Khi những ca đầu tiên có triệu chứng tương tự giống bệnh SARS xuất hiện ở Vũ Hán cuối năm 2019, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã che giấu thông tin trong nhiều tháng trời – cho tới khi tình hình phát triển thành dịch bệnh mà không cách nào che giấu được nữa.
Nhiều ngày sau khi một chuyên gia y tế xác nhận khả năng lây nhiễm từ người sang người của loại virus corona mới này, chính quyền đã phong toả Vũ Hán – trung tâm của bệnh dịch.
Hai tháng sau đó, virus nhanh chóng lan rộng tới hơn 170 quốc gia trên thế giới và được WHO xác nhận là đại dịch vào ngày 11/03/2020.
Ở ngoài Trung Quốc, Ý là nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với 35,713 ca nhiễm tính tới ngày 18/03, tiếp theo là Iran và Tây Ban Nha. Tại Châu Á, Hàn Quốc chỉ xếp sau Trung Quốc với 8,565 ca nhiễm được xác nhận.
Mặc dù có nhiều yếu tố thúc đẩy sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, nhưng Ý, Iran, Tây Ban Nha và Hàn Quốc đều có một điểm chung: đối tác thân cận với Trung Quốc.
Trong suốt 70 năm nắm quyền, ĐCSTQ đã gây ra nhiều đau thương cho Trung Quốc, từ Đại Cách mạng Văn hoá tới Đại nạn đói, từ thảm sát Thiên An Môn tới cuộc bức hại Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng của các học viên.
Khi ĐCSTQ giao thương với quốc gia nào, nó cũng đồng thời truyền bá hệ tư tưởng cộng sản, tham nhũng và đem tới những điều xấu xa cho quốc gia đó.
Theo quan niệm Trung Y xưa, thiên tai như đại dịch corona được coi là “tà khí”. Hoàng Đế nội kinh – một trong tứ đại kinh điển của Trung Y, ghi chép lại cuộc đối thoại giữa Hoàng Đế và Kỳ Bá – một ngự y nổi tiếng như sau:
Hiên Viên Hoàng Đế hỏi rằng: Trẫm nghe rằng khi dịch bệnh giáng xuống, ai ai cũng bị nhiễm bệnh, bất kể già trẻ đều có bệnh trạng tương tự nhau không thể cứu chữa, làm cách nào mới có thể ngăn trở dịch bệnh này?
Kỳ Bá trả lời: Khi con người có chính khí bên trong, tà khí không thể xâm nhập.
Trong khi nhiều quốc gia thoả hiệp để giao thương với Trung Quốc, Đài Loan vẫn luôn giữ vững lập trường cứng rắn đối với ĐCSTQ trong nhiều năm qua. Thắng lợi tuyệt đối trong cuộc bầu cử của Tổng thống Thái Anh Văn đã minh chứng cho quyết tâm giữ vững nền dân chủ và chống lại mối đe doạ ĐCSTQ của người dân Đài Loan.
Lập trường cương quyết của Đài Loan đã chặn được “tà khí” ĐCSTQ. Là một hòn đảo vốn chỉ cách Trung Quốc Đại lục 120 km, nhưng Đài Loan chỉ có 100 người nhiễm bệnh tính tới ngày 18/03.
Ý
Ý là nước đầu tiên thuộc nhóm G7 tham gia khuôn khổ “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc vào tháng 03/2019.
Khuôn khổ “Một vành đai, một con đường” (BRI), còn được gọi là “Tân Con đường Tơ lụa”, được khởi xướng vào năm 2013 với mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc từ Đông Á sang Châu Âu. Nhiều nhà phân tích đã đề phòng trước tham vọng cường quốc thế giới của Trung Quốc và nghi ngờ rằng BRI có thể là mồi nhử (con ngựa thành Troy) được Trung Quốc sử dụng để phát triển thuộc địa và bành trướng quân sự.
Các nhân viên y tế tại sân bay Milan ở Ý kiểm tra thân nhiệt hành khách – Ảnh: Euobserver
Để thể hiện sự thân thiện của mình, Ý đã mời cảnh sát Trung Quốc – vốn là những kẻ vi phạm nhân quyền khét tiếng, tuần tra các khu du lịch ở Milan và Rome vào năm 2019, để khách du lịch Trung Quốc cảm thấy “thoải mái như ở nhà” và “được đảm bảo an toàn” khi đi du lịch.
Khi virus corona bùng phát ở Ý, một số cư dân mạng đã bình luận rằng “Một vành đai, một con đường (一带一路) đã trở thành ‘Một vành đai con đường dịch bệnh’ (一带疫路).” [ghi chú của BBT: “nhất” và “dịch” là từ đồng âm trong tiếng Trung.]
Iran
Iran – một đất nước quan trọng trong “Một vành đai, một con đường”, cũng đồng thời bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi virus corona.
“Không dễ để phát hiện ra cách lây lan của virus. Nhưng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc là một nhân tố quan trọng liên quan tới việc bùng phát dịch bệnh Covid-19”. Đây là báo cáo của tờ Wall Street Journal vào ngày 11/03/2020 trong một bài viết có tựa đề “Quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc là gốc rễ của việc virus corona bùng phát ở Iran” (Strategic Partnership With China Lies at Root of Iran’s Coronavirus Outbreak)
Đặc biệt, rất nhiều người nhiễm bệnh ở Iran đều là lãnh đạo cao cấp. Trong ngày 11/03, có ít nhất 6 quan chức cấp cao đã tử vong vì COVID-19, bao gồm Mohammad Reza Rahchamani, cựu thành viên quốc hội Iran, và Farzad Tazari, cựu quan chức Bộ Chính trị của đội Vệ binh Cách mạng.
