Phần I. Pháp Luân Công là gì

1. Pháp Luân Công là gì?

Pháp Luân Công là một môn khí công tu luyện. Tu là tu sửa tâm tính theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, luyện là luyện tập 5 bài công pháp. Quý vị có thể xem thêm phần giới thiệu tại đây: https://vi.falundafa.org/introduction.html

2. Khí công là gì, tu luyện là gì?

Cách gọi “khí công” mới có ở bên Trung Quốc từ khoảng những năm 1970, trước đây đều gọi là tu luyện. Ở Việt Nam cũng hay gọi là dưỡng sinh. Các môn khí công phổ biến trên thế giới như Thái Cực Quyền, Yoga.

3. Vậy Pháp Luân Công khác Yoga và Thái cực quyền như thế nào?

Các bài luyện động tác của Pháp Luân Công tương đối dễ tập hơn, Pháp Luân Công ngoài các bài luyện thì chú trọng hơn đến nguyên lý tu tâm. Trong khi Yoga và Thái cực quyền đã bị thất truyền mất nguyên lý tu tâm nên chỉ còn các bài tập.

4. Tu luyện Pháp Luân Công có tác dụng gì?

Tác dụng hay nói đến là nâng cao sức khỏe và chữa bệnh. Đồng thời việc tu sửa tâm tính cũng giúp người ta có cuộc sống tinh thần nhẹ nhàng hơn. Bởi vì khi hiểu được các quy luật vận động của cuộc sống, vũ trụ và thân thể người thì người ta đối diện với cuộc sống một cách chủ động. Những ai có căn cơ, duyên phận và nỗ lực tu luyện, thì hiểu rằng mục đích cuối cùng của Pháp Luân Công cũng như các môn tu luyện chân chính, đều nhằm đạt tới giác ngộ.

5. Tu luyện Pháp Luân Công tại sao lại khỏi được bệnh?

Đông y nói về nguyên nhân bị bệnh là do khí trong đường kinh lạc bị ức tắc, các bài tập của Pháp Luân Công nói riêng và của khí công nói chung giúp đả khai kinh lạc, nên có tác dụng khỏi bệnh. Đông y còn nói về bệnh liên quan đến thất tình lục dục, tức là các cảm xúc thái quá. VD Giận quá hại gan, vui quá hại tim, buồn quá hại phổi, lo lắng quá hại dạ dày, sợ quá hại thận. Khi tu tâm theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, người ta có xu hướng bình hòa hơn nên cũng giảm các nguy cơ bệnh tật.

Nói chung chữa bệnh có nhiều phương pháp, với các nguyên lý, cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ châm cứu đã có từ hàng ngàn năm qua, nhưng tây y hiện nay dù rất hiện đại nhưng cũng chưa có hiểu biết về đường kinh lạc. Bởi vì khoa học hiện đại mới hiểu biết đến các hạt như proton, quark, neutrino, nhưng “khí” trong kinh lạc là vật chất vi tế hơn nữa, do vậy không thể dùng hiểu biết của khoa học hiện đại để lý giải nguyên lý, phương pháp châm cứu. Thực ra, cấu tạo của thân thể người vô cùng phức tạp, và sự liên quan giữa thân thể và tinh thần là rất chặt chẽ. Các phương pháp chữa bệnh đều có lý lẽ, nguyên lý và đều không mâu thuẫn với nhau. Những gì mà con người hiểu biết được hôm nay đều là điều mà hôm qua chưa thể lý giải. Hàng trăm triệu người đã trải nghiệm nâng cao sức khoẻ, khỏi bệnh, thậm chí nhiều trường hợp khỏi bệnh nan y đã là minh chứng cho tính khoa học của tu luyện Pháp Luân Công.

Ở mức độ sâu xa hơn của tu luyện, khi một người bắt đầu luyện công, đặc biệt là tu sửa tâm tính theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, thì thường diễn ra một cơ chế rất đặc thù. Ngôn ngữ tu luyện gọi là “Tịnh hóa”, nó giúp loại bỏ dần các bệnh tật và giúp tinh thần cũng nhẹ nhõm hơn. Nếu chỉ dựa vào cơ chế khí công, như khai thông kinh lạc để đạt đến mức độ khỏi bệnh, thì cho dù rất công phu cũng chỉ có thể khỏi các bệnh đơn giản. Thực chất chính là như vậy, đây cũng là một trong những bí mật của tu luyện, ngôn ngữ hiện đại thường gọi là “khoa học tâm linh”.

