Con người ở trong mê nên có vấn đề tôn thờ tư duy quốc gia, dân tộc chủ nghĩa, cũng bởi do thiếu hiểu biết về ý nghĩa sinh mệnh trong Luân Hồi. Trăm năm đời người thực ngắn ngủi, ta là ai và ai vốn là ta? Tổ quốc kia đời này đầy thương mến, hỏi đời sau có phải ngoại bang? 

Thanh Thế Tổ Thuận Trị sinh ra tại Thịnh Kinh, lúc đó là kinh đô của người Mãn Châu. Năm 6 tuổi ông được Đa Nhĩ Cổn đưa lên kế vị ngai vàng, trở thành hoàng đế nhà Thanh đầu tiên cai trị trên toàn cõi Trung Hoa. Câu chuyện chuyển sinh ly kỳ của ông cho chúng ta thấy cái gọi là tinh thần quốc gia, dân tộc chủ nghĩa chẳng qua chỉ là định kiến hẹp hòi của phần lớn nhân loại vốn chìm đắm trong cõi mê mà thôi.

Kết quả hình ảnh cho núi nga mi
Tổ Quốc ơi, trăm năm cũng xa người… (Ảnh minh họa: Internet)

Câu chuyện luân hồi chuyển kiếp của vị cao tăng trên núi Nga Mi

Tương truyền rằng vào cuối nhà Minh, có một vị cao tăng lên núi Nga Mi dựng lều tranh làm nơi ở ẩn. Lão tăng quanh năm không bao giờ xuống núi, không ăn uống mà chỉ một mực ngồi trên Bồ đoàn tọa thiền.

Về sau này có một tiểu hòa thượng xin theo ở cùng cao tăng. Tiểu hòa thượng thỉnh thoảng xuống núi mua gạo nấu cơm. Cuộc sống cứ như vậy trôi qua, cao tăng ngồi tọa thiền cũng được hơn 10 năm trời.

Một ngày, cao tăng bỗng nhiên xuất định, mở mắt to và nói với tiểu hòa thượng: “Con ở đây cho tốt, ta phải đi rồi!”

Tiểu hòa thượng không đành lòng để Sư phụ rời đi liền nắm lấy vạt áo của sư phụ và khóc lớn. Cao tăng nói: “Con đừng như vậy!”

Sau đó ông lấy trong tay áo của mình ra một bức tranh được cuộn tròn và mở ra cho tiểu hòa thượng xem. Trong bức tranh vẽ chân dung một người rất giống cao tăng, từ ánh mắt đến khuôn miệng nhưng lại không có hai hàng lông mi. Cao tăng nói với tiểu đệ tử: “Con hãy giữ kín bức tranh này, ta phải đi rồi. Mười hai năm sau, con hãy mang bức tranh này xuống núi tìm ta. Nếu như có người muốn xem tranh, con hãy cho họ xem. Nếu có người xem tranh và vẽ thêm lông mi vào bức chân dung này, thì đó chính là ta.”

Không lâu sau, Trương Hiến Trung đến Tứ Xuyên và sát hại nhân dân đến nỗi gần như không còn ai sống sót. Tiểu hòa thượng tuân theo lời căn dặn của cao tăng, một mực không xuống núi vì thế mà thoát khỏi kiếp nạn này. Sau này, Thuận Trị Đế đăng cơ, thời hạn mười hai năm như lời căn dặn của Cao tăng cũng đã đến.

Tiểu hòa thượng lúc này bình an xuống núi, đi khắp thiên hạ tìm kiếm sư phụ, trăn trở đi vân du suốt mười hai năm nhưng vẫn không tìm được.

Về sau, tiểu hòa thượng đến Bắc Kinh xin ăn, gặp đúng lúc Thuận Trị Đế đến vùng ngoại ô săn bắn thú rừng. Tiểu hòa thượng không biết nhóm người đi săn thú ấy là Hoàng đế và người trong Hoàng cung, nên khi nhớ tới lời căn dặn của sư phụ thì lập tức tiến đến trước xe của Hoàng đế, thỉnh cầu Thuận Trị xem tranh.

Câu chuyện luân hồi chuyển kiếp của vị cao tăng trên núi Nga Mi

Chân dung Thuận Trị Đế – vị Hoàng đế nhà Thanh (Ảnh: wikipedia.org)

Đám Thị Vệ ngay lập tức đến bắt tiểu hòa thượng vì cả gan dám mạo phạm Hoàng đế, nhưng Thuận Trị Đế kịp thời ngăn lại. Tiểu hòa thượng mở bức tranh ra mời Thuận Trị Đế xem. Không ngờ, vừa nhìn thấy bức tranh, vị Hoàng đế nói: “Ồ! Bức tranh này vì sao lại không vẽ lông mi?”

Sau đó, Hoàng đế lập tức sai người mang bút lông đến rồi đích thân vẽ hai hàng lông mi lên bức chân dung ấy. Tiểu hòa thượng khóc nức nở, quỳ sụp xuống đất bái lạy và kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Thuận Trị Đế nghe. Thuận Trị Đế nghe xong liền bừng tỉnh đại ngộ: “Hóa ra, kiếp trước mình chính là vị cao tăng trên núi Nga Mi.”

Tương truyền rằng, sau đó không lâu, Thuận Trị Đế đã từ bỏ ngai vàng để đến núi Phổ Đà ẩn cư tu hành cùng tiểu hòa thượng năm xưa. Về sau này, Hoàng đế Khang Hy đến Trường Giang, mục đích là để tìm kiếm tung tích của Hoàng đế Thuận Trị.

Truyền thuyết cao tăng trên núi Nga Mi chuyển sinh thành Hoàng đế Thuận Trị tuy rằng không được ghi trong chính sử, nhưng được dân gian lưu truyền khắp Trung Hoa cho đến thời nay.

Người tu luyện chân chính tuy thân thể ở cõi hồng trần nhưng lòng lại đang ở cõi bồng lai tiên cảnh. Một khi nhận ra ý nghĩa của sinh mệnh, thì những tiền tài vật chất, danh vọng kia không thể níu giữ chân họ trở về với con đường tu luyện mà họ đã lựa chọn. Đạo lý này cũng giống như câu chuyện của Hoàng đế Thuận Trị vậy.

Mai Trà biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Theo daikynguyenvn.com

>> Ni cô Đài Loan đã tròn tâm nguyện khi tìm được Đại Pháp