Văn hóa truyền thống phương Đông cho rằng: việc đào mộ tổ tiên người ta là việc làm vô cùng trái ngược với luân thường đạo lý và sẽ bị báo ứng. Tuy nhiên ở Trung Quốc từ sau năm 1949 thì người ta lại cho rằng quan niệm đó là “phong kiến mê tín”, bởi vậy rất nhiều hậu quả đáng tiếc đã xảy ra khi mà khu lăng mộ của các Hoàng đế triều Minh bị khai quật và tàn phá…

Năm 1955, được Chu Ân Lai phê chuẩn, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lấy danh nghĩa nghiên cứu khảo cổ đã đào bới mang tính phá hoại các lăng mộ hoàng đế, hủy hoại văn vật, và đã dẫn đến rất nhiều hiện tượng kỳ lạ: có người chết ly kỳ, có người phát điên, có người tự sát…

Di tích 13 lăng chứa thiên cơ

Tương truyền, khi còn tại vị Hoàng Đế Minh Thành Tổ có lần đã từng hỏi Thần tăng Diêu Quảng Hiếu rằng: “Khanh xem, mảnh đất này địa thế có thể mai táng con cháu mấy đời của trẫm không?

Diêu Quảng Hiếu trả lời: “Mảnh đất này giữa các dãy núi, đất đai rộng lớn lại sáng sủa, tàng phong tụ khí, có thể mai táng ‘Vạn con cháu’ bệ hạ“.

Minh Thành Tổ nghe vậy rất vui mừng bèn hạ chỉ khoanh đất ở chân núi Yên Sơn rồi động thổ xây lăng.

Thực ra đây là một câu nói chứa ẩn ý của Diêu Quảng Hiếu. Ông là có ý nói với Minh Thành Tổ rằng, triều Minh đến thời con cháu vua Vạn Lịch là hết (Vạn Lịch nghĩa là ‘trải qua một Vạn’, ứng với câu Sấm ‘Vạn con cháu’ – ND). Quả nhiên, cháu của Vạn Lịch là vua Sùng Trinh sau khi được mai táng thì không có đất an táng các hoàng đế khác nữa, và triều Minh cũng bị diệt vong từ đó. Mảnh đất này tổng cộng an táng 13 vị vua, đó chính là 13 lăng nhà Minh.

Khu lăng tẩm hoàng gia Minh - Thanh cách thủ đô Bắc Kinh 50km về phía tây.
Khu lăng tẩm hoàng gia Minh – Thanh cách thủ đô Bắc Kinh 50km về phía tây. (Ảnh: Wikipedia/CC BY 2.5).

Chu Ân Lai ký “Đồng ý khai quật”

Người xưa nói: “Chết là đại sự”, nên rất coi trọng sùng kính tổ tiên và những người đã khuất. Từ thời nhà Hán đến thời nhà Minh, những kẻ trộm mộ hoặc đào mộ mở quan tài của người khác thì sẽ bị khép theo luật lệ mà xử tội chết. 

Sách Hoài Nam Tử đời Tây Hán có chép: “Kẻ đào mộ thì bị giết, kẻ trộm mộ thì bị xử hình sự”. 

Sách Cựu Đường thư có viết: “Đào trộm mộ cùng tội với 10 tội ác ngỗ nghịch, cố ý giết người và phóng hỏa”. 

Văn hóa truyền thống cho rằng, đào mộ phần tổ tiên người khác sẽ bị báo ứng. Nhưng từ sau năm 1949 khi Đảng cộng sản Trung Quốc cướp chính quyền, truyền bá thuyết vô Thần thì những quan niệm kiểu như trên đều bị coi là “phong kiến mê tín“.

Bàng Trung Uy công tác ở Sở Khảo cổ, Viện Khoa học Trung Quốc nói: ngày 9 tháng 10 năm 1955, Đặng Tiểu Bình, Lý Phú Xuân, Quách Mạt Nhược, Ngô Hàm đến khu 13 lăng dạo chơi. Đặng Tiểu Bình, Lý Phú Xuân nói với Quách Mạt Nhược rằng: “Lăng hùng vĩ như thế này, bên trong nhất định rất to lớn, nhất định có rất nhiều châu báu tùy táng, có lẽ còn có rất nhiều tranh bích họa và các sách cổ thất truyền. Chúng ta khai quật khu này, cải tạo thành một nhà bảo tàng ngầm dưới lòng đất, như thế có được không?