Nếu chúng ta để ý thì trong các câu chuyện xưa, những hòa thượng và đạo sĩ tu luyện trong quá khứ không bao giờ thấy họ bị bệnh, bởi vì tu luyện nghiêm túc thì thân thể sẽ đạt đến trạng thái không còn bệnh.

 

Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công

6. Vậy Thái cực quyền, Yoga đâu cần nguyên lý đâu mà vẫn tốt, hay tu bên nhiều tôn giáo đâu có cần động tác đâu?

Thái cực và Yoga do thất truyền nguyên lý tu tâm, nên hiện chỉ còn là các môn khí công thể dục nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, nhưng ngay cả để đạt hiệu quả chữ bệnh nâng cao sức khỏe cũng cần luyện tập rất công phu

Nhiều môn tôn giáo thường chỉ chú trọng tu tâm chứ không có phần luyện thân, đó là do đặc điểm của mỗi pháp môn quy định. Pháp Luân Đại Pháp vừa tu tâm, vừa luyện thân, gọi là tính mệnh song tu.

Ở một góc độ khác, người ta thường nói về “tu tại gia, tu tại chợ”, tu luyện Pháp Luân Công chính là tu trong cuộc sống và công việc, chứ không cần địa điểm đặc định như tôn giáo. “Tu” là chỉnh sửa các tâm xấu, Pháp Luân Công lựa chọn môi trường thực tế, khi người ta va chạm sẽ dễ nhận ra các tâm xấu của mình để tu sửa. Khi các tâm xấu ít đi, dần dần người ta cũng có thể tĩnh lại, cũng gọi là “định” lại. Trong khi chuyên tu trong tôn giáo thường chọn con đường thoát tục, tức là tránh va chạm với cuộc sống, từ đó đạt tới tĩnh tâm, và cũng đạt tới “định”.

7. Tập Pháp Luân Công có thủ tục tham gia như thế nào, có tổ chức không? Nếu muốn tập Pháp Luân Công thì bắt đầu như thế nào? Học phí và các loại phí như thế nào?

Pháp Luân Công không có tổ chức mà là môn tu luyện tự do, tự giác. Ở một số quốc gia, Pháp Luân Công có thành lập tổ chức theo yêu cầu của pháp luật sở tại, nhưng cá nhân đại diện cho tổ chức đó cũng không có bất cứ quyền lực gì với bất kì ai. Ngay cả Sư Phụ của Pháp Luân Công cũng chỉ giảng ra nguyên lý, không bao giờ nói mình có quyền gì với học viên. Nói chung việc tu luyện Pháp Luân Công không cần tổ chức, không có nghi lễ, cũng không ghi danh, ai muốn tập thì tập, không muốn tập cũng không cần báo cáo với ai.

Một người hoàn toàn có thế tự đọc sách và học các bài công pháp qua trang web sau, hoặc có thể liên hệ với những người tập có kinh nghiệm và các thông tin về điểm luyện công gần nhất trên internet. Trang web chính thức của Pháp Luân Công là http://vi.falundafa.org/index.html

Tu luyện Pháp Luân Công không có phí, bởi vì đó là để tu luyện. Một trong những điều cấm kị nhất của Pháp Luân Công là thu phí, ai hướng dẫn người khác mà thu phí thì tu luyện sẽ vô ích. Riêng về sách và các Bài giảng của Pháp Luân Công, mọi người có thể tự in hoặc nhờ người khác in ra để đọc, chỉ lưu ý là nên giữ gìn cẩn thận bởi vì đó là sách để tu luyện.

8. Tại sao Pháp Luân Công  bị đàn áp tại Trung Quốc?

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền ĐCSTQ làm tan nát hàng triệu gia đình, thêm một lần tước đoạt đi quyền tự do tín ngưỡng của người Trung Quốc

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7 năm 1999 với 3 lý do chủ yếu:

– Một là chính quyền ĐCSTQ từ khi ra đời đến nay chưa bao giờ ngừng các cuộc đàn áp dân chúng Trung Quốc. Đó là một phần trong phương thức duy trì quyền lực của họ, thông qua việc tạo ra bầu không khí khủng bố và sợ hãi của công chúng đối với ĐCSTQ. Do vậy Pháp Luân Công cũng chỉ là một nhóm người trong rất nhiều các nhóm người tại Trung Quốc bị ĐCSTQ bức hại. Thực ra tất cả các nhóm người tại Trung Quốc đều bị bức hại, ngay cả hiện nay việc bức hại vẫn đang diễn ra khốc liệt với phật tử Phật giáo Tây Tạng, người Hồi Duy Ngô Nhĩ, người theo Công giáo tự gia, các nhà báo, luật sư độc lập và người bất đồng chính kiến. Mọi người quan tâm có thể tìm hiểu xem những nhóm người nào đã bị bức hại bởi ĐCSTQ qua bài viết: https://tansinh.net/nhan-qua/nhung-ai-da-bi-buc-hai-boi-dang-cong-san-trung-quoc/

