Một nghiên cứu do NASA tài trợ đã khám phá ra rằng các nền văn minh cổ đại tiên tiến tồn tại trên Trái Đất hàng ngàn năm trước đã dễ dàng bị sụp đổ, và nền văn minh ngày nay của chúng ta cũng như vậy.
Đã bao nhiêu lần bạn được nghe trong sử sách về một siêu cường quốc có nền văn minh phát triển mạnh mẽ và đến một lúc nào đó không thể kiểm soát được, khiến nó bị sụp đổ hoàn toàn? Có thể bạn nghĩ điều này không được nói đến trong sách lịch sử, nhưng đó là sự thật.
Nhìn lại dòng chảy lịch sự, cụ thể là vào thế kỳ 18 bạn sẽ thấy nước Pháp được xem là một siêu cường quốc. Lúc đó, văn hóa nước Pháp phát triển rất nhanh, cuối cùng họ cảm thấy mình có uy thế và bắt đầu hành động vô trách nhiệm. Với thuộc địa rộng lớn trên thế giới, quốc gia này đã chi tiêu thiếu kiểm soát, hậu quả là ngân sách bị thâm hụt nghiêm trọng, khiến họ phải vay nợ
Hệ lụy xấu đã xảy ra, đồng tiền của Pháp giai đoạn này rớt giá thảm khốc và tình hình đất nước trở nên rối loạn hơn bao giờ hết. Mặc dù Pháp không bị sụp đổ hoàn toàn nhưng đây chính là một bằng chứng thực tế về một mô hình hỗn loạn nhỏ hiện diện trong xã hội ngày nay.
Những nhà nghiên cứu tin rằng, sự hỗn loạn cũng hiện diện trong nhiều nền văn minh của nhân loại trải dài từ hàng ngàn năm trước. Thực tế trong quá khứ có rất nhiều nền văn hóa và nền văn minh giống như nước Pháp, tự tạo ra sự hỗn loạn dẫn đến sụp đổ hoàn toàn.
Tiếp tục lật giở những trang sử của nhân loại trong 3000 – 5000 năm qua, ta sẽ không khó để nhận ra rằng, bất kể nền văn minh tiên tiến và tinh vi như thế nào cũng có thể dễ dàng bị sụp đổ, và nền văn minh của chúng ta ngày nay cũng vậy.
Mặc dù giữa xã hội ngày trước và hôm nay đã có nhiều sự khác biệt, nhưng nhân loại luôn phát triển theo một quy luật là thành – trụ – hoại – diệt. Nó khiến con người phải đặt ra câu hỏi về tính bền vững của nền văn minh của chúng ta.
Nếu nhìn lại khoảng thời gian hơn 10.000 năm trước, ta sẽ khám phá ra rằng có rất nhiều nền văn minh tiên tiến trước cả nền văn minh Inca, Olmec và Ai Cập cổ đại đã từng tồn tại trên Trái Đất. Nhưng cuối cùng tất cả đã biến mất một cách bí ẩn và không để lại bất kỳ dấu vết nào.Trong đó, điển hình là nền văn minh của người Maya cổ đại từng thống trị hành tinh này. Nó được phát triển mạnh mẽ trong những khu rừng nhiệt đới của Mexico, Guatemala, Belize ngày nay, với hệ thống chữ viết duy nhất được phát triển ở Mỹ La Tinh vào thời cổ đại.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thực tế người Maya đã có các bước đi tân tiến trong nền văn minh của mình, trước cả những con người hiện đại ở khu vực châu Âu.
Họ đã biết sử dụng cao su để tạo ra các sản phẩm khác nhau từ 3.000 năm trước, khi mà rất nhiều quốc gia cổ đại cùng thời còn chưa biết vật liệu này là gì.
Người Maya đã tạo ra các di tích, kim tự tháp, thành phố cổ, hệ thống chữ viết kỳ lạ, nhưng cuối cùng nền văn minh này cũng chịu chung số phận với những nền văn minh khác: Biến mất một cách bí ẩn!
Ngoài ra, những nhà khoa học còn tìm thấy rất nhiều mô hình tương tự trong các nền văn minh cổ đại khác nhau, bị sụp đổ và biến mất.
Một nghiên cứu được NASA tài trợ đã cung cấp bằng chứng rằng, các nền văn hóa cổ đại đều xuất hiện sự hỗn loạn trước khi biến mất.
Trong báo cáo nghiên cứu của mình, nhà toán học ứng dụng Safa Motesharri và mô hình “Con người và thiên nhiên” của ông cho rằng: “Quá trình phát triển và sụp đổ của các nền văn minh thực sự là một chu kỳ được lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử”.
“Sự sụp đổ của Đế Chế La Mã và những người Hán, Mauryan, Đế Chế Gupta cùng rất nhiều đế quốc cai trị Lưỡng Hà đều là minh chứng cho những nền văn minh tiên tiến, hiện đại, sáng tạo nhưng cững vừa mong manh vừa vô thường”.
Như vậy rõ ràng trong mỗi một nền văn minh sẽ có một chu trình phát triển mang tính tuần hoàn và lặp lại là thành – trụ – hoại – diệt. Theo đó, chúng sẽ có thời kỳ hình thành, phát triển rực rỡ để rồi xảy ra những hỗn loạn và dẫn đến suy tàn. Liệu rằng nền văn minh của con người hiện đại ngày nay rồi cũng sẽ như thế?
Uniwriter, theo Ancient Code, Tinhhoa