Theo luật nhân quả, thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện, giúp người cứu vật. Dưới đây xin kể một vài câu chuyện về thiện ác hữu báo của người xưa.

NHQpvr-20171225-thien-ac-huu-bao-nhan-qua-xua-nay-von-cong-bang-2Trời xanh có mắt, nhân quả báo ứng xưa nay vốn không chừa một ai. (Ảnh: Epoch Times)

Không việc ác nào không làm, tự chuốc lấy ác báo

Vương Ôn Thư người Đông Hán, thời trẻ chơi bời lêu lổng, không nghề không nghiệp, tính cách hung bạo, chuyên làm các việc xấu xa. Ban đầu địa phương cho ông ta thử làm đình trưởng trong huyện, nhưng thử mấy lần đều không làm tốt công việc, nên bị miễn chức. Về sau, Vương được làm tiểu lý trong nha huyện, rồi nhờ nâng đỡ được lên làm đình úy sử.

Sau khi nhậm chức, Vương Ôn Thư trở nên thô bạo, giết hại nhiều người, không quan tâm đến luật pháp quốc gia, đối với những đại án, nghi án thì lại càng mập mờ khó phân biệt. Khi triều đình miễn bỏ chức đình úy, Vương được lên làm trung úy. Ông ta trọng dụng những kẻ giảo hoạt làm đồng sự, những kẻ này giỏi luồn lách pháp luật, chúng muốn trừng trị ai thì không từ một hình phạt tra khảo đánh đập nào, rất nhiều người đã bị bức hại cho đến chết, chẳng mấy ai có thể sống sót trở về.

Vương Ôn Thư coi luật pháp như trò đùa, mỗi lần thẩm án ông ta thường làm liên lụy đến người khác, thậm chí có lần còn làm liên lụy đến hàng trăm hộ gia đình. Mạng người bị coi như cỏ rác.

Vương chỉ quan tâm đến quyền lực. Mọi người đều nói ông là con người hai mặt. Đối với những người dân vô tội không quyền không thế, ông ta như một con hổ con sói, tàn bạo vô cùng, những người mà Vương giết chết đa phần đều là những người dân bình thường. Còn trước mặt những kẻ có quyền có thế thì Vương lại đổi sang bộ mặt xu nịnh gian trá.

Sở dĩ từ một chức lính quèn mà leo lên được địa vị cao là nhờ Vương cấu kết với những người đó. Mặc dù nắm chức vụ trừ gian diệt ác, nhưng những kẻ quyền thế đó dù phạm tội chồng chất như núi thì Vương cũng mặc kệ, còn nghĩ trăm phương nghìn kế để bảo vệ. Chính vì thế mà rất nhiều kẻ quyền thế dựa vào Vương để tự lập thành tích và tạo dựng danh tiếng cho bản thân,

Vương Ôn Thư thấy con đường quan vận hanh thông, trong vòng mấy năm đảm nhận chức trung úy, ông ta cùng tay chân thuộc hạ đều lợi dụng quyền uy để vơ vét của cải. Vương tìm mọi cách để trục lợi, kẻ phạm tội chỉ cần dùng tiền để mua tính mạng; đối với tài sản bị tịch thu cần nộp cho triều đình ông ta cũng dùng thủ đoạn để chiếm đoạt.

Việc ác cuối cùng cũng bại lộ, về sau có người tố giác Vương có ý đồ mưu phản, những việc làm xấu xa của ông ta cũng bị vạch trần theo. Vương Ôn Thư biết tội của mình sẽ bị trừng phạt, tự biết ngày tàn đã đến nên tìm đến con đường tự sát. Hai người em trai và gia đình nhà vợ bị trừng phạt vì vi phạm pháp luật. Những kẻ tay chân cũng lần lượt bị trị tội.

Vương Ôn Thư lợi dụng quyền thế trong tay để tư lợi cá nhân, sát hại người khác không ghê tay, coi thường pháp luật, không biết rằng quyền lực chỉ là nhất thời, kẻ tạo nghiệp vĩnh viễn không thể chạy thoát được luật nhân quả, cho dù có giở bao nhiêu thủ đoạn thì cũng vô ích.

Mê muội lừa gạt người khác gây tổn phúc tận thọ

nhân qủa, báo ứng,

Mê muội lừa gạt người khác, chiếm đoạt tiền tài người khác một cách phi lý phi pháp là tự làm tổn hại đến phúc phận của bản thân. (Ảnh: Pinterest)

Vào triều đại nhà Đường, ở Sơn Đông có hai người đàn ông là bạn thân thiết của nhau. Một người tên là Sử Vô Úy, người còn lại là Trương Tòng Chân. Chỉ có điều Sử Vô Úy có gia cảnh nghèo khổ. Cho dù anh ta làm việc quần quật từ sáng đến tối mà gia cảnh vẫn không khá được lên, thậm chí thường xuyên túng thiếu, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

Ngược lại, Trương Tòng Chân lại có gia cảnh giàu có, dù không phải làm việc vất vả cũng có cái ăn cái mặc. Cuộc sống của anh ta nhàn nhã, gần như không phải lo nghĩ đến cái ăn cái mặc.

