Tỉnh trưởng Chiang Rai, ông Narongsak Osottanakorn đã tiết lộ trên trang Thairath việc giới chức Thái Lan đã gửi yêu cầu sự trợ giúp của Trung Quốc trong công cuộc giải cứu các em nhỏ còn đang mắc kẹt trong hang. Tuy nhiên Trung Quốc đã từ chối.
Lính Trung Quốc đứng gác khi một đập nước xả lũ, các con đập nước lớn của TQ ngoài có nhiệm vụ thủy lợi và cung cấp nguồn điện, còn được xem là một vũ khí nguy hiểm đối với các quốc gia ở hạ nguồn.
Cụ thể, Thái Lan đã yêu cầu Trung Quốc ngăn đập trên sông Thanlwin chảy từ Trung Quốc để ngăn nước lũ về trong những ngày tới, nhằm ngăn tình trạng lũ quét vào hang gây bất lợi cho quá trình giải cứu.
Được biết, sông Thanlwin là dòng sông lớn được UNESCO công nhận là di sản văn hoá, chảy từ Trung Quốc qua Myanma và xuống Thái Lan. Từ tháng 7 đến tháng 12, hang Tham Luang nhận lượng nước đưa vào từ 2 nhánh sông của sông Thanlwin.
Sông Thanlwin
Từ tuần trước, DNP cùng dân làng lân cận đã đắp đập để dẫn nước từ hai nhánh Huay Nam Dan (phía Bắc hang Tham Luang) và Huay Makork (phía Nam hang) xuống các cánh đồng gần đó. Tuy nhiên theo như dự báo, các ngày tới sẽ có mưa lớn kèm theo các đập trên thượng nguồn xả lũ, đập nước tạm thời do người dân đắp nên sẽ không thể chống cự. Toàn bộ hang sẽ ngập lụt, làm cắt đứt gần như toàn bộ nguồn tiếp tế và liên lạc với các em.
Nếu Trung Quốc chấp nhận yêu của Thái Lan, lượng nước chảy xuống 2 nhánh sông vào hang Tham Luang sẽ giảm xuống mức tối thiểu. Cộng với việc hàng trăm máy bơm đang tích cực bơm nước ra ngoài, việc giải cứu các em sẽ hết sức đơn giản và an toàn.
Hang động Tham Luang và vị trí phát hiện người bị nạn.
Tuy nhiên Trung Quốc đã ngay lập tức từ chối yêu cầu của giới chức Thái Lan. Lí do được Trung Quốc đưa ra: “Trung Quốc đang thiếu nguồn điện để bán theo các hợp đồng đã kí kết với các quốc gia trong khu vực.”
Sau khi đưa được 4 em ra khỏi hang ngày hôm qua, 11h trưa nay đội thợ lặn đã tiến hàng đợt giải cứu thứ hai.
Đồ họa hành trình lặn ra khỏi hang Tham Luang. Nguồn: AMARIN TVHD
“Điều kiện giải cứu thuận lợi như hôm qua. Đội cứu hộ tham gia chiến dịch hôm qua tiếp tục nhiệm vụ với chỉ một chút thay đổi”, Narongsak Osatanakorn, người đứng đầu chiến dịch giải cứu cho biết tại cuộc họp báo chiều nay bên ngoài hang Tham Luang. “Mực nước không có gì đáng lo ngại. Trận mưa hôm qua không ảnh hưởng đến mực nước trong hang”, ông nói thêm. Các thợ lặn đã thay thế các bình oxy và bảo trì thiết bị trong hệ thống cứu hộ dọc lối thoát gần 5km trong hang.
Cách các thợ lặn dẫn các em ra khỏi hang Tham Luang. Nguồn: Guardian
Những cậu bé khỏe mạnh và sẵn sàng nhất sẽ được đưa ra trước trong đợt giải cứu thứ hai và cậu bé đầu tiên sẽ được đưa ra ngoài lúc 19h30-20h30 hôm nay.
Sông Thanlwin (tên cũ dùng trước năm 1991 là sông Salween) là một dòng sông lớn của châu Á chảy qua các nước Trung Quốc, Myanma, Thái Lan. Sông bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua vùng phía Tây của Vân Nam sát biên giới với Myanma, qua phía Đông Bắc của Myanma và làm đường biên giới tự nhiên giữa Myanma và Thái Lan, chảy sâu vào trong lãnh thổ Myanma và đổ ra biển Andaman tại Mawlamyine. Ở gần cửa sông, nó tạo nên đồng bằng nhỏ Thanlwin.
Sông có chiều dài là 2.815 km và là nhà của 7.000 loài thực vật và 80 loài thú và cá quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Chính vì thế, vào năm 2003, UNESCO đã công nhận sông Thanlwin là một di sản thế giới (sinh thái).
Sông Thanlwin có nhiều tên gọi ở các địa phương. Ở Vân Nam, nó được gọi là 怒江 (Nù Jiāng, Nộ Giang), ở Myanma thì có tên gọi là Thanlwin (phát âm quốc tế là θànlwìn; trong hệ thống chuyển ngữ cũ thì viết là Salwine), ở Thái Lan thì có tên gọi là สาละวิน (Salawin).
Năm 2004, chính phủ Trung Quốc quyết định sẽ xây 14 con đập trên phần sông chảy qua Vân Nam. Chính phủ Thái Lan và Myanma dự định hai nước sẽ hợp tác xây một số con đập trong đó có thể có một con lớn hơn cả đập Tam Hiệp.
Theo Hanoimoi