Trong màn khói lựu đạn mờ mịt và cay xè, tiếng hô vang các khẩu hiệu vì dân chủ của hàng triệu người Hong Kong vẫn tiếp tục vang lên. Mặc cho những thủ đoạn vu khống, lừa bịp, lưu manh và hạ đẳng của chính quyền ĐCSTQ, có lẽ chưa bao giờ, kể từ phong trào dù vàng năm 2014 hoặc xa hơn là biểu tình Thiên An Môn năm 1989, người Trung Quốc và cả thế giới chứng kiến được niềm khao khát tự do, dân chủ của con người mạnh mẽ đến vậy.
Với một người ngoài cuộc, dễ dàng nhìn thấy được sự mâu thuẫn gần như không thể xóa nhòa của cuộc biểu tình dân chủ chấn động ở Hong Kong hiện nay. Những đợt xuống đường với sự tham gia vài trăm ngàn đến hàng triệu người, thu hút mọi tầng lớp lao động liên tục trong suốt hơn 2 tháng qua và có lẽ sẽ còn kéo dài lâu hơn, khiến nhiều người tự hỏi: “Điều gì đã khiến người Hong Kong hành xử dũng cảm, kiên nhẫn mà đầy ôn hòa, lý trí như vậy?” Câu trả lời hẳn vì hai chữ tự do.
Với lịch sử được tập dợt cho những lần mít tinh, biểu tình trong suốt những năm qua. Người Hong Kong hiểu rằng, một nền dân chủ tuyệt đối là khi thể chế chính trị phải tôn trọng quyền công dân, quyền biểu quyết và lên tiếng của người dân. Và từ 1997 khi Hong Kong được Anh trao trả về cho TQ, nó đã bị xâm phạm thô bạo. Như giọt nước tràn ly với điều luật dẫn độ đầy tranh cãi, người Hong Kong hiểu rằng cách tốt nhất và nhanh nhất để lấy lại phần nào dân chủ đã mất là… xuống đường!
Có thể chúng ta thấy đâu đó bóng dáng của sự ôn hòa trong cách đòi lại hòa bình, độc lập cho đất nước Ấn Độ của Mahatma Gandhi khi không cần dùng bạo lực. Và người Hong Kong hẳn sẽ mong muốn điều này hơn ai khác, thế nên dù có bị đánh đập bởi côn đồ hay đàn áp cảnh sát Hong Kong, với những chiêu trò bẩn thỉu, hạ đẳng của ĐCSTQ, nhưng đa số người Hong Kong vẫn ôn hòa, điềm tĩnh trước cái ác.
Người Hong Kong hiểu rằng, một nền dân chủ tuyệt đối là khi thể chế chính trị phải tôn trọng quyền công dân, quyền biểu quyết và lên tiếng của người dân. (Ảnh: Epoch Times)
Người ta có thể xem đây là biểu tình dân chủ, đấu tranh quyền công dân hay quyền sống và mưu cầu hạnh phúc, vv… nhưng nhìn rộng ra, đây lại là một trận chiến giữa Chính và Tà, mà đại diện hai bên nổi bật những bản chất hoàn toàn trái ngược:
Bên tà ác, ĐCSTQ, kẻ giật dây chính quyền của bà Carrie Lam vốn có lịch sử giết người và nói dối không biết ngượng miệng trong 100 năm nó tồn tại. Từ khi cướp được chính quyền, trong đối nội, ĐCS luôn duy trì tôn chỉ: Đàn áp tôn giáo, bức hại dân chủ, triệt tiêu văn hóa truyền thống, thủ tiêu tự do và bao che cho tham nhũng, chuyên quyền. ĐCSTQ từng giết hàng trăm triệu người dân trong các cuộc đàn áp suốt từ 1919. Cho đến nay, ĐCSTQ hiện vẫn đang giam giữ hàng triệu người dân Duy Ngô Nhĩ, người theo Hồi giáo, Cơ đốc giáo hay người tu luyện Pháp Luân công trong các trại tập trung.
