Người phụ nữ bế đứa trẻ tàn tật xin tiền trên sân ga, điều kỳ lạ là người ta gặp cô bế những đứa trẻ khác nhau. Có chuyện gì mờ ám ở đây? Chàng trai hư hỏng con đại gia thấy cha mình cho tiền cảm thấy bất bình, nhưng sau đó cậu đã hối hận tới mức thay đổi cả cuộc sống của mình.

mh

Ông Trịnh năm nay 50 tuổi sống tại khu Đông Hồ, Nam Xương và là chủ một công ty bất động sản có tiếng. Nhìn bề ngoài, ông là hình mẫu mà nhiều người ao ước nhưng trong lòng không khỏi tránh được có chút phiền muộn. Cậu con trai Trịnh Lượng không học hành đến nơi đến chốn, không nghề không nghiệp, suốt ngày theo đám bạn chơi bời lêu lổng. Nửa năm trước cậu bị bắt vì nghiện ngập thuốc phiện. Cậu vừa được thả ra một tuần trước đã đòi cha tiền để chơi bời tiếp. Trong cơn tức giận, ông Trịnh đã yêu cầu khóa thẻ tín dụng của con trai lại và bắt cậu ở nhà suy nghĩ về việc bản thân đã làm.

Trịnh Lượng nhìn gương mặt u sầu và giữ tợn của cha, cậu định bụng sẽ lừa mượn xe rồi đem bán. Mặc dù biết được ý đồ của con trai, Ông Trịnh bình tĩnh nói: “Cuối tuần cha muốn về quê thăm ông bà một chuyến, chỉ cần trong toàn bộ chuyến đi con nghe theo lời của cha mà làm các việc, sau khi trở về, con yêu cầu gì cha cũng có thể đáp ứng.” Trinh Lượng nghe thấy cha nói vậy thì tỏ ra rất vui mừng đồng ý.

3 ngày sau, ông Trịnh đem theo con trai trở về quê ở Thiểm Bắc. Trịnh Lượng hoàn toàn không có nghi ngờ gì, cậu ăn mặc chỉnh tề lên xe cùng cha và thiu thiu ngủ. Ông Trịnh nhìn con trai rồi nhẹ nhàng thở dài, ông nhớ lại, lúc bằng tuổi Trịnh Lượng, ông đang theo học nghề tại một xưởng máy tại Nam Xương. Mỗi ngày ông phải học tập 15 tiếng đồng hồ, ngoài ra còn bị thầy giáo mắng liên tục, sau 3 năm học hành chăm chỉ mới được nhà xưởng cấp cho giấy chứng nhận.

Đoàn tàu chạy xình xịch về phía trước, bầu trời dần đen kịt, ông nhìn ra ngoài với ánh mắt thẫn thờ. Bởi lẽ, lúc còn trẻ ông đã chịu rất nhiều khổ nên đã cỗ gắng tạo dựng cho con trai hoàn cảnh sống tốt nhất. Không ngờ, con trai ông ngày càng nghĩ bản thân là con đại gia, ngoài việc chơi bời thâu đêm thì không có trí cầu tiến gì.

Mặt Trời chiếu nắng vàng khắp mới, ông Trịnh đánh thức con trai, Trịnh Lượng mắt nhắm mắt mờ nhìn ra ngoài cửa sổ rồi lầm bầm kêu với cha là đói bụng. Lúc này ông Trịnh lấy trong túi ra chiếc bánh bao và một ít cải muối đặt lên trước mặt con. Sau khi nhìn thấy đồ ăn Trịnh Lượng kinh ngạc nhìn cha, cậu làm vẻ mặt lạ lùng rồi đẩy đồ ăn trả lại phía cha. Ông Trịnh mỉm cười không nói lời nào rồi lại tiếp tục nhìn ra bên ngoài. Ông cầm bánh bao và rưa muối lên ăn.

