Sự độc hại của truyền thông định hướng là tìm cách bưng tai bịt mắt dân chúng, nhồi nhét vào đầu họ những điều giả dối, lặp đi lặp lại một cách chủ ý, khiến người ta tin điều giả dối đó như là sự thật, người xưa gọi đó là ‘Lộng giả thành chân’, cộng sản Trung Quốc rất giỏi chiêu này.
Lừa dối dân chúng chính là đưa họ đến chỗ nguy hiểm. (Ảnh minh họa: Internet)
5 lời tuyên truyền xuyên thế kỷ của Trung Quốc
Tuyên truyền của Trung Quốc là minh chứng rõ nhất cho triết lý của Hitler: “Một lời nói dối đủ lớn, lặp đi lặp lại đủ nhiều, người ta sẽ tin nó”.
Nhờ sức mạnh của tuyên truyền, Trung Quốc tránh được sự chú ý của công luận đối với cuộc đàn áp Pháp Luân Công, mãi đến gần đây khi các nhà điều tra phanh phui tội ác mổ cướp nội tạng của chính quyền nước này.
Năm 1992, Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) được ông Lý Hồng Chí truyền dạy ra công chúng. Môn khí công thuộc trường phái Phật gia này nhanh chóng phát triển khắp Trung Quốc qua phương thức người truyền người về những lợi ích sức khỏe và tinh thần mà họ đạt được.
Tuy nhiên, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” đối với nhóm người tu luyện ôn hòa này.
Gắn liền với cuộc đàn áp là 5 lời tuyên truyền được tung ra trên khắp thế giới từ cuối thế kỷ trước đến nay.
1. Pháp Luân Công là tà giáo?
Trong khi Pháp Luân Công được tự do tập luyện và đón nhận trên khắp thế giới, chính quyền Trung Quốc lại gọi đây là tà giáo.
Nhận định về lời tuyên truyền này của Trung Quốc, bà Julie Ching thuộcViện Nghiên cứu Châu Á, Đại học Toronto (Canada) cho rằng khái niệm ‘tà giáo’ đã bị định nghĩa bởi một chính phủ vô thần “trên cơ sở chính trị, chứ không phải bằng một thẩm quyền tôn giáo nào cả“.
Bà Sara Cook, Chuyên gia Nghiên cứu Cấp cao về Đông Á của Tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) nhận định: “ĐCSTQ và các quan chức Trung Quốc thường khẳng định rằng cần phải cấm Pháp Luân Công vì đó là một ‘tà giáo’ có một ảnh hưởng bất chính đối với xã hội. Những cáo buộc này là vô căn cứ khi được xem xét tại Trung Quốc, cũng như khi xét đến sự phổ biến của Pháp Luân Công ở những nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Đài Loan vốn có nền dân chủ.”
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tại Quảng trường Tự do, thành phố Đài Bắc, Đài Loan vào ngày 28/11/2015.
2. Pháp Luân Công không cho uống thuốc, không cho đi bệnh viện?
Lời tuyên truyền này của chính quyền Trung Quốc không có cơ sở. Trong các sách của Pháp Luân Công không có câu nào nói người tập không được uống thuốc hay không được đi bệnh viện. Điều mà Pháp Luân Công giảng là phải từ bỏ những tư tưởng xấu, những mối lo nghĩ, gồm cả mối lo về bệnh tật. Pháp Luân Công chỉ ra mối quan hệ giữa thân bệnh và tâm bệnh, đồng thời đề xuất tu tâm dưỡng tính theo tiêu chuẩn Chân, Thiện, Nhẫn để đạt tới nội tâm an hòa, đạo đức trong sạch, tâm có an thì bệnh mới khỏi.
3. Pháp Luân Công làm mê tín?
Cáo buộc ‘làm mê tín’ đã trở thành một công cụ chính trị của chính quyền Trung Quốc khi muốn loại bỏ nhóm người nào đó. Trước kia, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng dùng đến công cụ này khi tiến hànhđàn áp Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và những giá trị truyền thồng cổ xưa khác.
Là môn khí công thuộc trường phái Phật gia, Pháp Luân Công giảng về đức và nghiệp, thiện ác hữu báo, và trở thành nạn nhân tiếp theo bị chụp mũ ‘làm mê tín’.
Tuy nhiên, những điều này không có gì là mê tín. Xét về góc độ nhân văn, chính những tín ngưỡng vào Thần, Phật, nhân quả đã duy trì đạo đức của con người suốt hàng nghìn năm. Xét về góc độ khoa học, còn có nhiều điều khoa học hiện đại chưa lý giải được, nên cũng không thể coi những điều chưa biết là mê tín. Một số hiện tượng kỳ bí trong khí công đã được khoa học kiểm chứng, nhưng chưa lý giải được. Ví dụ, các khí công sư có thể phát xuất ra năng lượng lớn hơn người thường gấp nhiều lần, trong đó có cả sóng hạ âm, siêu âm, tia hồng ngoại, tử ngoại, neutron…
“Đa số các học viên Pháp Luân Công đều là các công dân ôn hòa, tuân thủ pháp luật, và không có gì có thể biện minh cho những vi phạm nhân quyền mà họ phải chịu đựng” – Bà Sidney Jones, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
4. Pháp Luân Công khuyến khích tự tử?
Chính quyền Trung Quốc đã dàn dựng một vụ tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn và tuyên truyền rằng các học viên Pháp Luân Công tự sát. Giới phân tích quôc tế đã phát hiện video tự thiêu này là giả mạo.