ĐCSTQ đã và đang giết hàng triệu người để mổ cướp nội tạng hòng kiếm lợi nhuận máu.
Trong nước là vậy, còn đối ngoại, đi đến đâu, hãy nhìn vào hậu quả của các quốc gia khi kết giao với chính quyền này. Sri Lanka phải cho TQ thuê kênh đào 99 năm, Zimbabue trở nên đói nghèo, Venezuela lạm phát đến hàng triệu phần trăm, và hàng loạt các nước châu Phi, Đông nam Á… vướng vào vòng xoáy nợ nần và chi phối chính trị, kinh tế của ĐCSTQ. Đến cả các nước phát triển như Mỹ, Úc hay Châu Âu cũng là nạn nhân của tin tặc, tình báo, ăn cắp bản quyền trí tuệ hay các chiêu trò giao dịch thương mại không công bằng của ĐCSTQ.
Ở phía ngược lại, người dân Hong Kong, vốn được hưởng tinh thần dân chủ từ thời thực dân Anh để lại, và được duy trì sức sống qua những cuộc diễu hành, tưởng niệm hàng năm, vì thế không khó để họ cảm thấy bị đe dọa, bất an và mất hết hy vọng khi tự do dần dần bị chính quyền Bắc Kinh bào mòn.
Dễ thấy rằng, quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc được ghi trong hiến pháp của nhiều quốc gia. Nhưng nó không chỉ đại diện cho một vài nước. Nó đại diện cho quyền con người trên trái đất này. Và khi nhìn lại những gì đang diễn ra ở Hong Kong, ta đang thấy một cuộc chiến giữa độc tài và dân chủ, giữa đàn áp và hòa bình, giả dối với chân thật. Và trên hết là cuộc chiến Chính và Tà của người dân Hong Kong với chế độ Trung cộng.
“Thiện ác hữu báo” – quy luật của vũ trụ này áp dụng chung cho từng hành vi của con người, cho tập thể và cho các thể chế chính trị suốt hàng ngàn năm qua. Đã có quá nhiều những câu chuyện nhân quả, phúc họa của vua quan với người dân trăm họ. “Vua là thuyền, dân là nước”. Cái vinh quang, uy vũ của con thuyền hẳn chỉ có được khi nước nâng đỡ, thế nhưng nó cũng sẽ bất lực nếu nước nổi cơn giận dữ. Chỉ có điều, ĐCSTQ chưa thấy hoặc không muốn tin rằng, nguy cơ tứ bề nó đang đối diện là dấu chấm hết cho những tội ác mà nó gây ra cho dân tộc Trung Hoa và cho nhân loại.
Như 300 chiến binh Sparta dũng cảm đối diện với hàng chục vạn quân Ba Tư, phía sau lưng người Hong Kong là nền dân chủ mong manh, là lằn ranh tự do cuối cùng cần được bảo vệ, họ buộc phải bảo vệ nó bằng cả tính mạng của mình trước sự tà ác không giới hạn của ĐCSTQ.
Như 300 chiến binh Sparta dũng cảm đối diện với hàng chục vạn quân Ba Tư, tự do của người Hong Kong cần được bảo vệ trước sự tà ác không giới hạn của ĐCSTQ. (Ảnh: Pinterest)
Cái kết bi hùng toàn quân bị diệt của các chiến binh Sparta hy vọng sẽ không lặp lại, khi “viện binh” của người Hong Kong là các nước dân chủ và người dân yêu hòa bình, tự do trên toàn thế giới vẫn đứng về phía họ.
Giống như một bài báo nói về Phùng cửu tất loạn, dự ngôn về ngày tàn ĐCSTQ, những diễn biến ở Hong Kong, liệu là chương cuối cùng mô tả trận chiến Chính – Tà trong lịch sử thế giới hiện đại của loài người và kết quả bước sang một thời kỳ thịnh vượng mới, hay nhân loại lại phải chứng kiến lịch sử lừa dối, giết người của ĐCSTQ.
“Thiện ác một niệm định sống chết, tiến lùi một bước định tương lai”, thời gian là câu trả lời rõ nhất!