Chiều dần buông xuống, Trịnh Lượng cảm thấy vô cùng đói, bụng sôi cồn cào, cậu nuốt nước miếng nhìn chằm chằm vào người công nhân ngồi đối diện đang bưng bát mì ăn liền ăn uống ngon lành. Rồi cậu lại nhìn thấy người thợ rèn với gương mặt lấm lem đang nở nụ cười hạnh phúc. Ông Trịnh nhìn con trai thì không khỏi lắc đầu, ông lại lấy bánh bao và cải muối từ trong túi ra ăn tiếp. Lúc này, Trịnh Lượng cũng cầm lầy chiếc bánh bao và bắt đầu cắn, cậu ăn hết 3 cái liền một lúc. Mấy ngày liên tục cậu đều ăn như vậy.

Xe lửa vào bến, ông Trịnh báo với con trai xuống tàu. Tại điểm cách tàu không xa, ông thấy một người phụ nữ chạy tới, người phụ nữ chừng 30 tuổi, trong tay ôm đứa trẻ tàn tật. Ông mở to mắt quan sát người xung quanh còn người phụ nữ không nói lời nào. Cô bưng chiếc hộp, bên trong đựng một ít tiền lẻ và dòng chữ viết ‘cần tiền chữa bệnh’ cho con, bên dưới còn ghi cả số điện thoại của cô.

Vừa nhìn thoáng qua, Trịnh Lượng đã tỏ vẻ miệt thị người phụ nữ này. Cậu nói với cha rằng người phụ nữ này nhất định đang lừa người, tay chân đều khỏe mạnh sao phải chon cách đi ăn xin để kiếm sống. Ông Trịnh nhìn hộp đựng tiền một lát thì thấy sống mũi cay cay, ông nhớ tới lúc còn bé, mặc dù nhà rất nghèo nhưng một lần có hai mẹ con người ăn mày tới cửa nhà xin ăn, mẹ ông đã lấy hai bát cơm đầy mời hai mẹ con họ.

Ông Trịnh cúi xuống lấy tay sờ đầu đứa bé, đứa trẻ bỗng dưng nở nụ cười. Lúc này ông liền lấy trong túi ra một tệp tiền, ở giữa đám đông ồn ào, Trịnh Lượng tỏ vẻ khinh bỉ nhìn hộp đựng tiền của người phụ nữ ăn xin. Lúc này, người phụ nữ ăn xin ngước mắc nhìn ông Trịnh định dập đầu tạ ơn nhưng ông đã ngăn lại. Ông nhẹ giọng nói, cầm lấy số tiền này mua thứ gì ngon ngon cho đứa bé ăn rồi xoay người bước đi.

Lúc này, Trịnh Lượng nói với cha bằng giọng châm biếm, nói rằng cha bị người ta lừa gạt rồi. Cậu còn nói, không khéo cô ấy cầm 1 ngàn tệ (3,4 triệu vnđ) tệp tiền đó đi ăn uống thỏa thích tối nay. Ông Trịnh nhìn con trai rồi nói, thoạt nhìn hai mẹ con họ không giống người đi lừa gạt, người lừa gạt nếu nhận được tiền nhiều như vậy thì không tỏ ra xấu hổ sao? Trịnh Lượng không nói gì thêm liền cất bước theo cha trở về làng. Năm ngày tháp tùng theo cha là 5 ngày cậu chỉ được ăn bánh bao và dưa muối.

Ngày thứ 6, ông Trịnh đưa con trai trở lại ga tàu để chuẩn bị về nhà. Ông Trịnh tuy lặng lẽ không nói nhưng cũng thấy có chút hy vọng khi con trai cắn răng làm theo yêu cầu của ông. Hai cha con đi tới trạm xe lửa và lại gặp người phụ nữ đang ngồi ở đúng vị trí hôm trước, trên tay lại ôm theo một bé gái khác. Trịnh Lượng chỉ tay về phía người phụ nữ rồi nói với cha: “Con nói cha đã bị lừa mà, người phụ nữ này không chỉ là tên lừa gạt mà 8 phần 10 còn là tên buôn người.”