Văn hóa truyền thống cho rằng, đào mộ phần tổ tiên người khác sẽ bị báo ứng. Sách Cựu Đường thư có viết: "Đào trộm mộ cùng tội với 10 tội ác ngỗ nghịch, cố ý giết người và phóng hỏa".
Văn hóa truyền thống cho rằng, đào mộ phần tổ tiên người khác sẽ bị báo ứng. Sách Cựu Đường thư có viết: “Đào trộm mộ cùng tội với 10 tội ác ngỗ nghịch, cố ý giết người và phóng hỏa”. (Ảnh: VnExpress).

Khi đó Ngô Hàm là “học giả lịch sử nhà Minh”, là Phó thị trưởng Bắc Kinh cũng ra sức chủ trương khai quật lăng mộ nhà Minh. Ban đầu bị Trịnh Chấn Đạc, Hạ Nãi cực lực phản đối – những người này cho rằng không được tùy tiện khai quật lăng đế vương, và khi đó cũng không có kỹ thuật khảo cổ có thể ứng phó với công việc đào bới khai quật lớn như thế. 

Tuy nhiên, Ngô Hàm vẫn liên lạc với 5 nhân vật trọng yếu trong giới văn hóa là Quách Mạt Nhược – Viện trưởng Viện Khoa học Trung Quốc, Thẩm Nhạn Thủy – Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Đặng Thác – Phó Bí thư Thị ủy Bắc Kinh, Phạm Văn Lan – Giám đốc Sở Lịch sử, Viện Khoa học Trung Quốc, Trương Tô – Phó Chánh thư ký Đại hội nhân dân toàn quốc, sau đó 6 người này liên hợp viết “Báo cáo về xin phép khai quật lăng nhà Minh” và chuyển đến Mao Trạch Đông. Sau khi Mao Trạch Đông đồng ý, Chu Ân Lai phê lên báo cáo 4 chữ: “Đồng ý khai quật”. 

Mùa đông năm 1955, ủy ban khai quật tổ chức hơn 60 nông dân sống quanh khu vực lăng nhà Minh chuẩn bị khai quật lăng Minh Thành Tổ. Tất cả các địa cung trong 13 lăng đều chôn sâu ở nơi bí mật nhất trong lăng mộ, thăm dò mãi mà vẫn chưa tìm được đường vào lăng mộ. Sang năm thứ 2, ủy ban khai quật quyết định đào Hiến Lăng, nhưng cũng không tìm được lối vào.

Năm 1956, dưới sự tư vấn của Hạ Nãi, Trịnh Chấn, nhóm “khai quật” này đã quyết định chuyển mục tiêu sang Định Lăng. Không lâu sau đó, họ phát hiện một chỗ ở Định Lăng bị sụt lún, để lộ ra một cái lỗ. Sau khi biết Định Lăng có cái lỗ có thể chui vào được, Ngô Hàm phấn khích, lập tức viết thư cho Quách Mạt Nhược, sau đó lại báo cáo cho Chu Ân Lai. Chu Ân Lai đồng ý khai quật Định Lăng. Định Lăng ở dưới núi Đại Dục Sơn, là lăng mộ của hoàng đế thứ 13 nhà Minh là Thần Tông Hiển Hoàng Đế Chu Dực Quân, cũng chính là lăng mộ của Vạn Lịch Hoàng Đế và hai hoàng hậu Hiếu Đoan và Hiếu Tĩnh.

Định Lăng ở dưới núi Đại Dục Sơn, là lăng mộ của hoàng đế thứ 13 nhà Minh là Thần Tông Hiển Hoàng Đế Chu Dực Quân, cũng chính là lăng mộ của Vạn Lịch Hoàng Đế và hai hoàng hậu Hiếu Đoan và Hiếu Tĩnh.
Định Lăng ở dưới núi Đại Dục Sơn, là lăng mộ của hoàng đế thứ 13 nhà Minh, cũng chính là lăng mộ của Vạn Lịch Hoàng Đế và hai hoàng hậu Hiếu Đoan và Hiếu Tĩnh. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0).

Khai quật Định Lăng: sự việc kỳ dị không dứt

Sau khi Định Lăng chính thức bắt đầu khai quật đã xảy ra rất nhiều chuyện kỳ lạ: rất nhiều dân công sinh bệnh, nhiều phụ nữ thôn làng xung quanh phát điên kỳ lạ, về biểu hiện là có Thần linh mượn thân, nói không được đào lăng Hoàng đế. Người dân đều cho là điềm không lành, dân công lo lắng không yên. Nhưng người phụ trách cho rằng đó đều là “mê tín”, họ “không tin tà”.

