Ngày 13/1, Ngô Hoa Yến là nữ sinh viên đại học tại Quý Châu (Trung Quốc), đã chết vì không có tiền chữa trị bệnh tật khi mới 24 tuổi. Cái chết của cô sinh viên đã lật tẩy những tuyên truyền “thoát nghèo” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Vào tháng 10/2019, cuộc sống nghèo khó của Ngô Hoa Yến nhận được sự chú ý từ xã hội sau khi được báo chí đưa tin. Bà và cha Ngô Hoa Yến đã qua đời vì không có tiền trị bệnh, cô từng nói: “Tôi không muốn trải qua cảm giác chờ chết vì nghèo một lần nữa”.

Thật không may, mong muốn của cô không thể trở thành hiện thực, “chiếc thuyền đầy quần áo và đồ ăn” mà cô hy vọng đã cách cô quá xa. Nhiều cư dân mạng rơi nước mắt thương tiếc cho Ngô Hoa Yến. Tuy nhiên, sự ra đi của cô có lẽ chẳng thể lay động đến ĐCSTQ, cũng không ảnh hưởng đến luận điệu “Vĩ đại – Quang vinh – Chính xác” mà đảng vẫn tuyên truyền.

Gần đây, để kỷ niệm 70 năm thành lập chính quyền, ĐCSTQ cao giọng khoe khoang việc phát triển kinh tế và “tạo hạnh phúc cho nhân dân”. Trong vài tháng qua, truyền thông Đảng liên tiếp tuyên truyền việc “tăng tốc thoát nghèo và chuyển sang xã hội khá giả”. Thế nhưng, bi kịch của Ngô Hoa Yến đã lật tẩy những lời dối trá của chính quyền và khiến người ta phải suy nghĩ một cách sâu sắc hơn.

Ngày 30/10/2019, truyền thông Trung Quốc báo cáo: Cục Dân sự huyện Tùng Đào, thành phố Đồng Nhân – Quý Châu đã tổ chức họp thảo luận và quyết định cấp cho Ngô Hoa Yến 20.000 nhân dân tệ trong quỹ hỗ trợ khẩn cấp. Liên đoàn Phụ nữ thành phố Đồng Nhân chuyển tiếp thông tin trợ giúp trên tài khoản WeChat công khai chính thức và sử dụng số tiền gây quỹ để giúp Ngô Hoa Yến.

Cần lưu ý, những hành động này của chính quyền diễn ra sau khi giới truyền thông vạch trần sự nghèo khó của Ngô Hoa Yến, cũng như sau sự quan tâm và kêu gọi chung của cư dân mạng.

Tiếp đó, ngày 14/11, truyền thông ĐCSTQ đăng tin giới thiệu, Cục Dân sự huyện Tùng Đào “Không quên động lực ban đầu và ghi nhớ sứ mệnh”, tiến hành nghiên cứu chuyên sâu, thảo luận và trao đổi để giúp đỡ người nghèo.

Hai tháng sau, Ngô Hoa Yến qua đời, cô không thể phẫu thuật do thể trọng dưới 30kg. Không có lời chia buồn từ chính quyền, không có quan chức nào tự nhận lỗi mà từ chức. Trung Quốc dưới thời thống trị của ĐCSTQ, mạng sống và nhân phẩm của người dân bị coi nhẹ như rơm rác.

bi kịch của Ngô Hoa Yến đã lật tẩy những lời dối trá của chính quyền và khiến người ta phải suy nghĩ một cách sâu sắc hơn.Bi kịch của Ngô Hoa Yến đã lật tẩy những lời dối trá của chính quyền và khiến người ta phải suy nghĩ một cách sâu sắc hơn. (Ảnh: WEMP)

Ở Trung Quốc, chủ đề “xóa đói giảm nghèo” và “hướng tới xã hội khá giả” được đem ra bàn luận sôi nổi, những lời sáo rỗng, nói quá, giả dối và vô nghĩa nhiều vô kể. Mặt khác, các vụ bê bối chiếm dụng và tham nhũng quỹ giảm nghèo của quan chức địa phương và tham nhũng không ngừng truyền đi.