Thấy Sử Vô Úy gia cảnh khó khăn, Trương Tòng Chân nói với bạn rằng: “Anh mỗi ngày làm đồng từ lúc mặt trời chưa mọc, đến lúc mặt trời đã lặn cũng chưa nghỉ, vừa mệt vừa khổ cực như vậy mà cái ăn cái mặc vẫn thiếu. Chi bằng, tôi cho anh mượn 1.000 mân tiền (mân là xâu tiền thời xưa), theo tôi đi buôn bán, chắc chắn là lãi sẽ hơn số thu nhập làm ruộng của anh bây giờ. Đến lúc ấy, anh chỉ cần trả lại tôi tiền vốn là được rồi”.

Nghe xong lời kiến nghị của Trương Tòng Chân, Sử Vô Úy rất lấy làm vui mừng. Sau khi được Trương Tòng Chân giao cho 1.000 mân tiền, Sử Vô Úy dẫn theo con trai đến địa phương khác kinh doanh. Chỉ mấy năm sau, cha con họ buôn bán tốt, số tiền kiếm được cũng rất nhiều.

Trương Tòng Chân sau khi cho Sử Vô Úy mượn tiền, lại liên tiếp chịu bất hạnh giáng xuống. Đầu tiên là nhà anh ta gặp hỏa hoạn, tuy rằng không bị cháy hết, nhưng tài sản đã vơi đi khá nhiều. Một thời gian ngắn sau, gia đình lại bị cướp đến cướp hết tài sản, trong nhà họ gần như đã không còn gì cả.

Trương Tòng Chân lúc này cơm không đủ ăn. Sau khi biết được Sử Vô Úy giờ đây đã giàu có, tiền bạc đầy nhà, không còn cách nào khác, anh ta liền tìm đến Sử gia.

Trương Tòng Chân nói với Sử Vô Úy: “Giờ đây gia đình tôi đã không còn chút tài sản nào, gạo cũng không có mà ăn. Kỳ thực, tôi cũng không muốn đòi lại 1.000 mân tiền trước đây đã cho anh mượn, tôi chỉ muốn anh có thể đưa cho tôi hai, ba trăm mân là được rồi!”

Không ngờ, Sử Vô Úy vừa nghe xong liền lớn giọng hỏi lại: “Anh nói tôi mượn tiền của anh? Vậy anh mang biên lai đến đây cho tôi xem nào?”

Trương Tòng Chân vừa nghe những lời vong ân phụ nghĩa này của Sử Vô Úy thì như chết đứng, trong lòng vô cùng uất ức, phẫn nộ.

Anh ta vừa về đến nhà, liền ở trong sân, thắp một nén hương, rồi chảy nước mắt giàn giụa, hướng lên trời kể sự tình oan ức của mình. Anh ta vừa kể với giọng phẫn uất, vừa khóc.

Không ngờ, tại nơi Sử Vô Úy sinh sống, buổi chiều hôm ấy, mây đen kéo đến đầy trời, cuồng phong nổi lên và sấm sét nổ vang trời. Sau trận cuồng phong ấy, người ta thấy Sử Vô Úy đã bị sét đánh trúng.

Người dân địa phương biết việc Sử Vô Úy vong ân phụ nghĩa, không có lương tâm nên đều nói rằng: “Trời xanh có mắt, anh ta bị như vậy là quả báo, làm ác phải gặp ác báo!”

-***-

Của cải vật chất là thứ sinh không mang đến, chết không mang theo, còn sức khỏe và sinh mệnh thì không có danh lợi và tiền tài nào có thể đổi được. Mê muội lừa gạt người khác, chiếm đoạt tiền tài người khác một cách phi lý phi pháp là tự làm tổn hại đến phúc phận của bản thân. Phúc lộc thọ cũng theo đó mà giảm đi, khi báo ứng đến thì tiền tài chiếm đoạt được chẳng còn ý nghĩa gì nữa!

Những kẻ chỉ biết đến tư lợi cá nhân, bất chấp thiên lý, tính toán đi tính toán lại thì cuối cùng cũng đã tự tính mình vào trong đó. Chúng ta cần phải làm việc dựa theo lương tâm, đạo đức, bởi tất cả phúc phận, phúc lành đều đến theo những việc làm tốt.