Khởi đầu là khai quật địa cung, sự tình kỳ dị lại xuất hiện…

Tháng 5 năm 1956, vào một ngày đẹp trời, đột nhiên sét nổ giữa trời quang, một tiếng nổ lớn kèm theo một luồng điện đánh xuống. Sau đó phát hiện ra con thú đá tọa trấn ở góc phải trước mái hiên Minh Lâu bị sét đánh vỡ rơi xuống đất.

Con thú đá đã tọa trấn ở đó mấy trăm năm bình yên vô sự, lúc này bỗng dưng bị sét đánh vỡ nát, những dân công bỗng căng thẳng, nhiều người chột dạ nghĩ: đây có phải là Hoàng đế cảnh cáo họ không?”; “e là Hoàng đế hiển linh. Con thú tọa trấn này là canh giữ lăng cho Hoàng đế, lăng không giữ được, Hoàng đế nổi giận giáng sét đánh nó rồi!”.

Chưa tới nửa ngày sau đó, một tin tức càng đáng sợ hơn được truyền ra: dân công họ Cốc canh gác Định Lăng bị sét đánh chết, một dân công khác họ Trương cũng bị sét đánh trọng thương đã được đưa đi cấp cứu… Nhưng những sự việc này vẫn không ngăn cản được đội khảo cổ tiếp tục đào bới.

e là Hoàng đế hiển linh. Con thú tọa trấn này là canh giữ lăng cho Hoàng đế, lăng không giữ được, Hoàng đế nổi giận giáng sét đánh nó rồi!
E là Hoàng đế hiển linh. Con thú tọa trấn này canh giữ lăng cho Hoàng đế, lăng không giữ được, Hoàng đế nổi giận giáng sét đánh nó rồi! (Ảnh: Pexels).

Tháng 9 năm 1958, dưới sự dẫn dắt của chuyên gia khảo cổ Bạch Vạn Ngọc, một địa cung cao lớn bằng 2 tầng lầu đã được mở ra. Sau đó họ mở quan quách của Hoàng đế Vạn Lịch. Đây là quan quách hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc bị mở ra. Trong quan quách là từng tầng từng tầng đồ tùy táng bọc tơ lụa, mãi cho đến tầng thứ 11 thì thi thể Hoàng đế Vạn Lịch mới hiện ra. Thi thể tuy đã mục nát nhưng xương cốt vẫn còn nguyên vẹn, tóc mềm và bóng. Xung quanh thi thể đầy đồ ngọc, đồ vàng bạc và hàng trăm súc gấm lụa.

Quan quách của Hoàng đế, Hoàng hậu bị vứt bỏ: 7 người chết ly kỳ…

Ngày 30 tháng 9 năm 1959, ĐCSTQ quyết định xây dựng nhà bảo tàng trên vị trí vốn là Định Lăng. Sáng hôm đó, dân công Vương Khải Phát nhận được chỉ thị của Chủ nhiệm Văn phòng Nhà bảo tàng, nói rằng: “ngày 1 tháng 10 khai trương, quan quách phục chế đã làm xong rồi, quan quách cũ không dùng nữa, anh dẫn mấy người đến địa cung dọn dẹp, khiêng những quan quách ở đó ra để đón các lãnh đạo đến kiểm tra vệ sinh“. 

Thế là 3 bộ quan quách lớn bằng gỗ trinh nam, vân màu vàng, bị coi là rác thải và bị khiêng ra khỏi địa cung rồi quăng xuống rãnh núi.

Ngày quan quách bị vứt đi, nhà bảo tàng chính thức được thành lập, được treo tấm biển – do Quách Mạt Nhược đề chữ: “Nhà bảo tàng Định Lăng“. Nhà bảo tàng Định Lăng đã chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Không lâu sau, nông dân địa phương phát hiện ra những quan quách bị vứt ở rãnh núi. Họ bào lớp ngoài bị mục nát thì thấy bên trong là chất gỗ tốt rất rắn chắc và tinh tế, thế là họ tranh nhau lấy, kéo về nhà.

Một cặp vợ chồng già còn mời thợ mộc dùng gỗ trinh nam quý này để làm quan tài chuẩn bị cho hậu sự. Khi chiếc quan tài thứ nhất làm xong thì cụ bà tắc thở. Khi chiếc quan tài thứ hai vừa mới hoàn thành thì cụ ông cũng lìa đời, chỉ cách nhau chưa được nửa tháng.