– Hai là tất cả các nhóm người tại Trung Quốc đều phải bị ĐCSTQ kiểm soát thông qua các tổ chức. ĐCSTQ muốn kiểm soát Pháp Luân Công bằng cách kiểm soát tổ chức và bổ nhiệm người đứng đầu, nhưng Pháp Luân Công cũng không có tổ chức theo kiểu có quyền lực với bất kì ai, nên cũng không thể thông qua đó để kiểm soát điều gì. Khi không có gì để kiểm soát thì cảm giác lo sợ về sự mất quyền lực đã khiến ĐCSTQ lựa chọn bức hại.

– Ba là yếu tố cá nhân lãnh đạo Giang Trạch Dân, quyền lực tập trung tuyệt đối làm ông ta có tâm lý tật đố nặng nề. Người sáng lập Pháp Luân Công với tư cách là một người dân bình thường, nhưng lại có hàng trăm triệu học viên kính trọng, trong đó có nhiều đảng viên, lãnh đạo…. Mặc dù Lý Sự Phụ đã chủ động ra nước ngoài sinh sống từ năm 1996 và rất ít về nước. Khi về cũng chỉ gặp gỡ học viên trong một phạm vi hẹp vào dịp chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Mặc dù vậy, thói quen lo sợ nhóm người nào đó ảnh hưởng tới quyền lực đã tích tụ tâm lý lo sợ của Giang Trạch Dân. Sau nhiều cuộc điều tra bí mật cũng như chính thức của nhiều cơ quan, cá nhân lãnh đạo ĐCSTQ nhưng đều không nhận thấy Pháp Luân Công có điều gì sai trái hay chống đối chính quyền. Như kết luận của nguyên chủ tịch quốc hội Kiều Thạch là “Pháp Luân Công đối với nhân dân, đối với đất nước chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”. Thực ra lúc đó không có vị lãnh đạo nào trong thường trực bộ chính trị ĐCSTQ ủng hộ đàn áp Pháp Luân Công, nhưng tâm lý tật đố và hoang tưởng về quyền lực tuyệt đối, Giang Trạch Dân cuối cùng đã cưỡng chế ra lệnh đàn áp. Có thể nói rằng yếu tố cá nhân ông Giang đã kết hợp với đặc điểm bản chất ĐCSTQ đã dẫn đến cuộc đàn áp tàn khốc này.

Chỉ cần nhìn vào thực tế là, trong hơn 100 quốc gia có người tập Pháp Luân Công thì có chính quyền ĐCSTQ ngăn cấm và bức hại. Như vậy đã thấy sự bức hại ấy là bất thường, hơn nữa sự bức hại ấy cũng đã đi đến tột cùng về mức độ tà ác là mổ cướp nội tạng của con người. Do vậy ở góc độ khác, đây cũng là tình thế để mỗi người có sự lựa chọn phân biệt chính – tà, thiện – ác.

Hàng năm, hàng vạn học viên Pháp Luân Công toàn thế giới trong trang phục dân tộc mình, tụ hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện

Phần II. Một số câu hỏi liên quan

9. Có người bảo Pháp Luân Công là tà đạo?

Tà đạo có những đặc điểm cố hữu: một là thu phí, bởi vì nó vì kiếm tiền mà tồn tại, nếu không thì sẽ hại sức khoẻ, bởi vì chính hay tà đều có những nhân tố đằng sau, cho nên nếu không lấy tiền của người ta thì sẽ lấy đi phần tinh khí của người ta. Do vậy sẽ hại sức khoẻ, tinh thần cũng ngày càng mất kiểm soát. Cái tà cũng hay lôi kéo kiểu như gia nhập sẽ có thêm công danh, lợi lộc. Một số trường hợp còn khuyến khích tranh quyền đoạt lợi, thậm chí sát sinh. Một số trường hợp còn lấy danh nghĩa để tranh đấu chính trị, thậm chí khủng bố kiểu “tử vì đạo”…Một đặc điểm phổ biến nữa của tà đạo không chỉ lôi kéo dụ dỗ bằng những danh lợi, mà khi muốn rút khỏi thì thường bị đe doạ mất mát về danh, về lợi ích hay thậm chí mạng sống.