Do đó, cái gọi là “xóa đói giảm nghèo” chỉ là một cuộc chiến tuyên truyền, và cũng là cách tốt để các quan chức tham nhũng mở đường đi, còn chịu khổ luôn là dân chúng.

Lượng lớn tinh lực, nhân lực và nguồn tài chính bị lãng phí cho các khẩu hiệu, các sự kiện mang tính hình thức và hoạt động tuyên truyền. Chi trả cho những hoạt động này vẫn là dân chúng, họ thậm chí buộc phải từ bỏ sức khỏe và mạng sống của mình.

Lại nhìn vào giai thoại về rượu Mao Đài. Ngày 12/1/2018, chi tiết về vụ tham nhũng của Vương Hiểu Quang, cựu phó chủ tịch tỉnh Quý Châu đã bại lộ trong một bộ phim truyền hình. Vương Hiểu Quang từng lưu trữ hơn 4000 chai rượu Mao Đài tại nhà.

Ông lo lắng rằng có quá nhiều rượu nổi tiếng sẽ gây rắc rối, bèn đổ rượu xuống cống. Ông Vương cũng bán lại rượu Mao Đài trong một thời gian dài và giúp người thân làm 4 tờ đặc quyền kinh doanh buôn bán rượu Mao Đài và kiếm được hơn 40 triệu nhân dân tệ trong 7 năm.

Quý Châu là một tỉnh nghèo khó nổi tiếng và là quê hương của Ngô Hoa Yến. Sự nghèo đói của người dân không ngăn cản các quan chức tham nhũng ngày càng giàu có. Số tiền tham nhũng của một Vương Hiểu Quang có thể giúp bao nhiêu “Ngô Hoa Yến” thoát nghèo?

Ông Vương Hiểu Quang, cựu Phó tỉnh trưởng tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc. Ông Vương Hiểu Quang, cựu Phó tỉnh trưởng tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc. (Ảnh: People Daily)

Ngày 4/1, Công ty TNHH Tập đoàn Phát triển Xây dựng Quận Quang Minh – Thâm Quyến tổ chức đại hội báo cáo cuối năm. Chiều tối hôm đó, hơn 80 người tham dự dùng bữa tại khách sạn năm sao do công ty sắp xếp.

Riêng đồ uống đã tiêu thụ 20 chai Mao Đài, giá thị trường một chai là 8000 nhân dân tệ, tổng cộng 160.000 nhân dân tệ (khoảng 538 triệu VND). Tập đoàn Quang Kiến là doanh nghiệp nhà nước lớn nhất quận Quang Minh, được nhận trợ cấp từ chính phủ.

Một cư dân mạng Trung Quốc tức giận viết: “Ngô Hoa Yến cuối cùng đã ‘thoát nghèo’, tên cô ấy có thể viết vào lịch sử! Để cho cựu phó chủ tịch tỉnh Quý Châu – Vương Hiểu Quang thấy, những tham quan này liệu có còn lương tâm. Giúp giảm nghèo chuẩn xác là cái gì? Làm giả dữ liệu GDP và vung tiền khắp thế giới để tạo ra thịnh vượng, điều này đã khiến cho cái gọi là xã hội khá giả này nhận một cú tát mạnh”.

Nỗi đau khổ của Ngô Hoa Yến hay 2 mẩu tin rượu Mao Đài cũng chỉ là một phần nổi của tảng băng. Tảng băng này là toàn bộ ghi chép 70 năm cướp nước hại dân của ĐCSTQ. Nó cũng bao gồm việc giết người vô tội, hủy hoại môi trường, vi phạm nhân quyền, che đậy sự thật, chà đạp luật pháp và phá hủy đạo đức truyền thống.

ĐCSTQ là nguyên nhân sâu xa của mọi sự hỗn loạn. Đảng dùng “giả, ác, đấu” trị quốc, dẫn đến sự mất đi của nền văn minh cổ đại, không thể tiến hành phục sinh Trung Quốc.

Chừng nào ĐCSTQ tàn ác còn tồn tại, cỗ máy khủng khiếp này sẽ thường xuyên phun ra độc tố theo thói quen, khiến xã hội đi chệch khỏi lộ trình bình thường, phần lớn người dân khó có thể tận hưởng hạnh phúc.

Theo Tinh Hoa