Khoảnh khắc mở quan tài của vua thuộc nhà Minh tại Định Lăng.
Khoảnh khắc mở quan tài của vua thuộc nhà Minh tại Định Lăng. (Ảnh thuộc phạm vi công cộng).

5 tháng sau, sự việc ly kỳ hơn lại xảy ra…

Một cặp vợ chồng nông dân khác ở thôn Dụ Lăng lấy được mấy tấm gỗ quan tài rắn chắc, đem về nhà làm một chiếc tủ ngang lớn, đặt ở trong phòng ngoài.

Một ngày chủ nhật, vào buổi trưa, hai vợ chồng đi làm về đến nhà thì không thấy bốn đứa con đâu. Đi tìm một vòng rồi trở về nhà, bỗng phát hiện ra ở bên cạnh tủ có bốn đôi dép nhỏ. Họ mở cánh tủ ra thì thấy bốn đứa trẻ đang chèn sát nhau, đều tắc thở tử vong rồi. Ngón tay đứa nào cũng rớm máu, trên vách tủ đầy vết tay cào, đập. Bốn đứa trẻ ba nam một nữ, đứa lớn nhất 12 tuổi, đứa nhỏ nhất 5 tuổi. Sau khi công an địa phương đến điều tra, họ đưa ra kết luận là: “chết do ngạt thở, thiếu ô-xy“. Kỳ lạ là theo lẽ thường, cho dù bọn trẻ chui vào trong tủ thì khả năng bị ngạt thở chết ở trong là dường như bằng không.

Sau khi bốn đứa trẻ chết, cặp vợ chồng này lại sinh một con trai. Cậu con trai độc nhất này vừa tốt nghiệp phổ thông trung học không lâu thì một đêm, cậu nằm sấp trên tủ chết một cách ly kỳ, không xác định được nguyên nhân tử vong.

Những thôn làng xung quanh khu 13 lăng thường dùng tên lăng để đặt tên thôn. Người dân trong thôn thực tế chính là con cháu của những người canh giữ lăng thời xưa. Theo như cách nói trong dân gian, khi họ lấy các tấm gỗ quan tài của hoàng đế đem về nhà sử dụng thì sẽ bị báo ứng. Đồ của hoàng đế thì con cháu của những người từng canh giữ lăng và ngay cả những người bình thường đều không được tùy ý động vào, bởi vì không có đủ phúc để sử dụng. Trong mệnh của người ta đáng có được phúc báo gì thì hưởng phúc ấy. Người vô phúc mà thụ hưởng những thứ không đáng được thụ hưởng thì sẽ đem lại tai họa cho bản thân.

Trong mệnh của người ta đáng có được phúc báo gì thì hưởng phúc ấy. Người vô phúc mà thụ hưởng những thứ không đáng được thụ hưởng thì sẽ đem lại tai họa cho bản thân.
Trong mệnh của người ta đáng có được phúc báo gì thì hưởng phúc ấy. Người vô phúc mà thụ hưởng những thứ không đáng được thụ hưởng thì sẽ đem lại tai họa cho bản thân. (Ảnh: Pexels).

Thi hài hoàng đế, hoàng hậu bị “hồng vệ binh” đấu tố thiêu đốt

Thời Cách mạng Văn hóa, ở Trung Quốc khắp nơi trên cả nước dấy lên phong trào “phá tứ cựu”. 

Tháng 8 năm 1966, hồng vệ binh xông vào địa cung Định Lăng, lệnh cho nhân viên giữ kho của Nhà bảo tàng giao chìa khóa kho, họ nói: “Phải bắt Vạn Lịch để mở hội đấu tố“. 

Thế là trước hết xương cốt Hoàng đế Vạn Lịch và hai Hoàng hậu khi đó đã bị Sở nghiên cứu nhân loại cổ đại, Sở nghiên cứu xương sống cổ đại thuộc Viện Khoa học Trung ương đem về, trải qua một năm “nỗ lực”, họ đã phục chế thành ba bộ hài cốt hoàn chỉnh.

Sau đó Hồng vệ binh còn liên hệ với các đơn vị ở khu vực lăng, yêu cầu họ cử người đến tuyên bố ủng hộ. 

