Ngày 23 tháng 9 vừa qua, khi Phiên họp thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra một loạt các Hội nghị Thượng đỉnh tại New York, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc mít-tinh trên Quảng trường Dag Hammarskjöld Plaza để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại kéo dài 20 năm ở Trung Quốc.

b7dae04d99baa68e6c0d00abf23ff884.jpg

3346d208b19e9b2eea8f56edc12a1591.jpgCác học viên trình diễn các bài công pháp và giương biểu ngữ trên Quảng trường Dag Hammarskjöld Plaza trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc, hôm 23 tháng 9 năm 2019.

Trên Quảng trường Dag Hammarskjöld Plaza và dọc theo Đại lộ 2, giữa hai đường 44 và 52, các học viên đã trưng bày các biểu ngữ với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý.” Cuộc kháng nghị ôn hòa của họ kéo dài từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Một số học viên tọa thiền, một số giương biểu ngữ, trong khi những học viên còn lại trò chuyện với người qua đường và phát tờ rơi.

Kêu gọi giải cứu người thân

Bà Tiêu Nham Băng, một kỹ sư nghỉ hưu của Đại học Lý Công Thẩm Dương, cho biết chồng bà là ông Vu Xuân Sinh đã bị bắt tại một ga tàu vào hôm 19 tháng 6. Ông Vu, một giáo sư kiêm chủ nhiệm khoa của trường đại học, đã bị bắt giữ nhiều lần chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

“Ông Vu đã bị đưa đến trại tạm giam Cảnh sát Đường sắt Thẩm Dương hơn ba tháng trước, nhưng đến nay gia đình chúng tôi vẫn chưa có tin tức gì về ông ấy cả,” bà Tiêu cho biết, tất cả các yêu cầu thăm thân đều bị từ chối. Gần đây, bà được biết các quan chức đã lên kế hoạch đưa chồng bà đến viện kiểm sát. “Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với ông ấy và tôi hết sức lo lắng,” bà Tiêu nói.

Sau khi trò chuyện với một người về Pháp Luân Công vào năm 2004, ông Đới Mẫn, cựu thanh tra y tế ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, đã bị mất việc và bị giam giữ. “Trong suốt 15 năm qua, các học viên khác và tôi đã bị bắt và giam giữ nhiều lần. Trong đó có một người đã qua đời chỉ một ngày sau khi giam giữ do bị tra tấn,” ông Đới nói.

Cô Uyển Hiểu Lê, một học viên mới chuyển đến New York, cho biết em gái của cô gần đây đã bị giam giữ. “Hôm 11 tháng 9, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ các quan chức Đường sắt Cáp Nhĩ Tân, nói rằng họ đang giam giữ cô ấy. Tôi đã rất ngạc nhiên vì lúc trước cảnh sát đã thông báo rằng em gái tôi đến chỉ để khám sức khỏe. Cô Uyển hy vọng cộng đồng quốc tế có thể trợ giúp giải cứu em gái mình.

cad9901c2773acf17865d29f572b95d3.jpgNgười qua đường dừng chân tìm hiểu về Pháp Luân Công

20398c058141a829aae7fc7531831021.jpgCác học viên trưng bày biểu ngữ trên Đại lộ 2

1e504ad94a767756cf5468962df7632d.jpgNhững chiếc xe hơi với áp phích “Pháp Luân Đại Pháp hảo”

Nói không với bức hại tôn giáo

Ông Alan Adler, Giám đốc điều hành của Hội Những người bạn của Pháp Luân Công, lưu ý rằng đã 20 năm kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999 ở Trung Quốc. Ông nói: “Và cuộc đàn áp này vẫn còn tiếp diễn cho đến hôm nay. Đây là một trong những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại tính theo số lượng học viên phải chịu ảnh hưởng của các thủ đoạn tra tấn tàn bạo.”

Ông Adler hy vọng nhiều nhà lãnh đạo thế giới tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và các hội nghị thượng đỉnh sẽ giúp chấm dứt những hành động tàn bạo này. Hôm 23 tháng 9, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu tại phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với “lời kêu gọi toàn cầu bảo vệ tự do tôn giáo”, khiến ông trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên triệu tập một cuộc họp về tự do tôn giáo tại Liên Hợp Quốc.

Đầu năm nay, Tổng thống Trump đã có buổi gặp mặt với 27 người sống sót sau cuộc bức hại tôn giáo đến từ 17 quốc gia. Trong số đó có bà Trương Ngọc Hoa, một học viên Pháp Luân Công đến từ Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ gặp một học viên bị bức hại tại Nhà Trắng. Ngoài ra, Phó Tổng thống Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã có nhiều bài phát biểu lên án những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Adler cũng đề cập đến Đạo luật Magnitsky, một dự luật được chính phủ Hoa Kỳ thông qua vào năm 2012. Năm 2016, Quốc hội ban hành Đạo luật Magnitsky Toàn cầu cho phép chính phủ Hoa Kỳ xử phạt bất kỳ quan chức chính phủ nước ngoài nào vi phạm nhân quyền. Việc trừng phạt này bao gồm cấm nhập cảnh cũng như đóng băng tài sản và giao dịch tài chính.

“Luật pháp về vấn đề này đã được ban hành. Nếu nó được thực thi rộng rãi chống lại những kẻ vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, tác động sẽ là rất lớn,” ông Adler giải thích.

 

Theo Minh Huệ Net