Mới đây hình ảnh một chú gấu Bắc cực cầu nguyện trước cây Thập tự giá khiến mọi người không khỏi kinh ngạc. Nhiều người cho rằng, động vật cũng biết cầu nguyện, đây có lẽ là chủ đề mới cho nhân loại.
a Wesleyville, một cộng đồng ven biển ở bờ biển miền trung Newfoundland, đã vô tình bắt gặp hình ảnh một chú gấu Bắc cực đang cầu nguyện trước Thập tự giá. Và cô không thể nghĩ rằng một chú gấu lại có thể thành kính như vậy.
Những bức ảnh được chụp lại vào khoảng 5h30 chiều 29/3, khi Jessica tên đường đi làm về nhà. Theo bài báo, Jessica nhìn qua cửa kính của xe thì đột nhiên trông thấy một chú gấu Bắc cực đang đứng trước một cây Thập tự giá, giống như là đang cầu nguyện. Cô lập tức lấy máy ảnh và chụp lại những hình ảnh này.
Với những bức hình được chụp lại, có thể thấy chú gấu chậm rãi đến gần Thập tự giá, sau đó quay đầu lại nhìn, dường như biết rõ có người đang chăm chú quan sát mình, nó đứng bằng hai chân sau, hai chân trước đặt lên cây thập tự. Sau đó chú gấu cúi đầu xuống và dừng lại ở Thập tự giá, giống như đang lặng lẽ cầu nguyện.
Jessica nói, lúc cô chụp những bức ảnh này cũng không chú ý lắm đến tư thế cầu nguyện của chú gấu, về sau khi xem lại ảnh mới phát hiện điều này vàm cảm thấy kinh ngạc. Cô tỏ vẻ lấy làm tiếc nói: “Nếu tôi lúc ấy dùng một cái máy ảnh tốt để chụp, thì bức ảnh chắc sẽ đẹp hơn rồi!”.
Sau khi những bức ảnh này được công bố, nhiều người đã rất ngạc nhiên. Bởi họ không tin rằng động vật cũng có tín ngưỡng, cũng cầu nguyện để được bảo hộ giống như con người như vậy.
Trên thực tế, chuyện tương tự như vậy không phải là hiếm. Theo giáo lý nhà Phật, con người có lục đạo luân hồi, đời này là động vật, đời trước không nhất định là động vật, mà có thể là người.
Vào ngày 23/2/2015, hình ảnh về một chú heo kỳ lạ tại huyện Vĩnh Gia, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang cũng từng gây xôn xao cộng đồng mạng. Theo đó, con heo này đang khấu đầu trước cửa vào chùa, với đôi tai hướng về trước và cái mũi hướng xuống dưới.
Nó giữ tư thế đó rất lâu mà không chịu rời đi cho đến khi một nhà sư đi ra và tụng Bát Nhã Tâm Kinh cho nó nghe. Người qua đường rất ngạc nhiên và lấy điện thoại ghi lại sự kiện có một không hai này. Khi những bức hình và đoạn video được đăng tải, một cuộc thảo luận sôi nổi đã diễn ra trên mạng.
Một blogger cho rằng, con heo này “có linh tính và nó biết Đức Phật sẽ phù hộ nó”, bởi vì nó không chỉ quỳ ở đó, mà còn không chịu rời đi cho tới khi có người đến tụng kinh Phật. Có lẽ chú heo đã cảm thấy hài lòng vì đạt được mong nguyện.
Một số bình luận khác như: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”, “Đây là kiếp chuyển sinh của ‘Đồ đệ thứ hai,’ Trư Bát Giới, trong truyện Tây Du Ký”.
Được biết, chú heo là vật sở hữu của một người dân trong thôn. Theo ông Hoàng, người chủ kể, hôm mùng 4 Tết, con heo này và 2 con khác, vì chê thức ăn lợn ít quá, đã rủ nhau chạy trốn khỏi chuồng, người chủ đến tận buổi chiều mới tìm thấy, và tối hôm đó đưa heo đi giết luôn.
Ông Hoàng nói rằng, sau khi con heo bị giết, ông mới biết chuyện, lúc xem video, ông rất đỗi ngạc nhiên. Theo kinh nghiệm nuôi heo của ông Hoàng, một con heo khi gặp chuyện làm chúng sợ, sẽ lập tức chạy ngay, chứ không thể thực hiện tư thế này. Việc giết chú heo làm ông Hoàng rất ân hận.
Hai sự việc trên khiến chúng ta nhớ đến một câu chuyện cổ được lưu truyền trong dân gian. Xưa kia, tại một ngôi chùa nọ có hai con chim nhỏ ngày ngày cứ đậu trên cành cây nghe lão hòa thượng tụng kinh. Một ngày, lão hòa thượng nói với chúng: “Các ngươi muốn nghe Pháp thì nhất định phải có thân người”.
Ngay sau đó, hai con chim này đã tự mình lao mình vào cành cây rồi rơi xuống đất mà chết. 20 năm sau, có hai chàng trai trẻ tuổi tới ngôi chùa này xin xuất gia, họ chính là hai con chim nhỏ chuyển sinh.
Những câu chuyện này kể ra, có thể nhiều người sẽ cho là hoang đường. Tuy nhiên, tất cả đều muốn nói cho chúng ta biết rằng: Thân người khó được, phải biết trân quý.