Từ tháng 6 năm nay, nhiều tỉnh ở miền nam Trung Quốc đã xảy ra mưa lớn. Theo số liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố, 24 tỉnh và thành phố ở Hoa Nam và Hoa Trung với 8,52 triệu dân đã bị ảnh hưởng. Mưa bão lớn gây ra lũ lụt ở nhiều nơi. Vào đầu giờ chiều ngày 17/6, thượng nguồn của đập Tam Hiệp và trạm phát điện ở huyện Đan Ba, Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên đã bị cuốn trôi và xảy ra sụt lở đất đá. Sự việc khiến đập Tam Hiệp, từng bị nghi ngờ vỡ đập vào năm ngoái, một lần nữa phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Đồng thời, ông Hoàng Tiểu Khôn (Huang Xiaokun), tiến sĩ của Viện Khoa học Xây dựng Trung Quốc, cũng đưa ra lời cảnh báo trong nhóm bạn trên WeChat rằng “tiếp theo, cả thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi”.
Theo truyền thông Đại lục, kể từ tháng 6 năm nay, mưa lớn thường xuyên xuất hiện ở miền Nam, và miền Bắc đang xảy ra tình trạng hấp hơi do nhiệt độ cao. Trên các nền tảng thương mại điện tử như Taobao Mall, doanh số bán đồ nội y và kem chống nắng tăng vọt.
Bắt đầu từ ngày 16/6, một phần của miền Tây Nam Trung Quốc, Hoa Nam, Hoa Trung đã bắt đầu xảy ra mưa lớn liên tục trong 24 giờ. Châu tự trị Khương Ngawa Tây Tạng có lượng mưa tích lũy tối đa lên tới 50 milimét, một số khu vực có mưa đá rơi với đường kính tối đa 10 milimet. Thôn Mai Long Câu ở huyện Đan Ba, châu tự trị Cam Tư phát sinh sụt lở đất đá. Tại Tứ Xuyên, lượng nước mưa có lúc lên tới 10.000 mét khối, trận lụt bắt đầu vào ngày 17/6 khiến nhà máy điện Mai Long với công suất phát điện 2.000 kW đã bị cuốn trôi. Theo dự tính, mưa lớn ở một số khu vực của Tứ Xuyên sẽ kéo dài đến ngày 23/6.
Video được cư dân mạng chia sẻ cho thấy dòng nước lũ khổng lồ đang ào ào chảy từ thượng nguồn xuống. Thậm chí khủng khiếp tới mức, cơn lũ quét khiến một số ngôi làng biến mất; từ đỉnh núi đất đá sụt lở, trôi xuống rồi trực tiếp chôn vùi nhiều ngôi làng. Hiện, vẫn chưa biết có bao nhiêu dân làng bị gặp nạn trong lúc đang ngủ.
Dương Hoa (Yang Hua), một người dân ở thôn Mai Long Câu, nói rằng trận lở đất xảy ra lúc 3-4h sáng. Trong khi đang ngủ, anh được người dân trong làng hô hoán đánh thức. Anh nhanh chóng rời đi sau khi được dân làng cảnh báo, và sau đó đất đá trôi xuống bao phủ cả ngôi làng.
Có cư dân mạng chia sẻ video nói rằng thượng nguồn Tam Hiệp xảy ra lũ lụt tràn lan, một hồ chứa nước nhỏ đã bị vỡ, đập Tam Hiệp nguy rồi! Khung cảnh sau khi hồ chứa Đan Ba ở Tứ Xuyên sụp đổ, toàn bộ ngôi làng đã bị phá hủy.
Trung Quốc có thể có trận lụt lớn nhất kể từ năm 1949
Gần đây, Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã cảnh báo rằng kể từ đầu năm nay, lượng mưa tích lũy ở Trung Quốc đã cao hơn 6% so với các năm thông thường. Sông Tiền Đường của Chiết Giang, hồ Bà Dương và Tương Giang trong lưu vực sông Dương Tử, cùng 148 nhánh sông khác có mực nước vượt quá mức cảnh báo, một số dòng sông xuất hiện lũ lụt kỷ lục trong lịch sử, “tình hình kiểm soát lũ là rất nghiêm trọng”.