Ngay trong những chính giáo, chính đạo cũng luôn có những kẻ mượn danh nghĩa tôn giáo để bày ra những nghi lễ nào đó, phán định nguy cơ mất mát gì đó, mục đích cũng để lấy tiền của của người ta. Đó gọi là đi theo đường tà trong chính giáo, phá hoại tôn giáo từ bên trong, làm bại hoại tôn giáo.

Với Pháp Luân Công, những nội dung như thu phí, khuyến khích mưu cầu danh lợi, hay tham dự chính trị, sát sinh đều là những điều cấm kị. Người tu luyện nào dính mắc vào những điều đó nhìn chung đều không thể tu luyện được nữa. Việc tham gia cũng không cần ai cho phép, bởi vì tu luyện là mỗi người phải tự giác tu sửa bản thân, nguyên lý đã có sẵn ở đó, bất cứ ai cũng không thể cưỡng chế tu chỉnh người khác được. Ai không muốn tu luyện đều có thể tự thôi, không có thủ tục gì.

Riêng về sức khoẻ, nói chung tu luyện Pháp Luân Công đều phải có mức độ gian nan nhất định khi luyện tập, thậm chí việc đề cao tâm tính còn gian nan hơn. Bởi vì khi đối diện với mâu thuẫn, nhưng vẫn phải nỗ lực để bao dung, Nhẫn nhường, cố gắng đối xử Thiện với người khác, khi đối diện với được mất lợi ích vẫn phải Chân thật. Những việc đó nói thì dễ, làm được trong thực tế rất khó khăn. Phải có nguyên lý hướng dẫn, thì dần dần người ta mới làm được tốt. Những gian nan về thân và tâm đó lại giúp người ta bồi bổ sinh khí, tinh thần chủ động hơn trước những biến động trong cuộc sống. Nó trái ngược với cái tà, do vậy cái gì là chính, là tà thực ra không khó để phân biệt.

10 Tập Pháp Luân Công có bị tẩu hỏa nhập ma không, có tịch cốc không, có giới cấm gì không?

Khái niệm “tẩu hỏa nhập ma” xuất phát từ  tiểu thuyết, nhằm thỏa mãn tâm lý hiếu kì của độc giả. Trong các sách tu luyện trong quá khứ không có thuật ngữ này, trong tu luyện thực chất không có vấn đề này.

“Tịch cốc” đại ý là không ăn không uống. Trong một số môn tu luyện đặc định có phương pháp này, lý do là bởi vì họ tu luyện trong hang động trong núi sâu rừng già, cách ly với nguồn ăn uống. Pháp Luân Công tu luyện trong cuộc sống đời thường nên không có khái niệm này. Thực ra tất cả các môn tu luyện trong tôn giáo và đời thường đều không có phương pháp này. Có một số cá nhân cố ý làm việc này chẳng qua là mang theo tâm lý bất chính, cũng gây ra một số ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống xã hội.

Pháp Luân Công không đi theo con đường tôn giáo, cũng không có tổ chức có quyền lực gì với bất kì ai. Do vậy không có giới cấm theo kiểu ràng buộc bằng quyền lực. Tuy vậy có một số điều cấm kị, nếu ai vi phạm thì không còn được coi là một người tu luyện Pháp Luân Công. VD như cấm thu phí, cấm tham gia đấu tranh chính trị…

Một số giới cấm khác cũng được nêu ra rất nghiêm khắc như sát sinh, dùng ma túy, quan hệ nam nữ ngoài hôn nhân… Ai tu luyện mà vi phạm các giới cấm này thì về nguyên lý sẽ hầu như không thể tu luyện được nữa. Ngay cả hút thuốc, uống rượu… cũng sẽ làm cho một người tu luyện gặp rất nhiều khó khăn, mà có thể không vượt qua trong quá trình tu luyện.

11. Pháp Luân Công là của Trung Quốc nên một số người không thích?

Có nhiều phần văn hóa truyền thống tại Việt Nam liên quan tới Trung Quốc. Nho giáo, Phật giáo Đại thừa và Đạo giáo đều xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả thuốc bắc, châm cứu cũng vậy, thậm chí cả ngôn ngữ như tên gọi của mỗi người chúng ta cũng đa số đều đặt theo cách hiểu Hán Việt. Cho nên việc tiếp nhận những tinh hoa của các nước trên thế giới là điều bình thường trong quá trình phát triển của xã hội.

Tâm lý ghét Trung Quốc của người Việt Nam cũng xuất phát từ việc chính quyền Trung Quốc mấy chục năm nay cũng làm nhiều việc không ra gì. Người Trung Quốc sau đại CMVH đã căn bản mất đi văn hoá truyền thống, nên họ cũng biểu hiện gây mất cảm tình.