Tháng 8 năm 1966, một hôm vào lúc 2 giờ chiều, Ban quản lý lăng cùng nhiều cơ quan, tổ chức khác như: hợp tác xã mua bán, lâm trường, trạm lương thực, trường học và nông dân vùng phụ cận, hồng vệ binh, học sinh… tấp nập đến Định Lăng tham gia “Hội đấu tố”. 

Trên quảng trường Viên Nội, người đông như biển. Hồng vệ binh khiêng ba bộ hài cốt của Hoàng đế Vạn Lịch và hai Hoàng hậu ra, hô lớn giọng kích động: “Quét sạch tất cả quỷ trâu Thần rắn. Đả đảo đầu sỏ giai cấp địa chủ Vạn Lịch. Tiến hành triệt để Đại cách mạng Văn hóa giai cấp vô sản!…

Hài cốt của người đã chết gần 400 năm đã trở thành đối tượng “đấu tố”. Nhân viên Nhà bảo tàng Định Lăng có mặt khi đó sau này đã hồi tưởng lại rằng: Ba bộ hài cốt đặt ngay ngắn cùng nhau, hài cốt Vạn Lịch ở giữa, hai Hoàng hậu ở hai bên. Xung quanh chất đầy các bức tranh chân dung Hoàng đế và Hoàng hậu và các tài liệu ảnh để làm “tội chứng”. Tất cả chuẩn bị đâu vào đấy xong, hồng vệ binh hô lớn: “Cách mạng bây giờ bắt đầu”.

Ba bộ hài cốt đặt ngay ngắn cùng nhau, hài cốt Vạn Lịch ở giữa, hai Hoàng hậu ở hai bên. Xung quanh chất đầy các bức tranh chân dung Hoàng đế và Hoàng hậu và các tài liệu ảnh để làm "tội chứng".
Ba bộ hài cốt đặt ngay ngắn cùng nhau, hài cốt Vạn Lịch ở giữa, hai Hoàng hậu ở hai bên. Xung quanh chất đầy các bức tranh chân dung Hoàng đế , Hoàng hậu và các tài liệu ảnh để làm “tội chứng”.

Lời nói vừa dứt, hơn chục thanh niên cường tráng dùng đá ném hết sức vào hài cốt. Một trận mưa đá: “bịch bịch bịch…” vang lên, ba bộ hài cốt bị ném tan nát.

Sau đó họ nhóm lửa thiêu đốt đống hài cốt tan nát đó. Ngọn lửa rực cháy, hài cốt và rất nhiều văn vật quý hiếm đã trở thành biển lửa.

Bỗng nhiên mặt đất vang lên một tiếng nổ lớn, một tiếng sấm rền. Bầu trời vừa nãy còn trong xanh nhìn thấu vạn dặm bỗng trút xuống một cơn mưa lớn. Cơn mưa lớn nhằm thẳng vào đống lửa đang thiêu đốt hài cốt trút xuống. Tất cả mọi người có mặt đều tận mắt chứng kiến cảnh tượng này.

Sau này, những kẻ chủ mưu và đám hồng vệ binh từng tham gia vào việc thiêu hủy hài cốt của Hoàng đế Vạn Lịch và hai Hoàng hậu đa phần đều gặp bất hạnh.

Rất nhiều người đề nghị hoặc tham gia khai quật Định Lăng đều có kết cục thê thảm…

Khoảng thời gian đó, những ai từng trực tiếp tham gia khai quật Định Lăng và những nhân vật ký tên trong “Báo cáo xin khai quật lăng nhà Minh” đều bị tai họa liên miên.

Ngô Hàm – người chủ trương đào phá lăng mộ thì người chết nhà tan, vợ con ly tán. Ông ta sau này tự sát trong tù, trước khi chết tóc bị nhổ hết.

Trịnh Chấn Đạc ban đầu có ý kiến phản đối khai quật, sau thấy lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ đã chỉ thị, ra quyết định khai quật; ông ta bèn đảm nhiệm chức tổng chỉ huy khai quật. Năm 1958, Trịnh Chấn Đạc đi thăm nước ngoài, giữa đường máy bay gặp sự cố và rơi xuống. Ông ta bị mất mạng, ngay cả một mảnh xương cũng không còn.

Nhiếp ảnh gia Lưu Đức An phụ trách chụp ảnh trong quá trình khai quật. Ông ta đã từng đích thân đến hiện trường mở quan tài, chụp bức ảnh mở quan tài đầu tiên. Sau này ông ta thần kinh bất thường, tự treo cổ chết.