Ông Diệp Kiến Xuân (Ye Jianchun), Thứ trưởng Bộ thủy lợi của ĐCSTQ, cho rằng năm nay cần tập trung vào “ba rủi ro lớn” là lũ lụt tràn lan, tai nạn hồ chứa và lũ quét từ trên núi. Hiện tại, các công trình chống lũ của Trung Quốc có thể phòng ngự trận lụt lớn nhất từ năm 1949, nhưng lũ liên tiếp xảy ra có thể vượt quá khả năng phòng thủ hiện nay. Đây có thể là một sự kiện “thiên nga đen”. Lời tuyên bố này được hiểu là trận lụt lớn nhất kể từ khi ĐCSTQ thành lập chính phủ có thể xảy ra trong năm nay. Ngoại giới cũng lo ngại về việc đập Tam Hiệp vốn nhiều lần đã được đưa tin bị biến dạng nhưng bị ĐCSTQ bác bỏ, liệu nó có thể chịu được tác động của trận lụt này hay không.
Hoàng Tiểu Khôn: Sau đó thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi
Năm 2019, sự biến dạng nghiêm trọng của đập Tam Hiệp khiến quốc tế phải chú ý. Mặc dù phía quản lý đập Tam Hiệp đã công bố bài viết thừa nhận rằng đập lớn đã biến dạng, tuy nhiên đồng thời nhấn mạnh rằng đây là một sự dịch chuyển đàn hồi trong phạm vi cho phép. Từ khi công trình Tam Hiệp khởi công tới nay, vẫn luôn có những tranh cãi về các vấn đề chất lượng, an toàn và tác động tới môi trường, đặc biệt là cựu thư ký của Mao Trạch Đông là Lý Nhuệ và chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý đã nhiều lần kiến nghị và ngăn chính quyền không nên thúc đẩy công trình Tam Hiệp. Ông Hoàng Vạn Lý cũng đã từng đưa ra 12 dự đoán về đập Tam Hiệp, bao gồm: 1. Sự sụp đổ của kè chính ở hạ lưu sông Dương Tử; 2. Vận chuyển tàu thuyền tắc nghẽn; 3. Vấn đề di dân; 4. Vấn đề phù sa; 5. Chất lượng nước xấu đi; 6. Sản xuất điện không đủ; 7. Khí hậu bất thường; 8. Thường xảy ra địa chấn; 9. Bệnh sán máng lây lan; 10. suy thoái sinh thái; 11. Lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn; 12. Đập Tam Hiệp cuối cùng sẽ buộc phải bị nổ tung. Ngoại trừ việc con đập cuối cùng bị buộc phải nổ tung, tất cả 11 dự đoán trên đều đã ứng nghiệm
Những trận mưa lớn ở miền Nam Trung Quốc một lần nữa thu hút sự chú ý của ngoại giới đối với vấn đề đập Tam Hiệp. Trên mạng xã hội hải ngoại gần đây đã lưu truyền thông tin trong một nhóm bạn của “Hoàng Tiểu Khôn tại Ninh Đức tỉnh Phúc Kiến”, trong đó viết rằng: “Sau đó thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi”. Theo thông tin công khai, ông Hoàng Tiểu Khôn có nhiều danh hiệu như “Kỹ sư về kết cấu hạng nhất của quốc gia”, “Giáo viên hướng dẫn tiến sĩ nghiên cứu xây dựng Trung Quốc”, “Kỹ sư trưởng của công ty Jianyan Technology”. Tuy nhiên, hiện vẫn không rõ chính xác liệu thông tin từ nhóm này có phải là đúng của “Kỹ sư về kết cấu hàng đồng quốc gia” Hoàng Tiểu Khôn hay không.
#三峡大坝 工学硕士学位,国家一级注册结构工程师,现任中国建筑科学研究院研究员、博士生导师,建研科技股份有限公司总工程师、研发中心主任黄小坤在朋友圈说:宜昌以下跑,最后说一次!
Ngoại giới thường nghi ngờ về đập Tam Hiệp
Vào đầu tháng 7 năm ngoái, một số cư dân mạng đã đăng tải lên mạng truyền thông xã hội bản đồ vệ tinh của đập Tam Hiệp. Hình ảnh cho thấy đập Tam Hiệp bị biến dạng nghiêm trọng, khiến công chúng không khỏi lo ngại về sự cố vỡ đập. Trước vấn đề này, các kênh truyền thông của ĐCSTQ liên tiếp dập tắt tin đồn và tuyên bố rằng đập Tam Hiệp không có vấn đề biến dạng, đồng thời cho biết đây là tin đồn do “lực lượng chống Trung Quốc” bịa đặt ra.