Việc tự tử cũng không có cơ sở khi xét đến nội dung các bài giảng trong Pháp Luân Công, vốn được công bố miễn phí trên mạng. Cụ thể, cuốnChuyển Pháp Luân giảng rằng người luyện công không được sát sinh. Trong các bài giảng khác, Pháp Luân Công cho rằng tự sát cũng được coi là sát sinh và là một tội lớn. Vậy nếu theo lời giảng này, thì không thể có chuyện học viên Pháp Luân Công tự sát.
Cảnh tập Pháp Luân Công thường thấy tại Trung Quốc trước cuộc đàn áp.
5. Pháp Luân Công làm chính trị?
Làm chính trị là một cụm từ đáng sợ ở Trung Quốc. Bất kể nhóm người nào bị gán mác là ‘làm chính trị’ thì có thể trở thành đối tượng bị trừng trị, và khiến nhiều người dân mặc định rằng đó là nhóm người xấu. Trong khi khái niệm ‘làm chính trị’ ở các nước dân chủ phương Tây không có ý nghĩa tiêu cực, thì cụm từ này đã trở thành một công cụ đàn áp của Trung Quốc khi họ muốn tiêu diệt một nhóm người nào đó.
Không chỉ là ‘làm chính trị’, trong một số văn bản, Trung Quốc còn tuyên bố rằng Pháp Luân Công là tổ chức khủng bố. Nhận định về cáo buộc này, bà Sidney Jones, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng: “Nỗ lực của Trung Quốc nhằm đánh đồng Pháp Luân Công với những phần tử khủng bố thật là lố bịch. Đa số các học viên Pháp Luân Công đều là các công dân ôn hòa, tuân thủ pháp luật, và không có gì có thể biện minh cho những vi phạm nhân quyền mà họ phải chịu đựng.”
Trong các bài giảng về Pháp Luân Công, đặc biệt trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp và Tinh Tấn Yếu Chỉ, ông Lý Hồng Chí nhiều lần nhấn mạnh rằng các học viên Pháp Luân Công không được tham gia các hoạt động đấu tranh chính trị, người nào tham dự chính trị thì không được coi là học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Các em nhỏ tập Pháp Luân Công tại San Francisco (Mỹ) vào ngày 15/10/2014.
Tuy vậy, sự phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc đã gợi lên mối lo ‘làm chính trị’ trong một bộ phận Đảng viên vốn e sợ và muốn kiểm soát các nhóm dân. Thế nên, rải rác tại các phương, các học viên Pháp Luân Công bị sách nhiễu và bắt bớ. Và phản ứng của họ là: thỉnh nguyện hòa bình. Vào ngày 25/4/1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa tại khu trụ sở các cơ quan lãnh đạo ở Trung Nam Hải để đề nghị chính quyền trả tự do cho các học viên bị bắt giữ bất hợp pháp ở Thiên Tân.
Một số người đại diện cho Pháp Luân Công đã được gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ. Sau khi lắng nghe những người biểu tình, ông Chu nói rằng chính phủ không chống lại Pháp Luân Công, đồng thời hứa sẽ thả các học viên ở Thiên Tân. Khi biết tin, đám đông bên ngoài đã lặng lẽ giải tán trong hòa bình.
Nhận định về cuộc thỉnh nguyện 25/4, ông Benjamin Penny, Chuyên gia nghiên cứu tại Thư viện Quốc gia Australia cho rằng: “Phản ứng này của Pháp Luân Công là để có được lời đính chính từ giới lãnh đạo của đất nước, thông qua việc đi tới chỗ các lãnh đạo, và rất nhẹ nhàng và lịch sự đề nghị rằng họ sẽ không bị đối xử thô bạo như vậy nữa”.
Tuy nhiên, ông Giang Trạch Dân lại nhìn nhận cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này là một sự kiện chính trị nghiêm trọng và lấy lý do Pháp Luân Công làm chính trị để ra lệnh đàn áp.
Bộ máy đàn áp Pháp Luân Công mà ông Giang gây dựng vẫn liên tục hoạt động cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, cuộc bức hại này sắp đến hồi kết thúc và những lời tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc đang dần mất tác dụng. Thế giới đang ngày càng biết đến sự thật về Pháp Luân Công và tội ác mổ cướp nội tạng của Trung Quốc.
Mai Lan & Mã Lương
Theo daikynguyenvn.com
>> Diễn đàn TED thuyết trình về nạn mổ cướp nội tạng sống tại Trung Quốc