Trong số những thảm họa tự nhiên trên Trái Đất, trận động đất ở thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha có lẽ là một trong những vụ kinh hoàng nhất, giống như sự nổi giận của Đức Chúa Trời.

bedfm-1974-27-1570-1024x567Thảm họa ở Liston, Bồ Đào Nha năm 1755. (Ảnh qua The Lisbon Earthquake)

Đó là một chuỗi tai ương gồm động đất, sóng thần và hỏa hoạn thi nhau diễn ra trong cùng một ngày:  1/11/1755. Đó là điều thê lương nhất đã đến với lục địa châu Âu vào thế kỷ 18. Lisbon nhận đủ mọi loại thiệt hại, khoảng 12.000 căn nhà bị phát hủy, hơn 90.000 người chết, có nghĩa ngày này là ngày giỗ chung của 1/3 dân số thủ đô Bồ Đào Nha bấy giờ.

Ngày 1/11 là lễ Thánh All Saints và rất nhiều người đến nhà thờ dự lễ. Đây chính là một trong những yếu tố góp phần khiến cho số người chết cao đến thế, rất đông dân đạo đứng giữa những bức tường yếu ớt của các nhà thờ và bị nghiền nát do khối lượng đất đá khổng lồsụp đổ khi có động đất.

Vào thời kỳ đó thị trấn cảng Lisbon đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong giao thương, có nhiều tuyến đường dẫn đến thành phố.

Nhưng tất cả mọi thứ của thành phố đã biến mất khi những bức tường thành phố, nhà cửa và các tòa nhà cao lớn không thể đứng vững trước trận động đất mạnh khoảng 8,5 độ richter. Khoảng 85% các tòa nhà của Lisbon đã đổ nát sau động đất. Thảm họa kéo dài khoảng 5 phút tạo ra những vết nứt dài 5m trong thành phố.

thảm họa, Đức Chúa Trời,

Cứu giúp những người bị kẹt trong đống đổ nát. (Ảnh: internet)

thảm họa, Đức Chúa Trời,

Thời gian di chuyển ước tính của sóng thần ngày 1/11/1775. Nguồn địa chấn là từ các mảng kiến tạo bị đứt gãy ở dưới lòng Đại Tây Dương. (Ảnh qua SpottingHistory.com)

Sự tồi tệ chưa kết thúc khi 3 cơn sóng thần kéo đến. Ngọn sóng hung hãn cao 6 mét đã nhấn chìm toàn bộ thành phố và “tiễn đưa” thêm nhiều người nữa.

Thế nhưng những cơn sóng thần đó vẫn chưa làm cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời nguôi ngoai, và những đợt cháy nổ sau động đất chính là đòn trừng phạt tiếp theo. Lửa đỏ bao trùm và kéo dài trong 5 ngày đã thiêu hủy nhiều tài liệu quan trọng cùng hồ sơ của người dân.

Đây là lý do vì sao các số liệu thống kê số người chết không được cung cấp chính xác. Người ta chỉ ước chừng con số này khoảng hơn 60.000 người, hoặc có thể từ 10.000 đến 50.000 người.

Nhưng không một ai có thể chắc chắn về số lượng thương vong chính xác vì có nhiều người đã chết ngạt do khói và các yếu tố gián tiếp khác gây tử vong như tài sản bị hủy hoại nên không còn nguồn sống hoặc chết đói.

Trong tình cảnh hỗn loạn vô độ này, nhiều người chạy trốn khỏi thành phố để giữ lấy mạng sống cho mình, trong đó có cả các tù nhân có cơ may trốn thoát.

thảm họa, Đức Chúa Trời,

Tàn tích tu viện nữ Carmo đã từng bị phá hủy trong trận động đất năm 1755. (Ảnh qua Flickr)

Sau đó có một số người đặt ra nghi vấn về sự liên quan của Đức Chúa Trời trong các thảm họa này, và nhiều vấn đề giữa các nhà tư tưởng, giáo sĩ, chính trị gia và triết gia được mở ra.

Riêng chính quyền thành phố Lisbon lại tuyên bố rằng trận động đất thực sự là một minh chứng cho cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Chính tội lỗi con người nơi đây là một trong những nguyên nhân gây ra thảm họa.

Tuy nhiên, một số nhà chức trách không đồng ý với lời tuyên bố đó. Họ chỉ ra rằng khu đèn đỏ của Lisbon chỉ chịu những thiệt hại nhỏ, trong khi các nhà thờ thì bị xóa sổ hoàn toàn. Đây được xem là sự kiện kỳ lạ khó hiểu.

Một sự trùng hợp kỳ lạ khó giải thích nữa trong sự kiện khủng khiếp này là nó đã xảy ra trong ngày lễ tôn giáo, khi mà các thánh đường vẫn vang vọng các bài thuyết giảng và những cuộc thảo luận tôn giáo có sự tham gia của đông đảo quần chúng.

Nhưng dù sao đi nữa trận động đất Lisbon vào năm 1755 chắc chắn đã để lại dấu ấn trên di sản văn hóa của thế giới, cũng như các khía cạnh của tôn giáo và triết học. Nhiều tài liệu tham khảo đề cập đến sự kiện có thể được tìm thấy cho đến ngày nay.

Tú Văn, theo TVN