Những người "vô Thần" thường không tin vào quỷ Thần, tuy nhiên tâm linh là một phạm trù hết sức siêu thường và không thể xem nhẹ.
Những người “vô Thần” thường phủ định sự tồn tại của quỷ Thần, tuy nhiên họ vẫn luôn cầu mong được Thần Phật phù hộ giúp đỡ khi gặp nạn. (Ảnh: Pexels).

Đặng Thác, người tham gia ký tên báo cáo xin khai quật cũng tự treo cổ chết trong Cách mạng Văn hóa.

Bạch Vạn Ngọc, chuyên gia khảo cổ tham gia khai quật bị xuất huyết não chết.

Quách Mạt Nhược có 2 con trai đều tự sát.

Trương Tô bị đưa đến trại cải tạo ở Hồ Bắc, thân bại danh liệt.

Bảo tàng Định Lăng: đại đa số là sản phẩm phục chế

Vật tùy táng trong địa cung của Định Lăng cực kỳ phong phú, theo công bố là có trên 3000 văn vật khai quật được ở địa cung Định Lăng. Thực ra rất nhiều vật phẩm và tơ lụa năm đó đã không được ghi chép, đăng ký. Sau khi Định Lăng bị đội khảo cổ vội vàng mở ra, môi trường chân không bị phá hoại, rất nhiều vật phẩm tơ lụa hoa lệ do tiếp xúc với không khí đột ngột nên trong chốc lát đã bị ô-xy hóa thành tro.

Long bào lụa khách ti của vua Vạn Lịch khi khai quật năm 1958 đã bắt đầu bị các-bon hóa ngay tại hiện trường. Kỹ thuật dệt lụa khách ti làm long bào bị thất truyền đã lâu. Công nghệ dệt lụa khách ti rất phức tạp, người thợ dệt thành thục cũng chỉ có thể mỗi ngày dệt được một thốn (khoảng 3 cm). Một chiếc áo dài bằng lụa khách ti cần dệt liên tục 10 năm mới hoàn thành. Đáng tiếc là báu vật như vậy lại bị hủy hoại trong chốc lát.

Sau này, bởi những nhân viên khảo cổ đã sử dụng thuốc bảo quản sai lầm khiến các sản phẩm tơ lụa còn giữ lại được cũng bị biến cứng, không thể nào trải ra được. 

Một bản sao vương miện thời nhà Minh được phục chế từ bản gốc được khai quật ở Định Lăng.
Một bản sao vương miện thời nhà Minh được phục chế từ bản gốc được khai quật ở Định Lăng.

Nửa năm sau, 800 súc vải tơ lụa cao cấp nhất đời Minh khai quật được đã bị hủy hoại hoàn toàn. Những sản phẩm đồ gỗ, giấy và lụa còn lại sau đó bị đưa vào phòng bình thường của Bảo tàng Định Lăng, trải qua nhiệt độ nóng lạnh, hơi ẩm 60 năm đã khiến các văn vật bị tổn hại cực lớn. Những sản phẩm lụa ban đầu tươi sáng đa phần đều biến thành đen thui, rách nát. Long bào của vua Vạn Lịch thì những vị trí gấp đã thành màu đen, bị rách, toàn bộ đã bị mềm, dễ vỡ…

Ngày nay, trong Bảo tàng Định Lăng có đặt quan quách của Hoàng đế Vạn Lịch và hai Hoàng hậu, thực chất đó chỉ là đồ phục chế, quan quách gốc đã bị hủy mất rồi, hài cốt cũng không còn. Các văn vật khác thì tuyệt đại đa số đều là đồ phục chế, mô phỏng lại những văn vật từng được khai quật năm xưa.

Tương truyền khi vua Vạn Lịch xây dựng Định Lăng đã đào được một tảng đá lớn, là điềm không lành, là đại kỵ của phong thủy. Nhưng vua Vạn Lịch không muốn chuyển địa điểm khác để xây dựng lại. Có lẽ vì thế mà gây ra họa hoạn mấy trăm năm sau, khiến Định Lăng không được bình yên.

Còn nhiều người dân bị tiêm nhiễm bởi thuyết vô Thần nên đã tham lam, thấy lợi quên đạo nghĩa, tùy tiện đào mộ, hủy hoại văn vật, thực tế là những hành động phá hoại, thương thiên hại lý. Một số người vì thế mà đã phải chịu quả báo, quả thực rất đáng buồn.


Theo :NTD