Vì sao phương thức sinh hoạt của người xưa có trợ dưỡng sinh? Người xưa chủ trương sống trong ” điềm đạm hư vô”. Thuận và ứng với quy luật mặt trời mọc mà làm, mặt trời lặn mà nghỉ. Đạo gia nói: thân thể của người chính là một tiểu vũ trụ. Vật chất và năng lượng của tiểu vũ trụ và và đại vũ trụ là quán thông, cơ chế nội bộ cũng cũng rất tương tự với đại vũ trụ. Do vậy người xưa nói: nếu như có thể cùng với đại tự nhiên hình thành một chỉnh thể hài hòa thì con người có thể đạt được khỏe mạnh và trường thọ.

Lấy hệ thống kinh lạc làm ví dụ: thân thể chúng ta có 12 kinh lạc, chúng cùng với đại vũ trụ có giao hoán năng lượng và đồng thời lục phủ ngũ tạng lại tương liên. Ngoài ra mỗi thời thần có một kinh lạc đang biểu hiện rằng  khí huyết kinh lạc vào lúc vượng thịnh nhất, cũng là khoảng thời gian có thể phát huy  hiệu năng nhất.

Nếu như vào lúc mà kinh lạc bị ảnh hưởng mà không thể phát huy hiệu năng cao nhất thì sẽ ảnh hưởng đến công năng của khí quan trong thân thể và làm giảm sức khỏe. Ví dụ: Lúc 23h đến 1h là lúc kinh mật đang chủ lãnh, nếu như không ngủ nghỉ thì hoạt động của kinh mật liền bị ảnh hưởng. Mật sẽ không thể phát huy hiệu năng tốt nhất. Trong trung y, mật là chủ chốt cho tính quyết đoán. Mật không tốt thì con người liền biến thành nhu nhược thiếu quyết đoán, buồn bã không vui, việc tiết ra của dịch mật và sự bài tiết cũng bị ảnh hưởng, từ đó mà xuất hiện viêm nang mật, sỏi mật, khả năng tiêu hóa cũng không bình thường, ruột đầy khí, bị ợ chua, bị lở loét dạ dày ,…

Người ngày nay không hiểu được việc thuận và ứng với quy luật vũ trụ mà sống. Vì vậy người bị “bệnh lạ” cũng ngày càng nhiều hơn và y học hiện đại cũng nghiên cứu mà không ra được nguồn gốc của bệnh.

                                                  Tg: Lữ Anh làm nghề trung y từ Vinh đại phu