Tây Ban Nha
Sau ca nhiễm đầu tiên được phát hiện vào ngày 31/01/2020 ở Tây Ban Nha, số lượng ca nhiễm đã tăng lên gần 14,769 tính đến ngày 18/03.
Josep Borrell Fontelles – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha kiêm Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu về chính sách Đối ngoại và An ninh, đồng thời cũng là Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, phát biểu: “[Một vành đai, một con đường] là minh chứng rằng Trung Quốc không còn coi bản thân mình như anh cả mà đang bắt đầu đóng góp công sức cho thế giới, đây là điều mà Tây Ban Nha ủng hộ” trước khi tham gia diễn đàn Một vành đai, một con đường tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 4/2019.
Mặc dù Tây Ban Nha không chính thức tham gia vào chương trình BRI, nhưng nước này đã làm việc với những công ty vận chuyển của Trung Quốc tại một số cảng và có một đường tàu chở hàng trực tiếp từ Nghĩa Ô, Trung Quốc tới thành phố Madrid, Tây Ban Nha.
Madrid – thủ đô của Tây Ban Nha, là nơi có cửa hàng đại diện lớn nhất của Huawei trên thế giới. Công ty viễn thông nổi tiếng Telefonica của Tây Ban Nha cũng chọn Huawei là đối tác quan trọng trong chương trình triển khai mạng 5G vào tháng 06/2019.
Huawei là một công ty Trung Quốc có liên quan sâu sắc tới chính phủ và quân sự, được biết đến với vai trò chủ chốt trong hoạt động theo dõi và vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ với người dân của quốc gia này.
Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, mặc dù nước này không tham gia vào “Một vành đai, một con đường”, nhưng Tổng thống Moon Jae-In vẫn mở cửa cho khách du lịch Trung Quốc hay du khách từng qua tỉnh Hồ Bắc tới Hàn Quốc, kể cả sau khi số lượng ca nhiễm tăng mạnh tại Hồ Bắc. Bất chấp tình trạng thiếu khẩu trang ở Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-In đã ủng hộ hơn 3 triệu khẩu trang cho Trung Quốc.
Vào ngày 11/02, Đại Sứ quán Hàn Quốc ở Trung Quốc đã đăng lên tài khoản Weibo chính thức của họ một thông báo như sau: “Khó khăn của Trung Quốc cũng là khó khăn của chúng tôi. Đại Sứ quán Hàn Quốc ủng hộ các bạn!”
Hơn 1.4 triệu người Hàn Quốc đang thỉnh nguyện buộc tội Tổng thống Moon. Trong bài thỉnh nguyện đề cập rằng, “Theo như cách Tổng thống Moon đối xử với tình hình dịch bệnh, chúng tôi cảm thấy như ông giống Tổng thống của Trung Quốc hơn là của Hàn Quốc.”
Đài Loan
Nhiều người cho rằng Đài Loan có số lượng ca nhiễm thấp vì quốc gia này có thái độ cứng rắn đối với ĐCSTQ, và một số yếu tố khác bao gồm đóng cửa biên giới sớm và thông tin minh bạch rõ ràng.
Jason Wang, một nhà nghiên cứu về chính sách y tế, nói với tờ báo Deutsche Welle rằng Đài Loan đã rút kinh nghiệm từ dịch SARS xảy ra 17 năm trước. Họ nhanh chóng thiết lập Trung tâm Chỉ đạo ngay từ giai đoạn đầu của dịch bệnh với các chuyên gia từ các ban ngành khác nhau để nhanh chóng phản ứng với tình hình.
Ảnh: Internet
Ông công nhận cách Đài Loan sử dụng công nghệ và hệ thống dữ liệu lớn (big data) đã phát huy tác dụng trong khi phân tích quá trình đi du lịch và triệu chứng của bệnh nhân, từ đó xét xem họ có khả năng nhiễm virus hay không.
Ông Wang cũng nói, “Ngoài việc sử dụng công nghệ hiện đại, chính phủ Đài Loan cũng gửi tin nhắn tới những bệnh nhân đang trong cách ly rằng chính phủ thực sự quan tâm về tình trạng sức khoẻ của họ. Điều này khiến người dân an tâm khi báo cáo triệu chứng bệnh của họ để được giúp đỡ. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa một quốc gia dân chủ và một nhà nước độc tài.”
Hồng Kông
Khi so sánh với cách ứng biến nhanh chóng của Đài Loan khi đối phó dịch bệnh thì chính quyền Hồng Kông không triển khai nhiều biện pháp đặc biệt để cách ly virus và vẫn mở cửa du lịch qua lại với Trung Quốc Đại lục
Nhưng khi so sánh với Thâm Quyến – thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề bởi virus corona mà chỉ cách Hồng Kông 15 phút di chuyển, thì số lượng ca nhiễm tại Hồng Kông là đặc biệt thấp, chỉ 193 ca tính đến ngày 18/03.
Từ mùa hè năm 2019, hàng triệu người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình sự bạo lực chuyên chế của ĐCSTQ. Biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” xuất hiện khắp nơi tại Hồng Kông
.Sinh viên Đại học Hồng Kông cầm biểu ngữ “Trời diệt ĐCSTQ” trong sự kiện hôm 20/9. (Ảnh: Epoch Times)
Khi treo biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” trên chiếc cầu tại Đại học Trung văn Hương Cảng vào tháng 11/2019, một sinh viên nói với tờ The Epoch Times rằng “Khi treo biểu ngữ đó lên, cháu cảm thấy như được bảo vệ. Cảm thấy như Thần Phật đang bảo vệ chúng cháu.”