Nhân quả báo ứng không bao giờ sai lệch, một người tốt vẫn gặp vận rủi, đó là bởi người này phải trả hết nghiệp báo kiếp trước mới được hưởng phúc báo từ Đức đời này.

mh
Nhân quả báo ứng luôn nghiêm minh, con người phải trả hết nợ nghiệp mới được hưởng phúc báo do Đức tích thành.

Nhiều người cho rằng nhân quả báo ứng thiếu công bằng khi chứng kiến người sống thiện lương gặp vận rủi, thậm chí mất mạng. Tuy nhiên đó mới chỉ là xét đoán bề ngoài mà không hề biết căn nguyên sâu xa, bởi người đó có thể đã gây nghiệp kiếp trước, nên chắc chắn phải trả ở đời kế tiếp mới được hưởng phúc báo đời sau.

Câu chuyện về nhân quả báo ứng nghiêm minh có liên quan đến Bao Công vốn nổi tiếng thanh liêm đời nhà Tống ở Trung Quốc vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay.

Theo dân gian kể lại, vào đời nhà Tống có một thư sinh cha mẹ chẳng may qua đời sống. Thư sinh lại bị tàn tật, sức khỏe yếu, đôi lúc phải đi xin ăn để sống qua ngày bởi không còn ai nương tựa. Tuy nhiên bản chất của thư sinh rất thiện lương, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người nếu có thể.

Tại ngôi làng nơi thư sinh này cư trú có một con sông chảy xiết mà không có cây cầu bắc qua. Mỗi khi nước lũ dâng cao, người qua sông sẽ gặp nguy hiểm, và không ít dân làng đã bỏ mạng nơi đây. Tuy nhiên đây là tuyến giao thông duy nhất để nối làng với bên ngoài nên họ không thể không đi qua sông.

Cứ thế cho tới ngày thư sinh thấy rằng mình cần phải làm gì đó để giúp dân làng tránh họa sát thân. Anh đã dùng sức lực yếu ớt của mình để khuân đá xây cầu, ngày ngày anh đều ra con sông khuân đá để làm cây cầu tạm bắc qua đó, bất chấp một số người ác ý dèm pha, châm chọc. Tuy nhiên có một số dân làng lương thiện cảm động trước tấm lòng của thư sinh, đã rủ nhau cùng tới giúp đỡ anh làm cầu. Chẳng may giữa chừng thư sinh bị mù, sức khỏe suy sụp. Người dân than Trời kêu Đất vì sao lại để một người hiền lành và lương thiện đến thế chịu thiệt thòi. Tuy nhiên thư sinh không một lời phàn nàn, anh vẫn nỗ lực hết mình để làm xong cây cầu cho bà con. Cầu vừa làm xong thư sinh chỉ viết vội lưu bút mà chưa kịp bước qua, thư sinh đã bị sét đánh trúng và qua đời. Dân làng ai cũng xót thương và trách Ông Trời không công minh, để người tốt chết thảm như vậy.

Bao Công nghe về câu chuyện đó cũng thấy thương cho thư sinh này và oán trách ông Trời bất công. Một thời gian sau Hoàng hậu sinh hạ Hoàng Tử. Tuy nhiên Hoàng tử khóc lóc suốt ngày, bao nhiêu danh y đều không thể hiểu vì sao. Cuối cùng nhà vua cho gọi Bao Công tới. Bao Công nhìn thấy da đứa trẻ trắng như tuyết, nhưng đôi bàn tay nhỏ xíu lại nắm chặt và khi mở ra đó chính là lưu bút của thư sinh xấu số kia. Bao Công vội xóa những dòng chữ đó đi thì lập tức Hoàng tử ngừng khóc.

Đêm đó Bao Công nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm giáng thế kể về nghiệp báo của thư sinh đời trước. Hóa ra đời trước thư sinh này là một người có dã tâm, đã phạm phải nhiều nghiệp báo gồm cả sát nhân cho nên phải trả nghiệp nặng. Nhân quả báo ứng đã cho người đó đầu thai làm người nhưng sớm mồ côi cha mẹ và sống khổ sở vì tàn tật, tiếp đó bị mù lòa và cuối cùng chết yểu vì sét đánh để trả nghiệp nặng kiếp trước.

Tuy nhiên do kiếp này thư sinh sống lương thiện, dù khó khăn gian khổ vẫn hướng thiện giúp đỡ mọi người nên được phúc báo đời sau, và đầu thai vào Hoàng tộc để hưởng sung sướng.

Nhân quả báo ứng luôn nghiêm minh và không bao giờ sai lệch, bởi vậy một con người sẽ luôn phải trả hết nghiệp nợ từ kiếp trước của mình mới có thể hưởng phước về sau, hoặc đời sau.

Biên dịch từ NTDTV

Theo minhbao.net