ vừa nhỏ, nhưng khi bước lên thì nó trở nên lớn gấp ba lần so với thuyền biển, hành giả vui mừng nói: “Bồ Tát, hãy đưa đệ tử đi”.

3. Bồ Tát từ bi, không làm hại kẻ vô tội

Trong mắt chúng ta, yêu quái phải bị diệt trừ, nhưng trong mắt của Bồ Tát, tất cả sinh mệnh đều đáng trân trọng. Vì vậy, khi núi đổ, thì phải di chuyển những yêu quái vô tội đi trước. Đây chính là lòng từ bi của Thần Phật.

Bồ Tát hạ lệnh cho những đám mây đưa ngài sà xuống, rồi đứng trên ngọn núi đọc câu chú “Nghiễn” một tiếng, thì thấy rằng từ xung quanh ngọn núi đó, bao nhiêu thần tiên yêu ma đổ ra ngoài, và còn cả các vị thổ địa chung quanh núi này, đều đến cúi đầu trước Bảo liên hoa Bồ Tát đang ngồi.

Bồ Tát nói: “Các ngươi đừng quá kinh động, ta đến đây để bắt ma vương. Ta và các ngươi cùng nhau làm kiền tịnh xung quanh chỗ này, các ngươi phải rời xa nơi này 300 dặm, không một sinh vật nào được ở đây. Những con thú nhỏ ở trong tổ, những côn trùng bọ sát, đều phải được đưa đến nơi an toàn trên đỉnh núi”.

Sau đó Bồ Tát liền đổ bình cam lộ, nước trong ấy đổ xuống, trở thành tiếng sấm rền. Nước đổ lên những ngọn đồi, lao qua những vách đá, chảy trên những ngọn đồi như sóng biển, lao qua những vách đá như biển cuộn. Sương đen mù mịt bao phủ khắp bầu trời, và che lấp ánh sáng Mặt trời tạo nên một luồng sáng lạnh giá. Bồ Tát thi triển giáng ma pháp, lấy chiếc Định thần thiền trong tay áo ra.

Khắp nơi biến thành tiên cảnh giống như Nam Hải vậy. Trong vườn tre tím có vài chú chim anh vũ đang hót, trên những ngọn thông chim đa đa đang kêu. Khắp cả bốn phương chim thú hoang dã, chỉ nghe thấy tiếng gió thét nước tuôn đầy trời.

Tôn Đại Thánh trông thấy vậy, trong lòng trộm ca ngợi: “Quả là một vị Bồ Tát đại từ đại bi! Nếu như Lão Tôn có pháp lực như vậy, sẽ đổ bình xuống thôi, chứ lo gì đến những loài động vật chim thú côn trùng kia chứ!”.

4. Luận về hiện tại, xem thời cuộc ngày nay dựa vào các thuyết xưa

Con người thời nay không tin vào Phật Pháp, thậm chí còn lăng mạ Đức Phật, lăng mạ những người tin vào Phật, và đối xử với họ bằng những thủ đoạn bức hại khắc nghiệt đáng sợ. Tội lỗi đó vô cùng nặng, gần như là có thể biến bản thân thành đống tro tàn.

Mọi người thử nghĩ xem, Tôn Ngộ Không không sợ trời không sợ đất, tại sao lại cung kính trước mặt Thần Phật, vậy nếu con người sỉ nhục Phật thì sẽ để lại hậu quả gì, điều đó chúng ta có thể tưởng tượng ra được.

Lúc Tôn Ngộ Không bị đè dưới Ngũ Hành Sơn, sự đau khổ phải chịu đựng trong 500 năm là gì, tất cả chúng ta đều biết rất rõ. Ngày nay, tội lỗi của những kẻ bức hại người tu luyện còn lớn hơn như vậy vô số lần.

(Trích từ “Tây Du ký” hồi thứ 42 “Đại Thánh ân cần bái Nam Hải, Quan Âm hiền từ thu phục Hồng Hài Nhi”)

Theo Tinh Hoa