Sau đó, tờ Tin tức Bắc Kinh đã trích dẫn lời các chuyên gia, thừa nhận rằng đập thực sự bị biến dạng, nhưng đây là “trong trạng thái đàn hồi”. Trong một tuyên bố, Công ty Tam Hiệp cho biết “con đập di chuyển theo chiều ngang”, nhưng chưa đến 3 cm.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài, chuyên gia thủy lợi Vương Duy Lạc (Wang Weiluo) cho biết đập Tam Hiệp không phải là biến dạng đàn hồi vì nó không phải là nhất thể, và ông nói rằng không cần nhìn vào các bức ảnh cũng biết đập Tam Hiệp bị biến dạng.
Ông Vương chỉ ra rằng đập Tam Hiệp bao gồm hàng chục đập bê tông độc lập tạo thành, mỗi đập được đặt trên nền đá, là tách rời với đá nền. Do áp lực và nhiệt độ của nước, đập sẽ phát sinh biến dạng và dịch chuyển khác nhau. “Nghĩa là con đập đang di chuyển, và thiết kế này làm cho đập Tam Hiệp rất mong manh”.
Lúc đó, ông cảnh báo rằng các bức ảnh cho thấy con đập di chuyển không đều, do đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho con đập trong tương lai. Một khi Tam Hiệp bị sập, hàng trăm ngàn người dân của thành phố Nghi Xương sẽ biến mất.
Con gái của chuyên gia kỹ thuật thủy lợi Hoàng Vạn Lý – người đã viết thư phản đối việc ra mắt đập Tam Hiệp, cô Hoàng Tiêu Lộ (Huang Xiaolu) là người đứng đầu của Quỹ nghiên cứu Hoàng Vạn Lý, cũng nói về tài liệu phản đối xây dựng đập Tam Hiệp và 6 lá thư cha cô gửi lên lãnh đạo Trung Quốc. Theo ông Hoàng Vạn Lý, đây không phải là vấn đề ‘không sớm thì muộn’, tài chính quốc gia, môi trường sinh thái, hiệu quả chống lũ lụt, hay quốc phòng… mà chủ yếu là “các điều kiện khách quan liên quan tới giá trị kinh tế và các vấn đề xảy ra đối với lòng sông trong hoàn cảnh địa lý tự nhiên, không cho phép một tổ chức chính phủ tôn trọng khoa học và dân chủ xây một công trình gây hại cho đất nước và người dân”. Nếu nó được xây dựng, cuối cùng nó sẽ bị nổ tung. Vào thời điểm đó, Viện Thủy lợi học Hoa Đông Trung Quốc, nay là Đại học Hàng Hải cũng đã xuất bản các bài báo nêu lên quan điểm này.
Cô Hoàng Tiêu Lộ nói thêm về bài viết của ông Lý Nhược lúc còn sống có tiêu đề “Tôi biết quá trình lắp đặt đập Tam Hiệp”. Trong bài viết có đề cập rằng gần đây trên thế giới có hai cuộc hội thảo về các con đập trên thế giới, và một hội thảo đã liệt kê 10 con đập nguy hiểm nhất thế giới, trong đó Tam Hiệp đứng đầu tiên. Do đó, người dân Trung Quốc khi xem ảnh đập trên Google đã nảy sinh nghi ngờ, nhưng nó lại là sự thật. Chúng ta cần cho cư dân sống ở khu vực hồ chứa và hạ lưu đập biết rằng mối nguy hiểm của đập Tam Hiệp đã tồn tại từ ngày xây dựng, và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có thể có tới 600 triệu người sẽ bị ảnh hưởng, đây là một trong những khu vực phát triển nhất ở Trung Quốc.
Ông Quách Văn Quý, tỷ phú người Trung Quốc hiện sống ở Hoa Kỳ, gần đây cũng đã đưa ra cảnh báo về đập Tam Hiệp trong một chương trình phát sóng trực tiếp. Ông nói: “Đập Tam Hiệp, năm ngoái đã nói có người nhắc tới, năm nay người ta cũng nói, theo thông tin nội bộ của chúng tôi, xác thực có người đã lấy cái chết can gián Trung Ương, chỉ ra rằng việc đập Tam Hiệp xảy ra sự cố chỉ là sớm muộn. Một khi tai nạn xảy ra, một phần tư Trung Quốc sẽ bị san thành bình địa”.
Tỷ phú Quách đã đề cập rằng, một nguồn tin từ Viện hàn lâm Khoa học xã hội đã sử dụng một phép so sánh để mô tả mức độ nguy hiểm của đập Tam Hiệp như sau: “Dùng một chiếc chăn bông để chặn dòng lũ xiết”.
Nguồn tin mô tả: “Sau khi chăn bị thấm, một khi tung ra, căn bản không thể khống chế. Đây là hoàn toàn trái với tự nhiên. Sự cố có thể xảy ra bất kỳ lúc nào”.
Theo SOH