Trịnh Lượng rút điện thoại ra định báo công an nhưng bị ông Trịnh lấy tay ngăn lại. Ông nói: “Cha con ta cùng theo họ về chỗ ở, lúc đó báo động cũng không muộn.” Trời dần tối, người phụ nữ đứng lên thu dọn đồ đạc rồi ra về, cô ôm theo bé gái vừa cười vừa nói. Ông Trịnh lặng lẽ đi theo phía sau, khoảng hơn 10 phút, người phụ nữ bước vào một căn nhà đất, cô mở khóa cổng bước vào căn nhà nhỏ. Hai cha con ông Trịnh cũng lặng lẽ tới gần.

Ông Trịnh không thể tin nổi những thứ hiện ra trước mắt. Trong sân có hơn 10 bộ quần áo, hơn nữa còn có chiếc bảng treo trên tường. Trên bảng còn có nét bút viết của trẻ nhỏ. Trong nhà còn truyền ra nhiều giọng nói líu lô của con trẻ. Từ cửa sổ nhìn vào, ông thấy có tới 6 đứa trẻ tàn tật vây quanh người phụ nữ cười nói. Từ trong túi cô lấy ra những món đồ ăn đưa cho lũ trẻ rồi đến bên giường cho một đứa trẻ ăn cháo. Cô nhìn đứa trẻ nằm liệt giường, tay chân không nhúc nhích nổi bằng ánh mắt trìu mến khác hẳn với lúc ban ngày.

Bất giác ông Trịnh thấy khóe mắt ướt ướt, ông quay sang nhìn con trai thấy Trịnh Lượng cũng đang lén lau nước mắt. Thấy cha nhìn thấy, nét mặt cậu ngượng ngùng lắc đầu. Ông Trịnh cùng con trai lặng lẽ rời đi và ở trọ lại thị trấn một đêm. Ngày hôm sau, hai cha con đợi tới trưa rồi bắt tàu trở về.

Buổi tối, người phụ nữ ôm theo đứa trẻ về tới nhà thì phát hiện thấy một chiếc vali, bên trên còn có một phong thư. Một bé nói: “Ban ngày có một ông và một chú đến nói đưa cái vali này cho mẹ. Ông còn dặn con trông coi cẩn thận chờ cho đến khi mẹ về.” Cô cầm phong thư lên và đọc, trên phong thư còn viết: “Gửi người phụ nữ tốt bụng”. Cô run run cầm phong thư lên và vừa đọc vừa che miệng khóc.

Người phụ nữ này thật ra chính là Vương Hiểu Lộ, sau 5 năm kết hôn mới sinh được cậu con trai nhưng đó lại là một đứa trẻ tàn tật, chồng cô kiên quyết li hôn. Sau này cô thu lượm 7 đứa trẻ tàn tật bị cha mẹ vứt bỏ về nuôi dưỡng. Gánh nặng sinh nhai một mình cô gánh không nổi nên đành ban ngày ôm con ra bến xe lửa xin ăn nhờ giúp đỡ. Tối đến, cô lại trở về chăm sóc lũ trẻ. Việc làm này cô đã duy trì được 5 năm.

Cô mở vali ra thì thấy bên trong có 800 ngàn tệ (2,7 tỷ vnđ). Lúc này cô ôm mấy đứa trẻ vào lòng rồi khóc lớn. Sau khi trở về nhà, Trinh Lượng đã rời xa đám bạn chơi bời lêu lổng, chuyên tâm giúp cha làm kinh doanh và thường làm việc từ thiện giúp người.

Thấy vậy, ông Trịnh không khỏi vui mừng: “Con hư biết quay đầu thật quý.” Người mẹ tốt bụng cũng nhận được phúc báo.

Theo daikynguyenvn

>> Vào tù ra tội, nghiện ngập, chơi bời, tôi đã thay đổi chỉ với một cuốn sách