Có thể nói theo hướng ngược lại, nhiều người Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi tuyên truyền của chính quyền ĐCSTQ, nên hiểu sai về Pháp Luân Công. Thậm chí vô tình hay hữu ý tuyên truyền thay cho chính quyền Trung Quốc phỉ báng Pháp Luân Công, như hoà thượng chùa Ba Vàng và một số cá nhân, cơ quan địa phương.

12. Nghe nói tập Pháp Luân Công không được thờ cúng tổ tiên, đi chùa, trái ngược với văn hoá truyền thống?

Thông thường nếu người ta theo một tôn giáo nào đó, thì cũng phủ định các nghi lễ hay tôn giáo khác. Pháp Luân Công chỉ là tu luyện chứ không phải là tôn giáo, không có nghi lễ nên cũng không yêu cầu người tập phải từ bỏ nghi lễ trong cuộc sống. Có lẽ nhiều người trước khi tu luyện Pháp Luân Công thì việc thờ cúng ông bà tổ tiên và đi chùa đã mang nặng tâm lý truy cầu. Khi họ hiểu được bản chất của các nghi lễ đó thì họ có thể làm các việc đó một cách nhẹ nhàng hơn. VD việc thờ cúng ông bà tổ tiên là thể hiện chữ Hiếu – là sự ghi nhớ công đức nuôi dạy của ông bà tổ tiên, cũng để cầu mong cho tổ tiên được siêu thoát, chứ không phải để cầu xin sự giúp đỡ từ người đã khuất. Hay việc đi chùa bái Phật là để người ta sám hối những lỗi lầm và thể hiện tâm nguyện sẽ sửa đổi tâm tính theo những gì Phật dạy, thay vì tới để cầu xin Thần Phật giúp cho phát tài, giải nạn…

Tất nhiên những người chuyên tu theo tôn giáo như Phật giáo thì đều phải rời bỏ gia đình, nên đương nhiên không còn thờ cúng ông bà tổ tiên. Tu luyện Pháp Luân Công không theo hình thức tôn giáo, chỉ chú trọng tới tự tu sửa tâm tính.

Bản chất thực của văn hoá truyền thống đều là trọng đức, tôn trọng tự nhiên và sinh mệnh, kính ngưỡng Thần Phật. Văn hoá Á Đông chủ yếu được truyền ra từ ba tín ngưỡng chính, Phật gia khuyến khích tích đức hành Thiện, Nho gia giảng về nhân nghĩa lễ trí tín và sự cao dung Nhẫn nhường, Đạo gia nhấn mạnh về Chân và đạo lý thuận theo tự nhiên. Nguyên lý của Pháp Luân Công tựu chung lại là ba chữ Chân Thiện Nhẫn, nên tương hợp với bản chất của văn hoá truyền thống.

13. Có người nói tập Pháp Luân Công không được uống thuốc, đi viện và có một số người vì thế đã bệnh nặng hơn hoặc bị chết?

Pháp Luân Công không có bất cứ một ràng buộc nào, lại càng không ngăn cấm điều trị bằng các phương pháp khác khi tập luyện. Tuy nhiên, để tu luyện Pháp Luân Công có hiệu quả về chữa bệnh thì người tập cũng phải nỗ lực đề cao tâm tính, thường xuyên đọc sách để hiểu rõ hơn nguyên lý. Do đó, kết quả với mỗi người là khác nhau, trong khi bệnh của họ lại nặng thì kết quả rất có thể sẽ không ổn.

Thực chất Pháp Luân Công là để tu luyện chứ không có mục đích cuối cùng là chữa bệnh, và ngay từ đầu trong sách cũng đã nói về việc không cho phép người mang bệnh nặng tới học. Nhưng số người đến với Pháp Luân Công để chữa bệnh chiếm một tỉ lệ rất cao, trong đó có nhiều người bệnh nan y đã không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Rất nhiều người đã thực sự khỏi bệnh hoăc chuyển biến tốt. Nói ở góc độ khác thì so với bất cứ phương pháp nào khác, Pháp Luân Công cũng đã thể hiện khả năng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe tốt nhất rồi.

14. Nghe nói tập Pháp Luân Công sẽ u mê rồi bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình?

Tu luyện Pháp Luân Công là giúp người ta có được cuộc sống tốt hơn. Bởi vì khi sức khỏe cải thiện, tinh thần bớt căng thẳng thì mâu thuẫn trong cuộc sống cũng ít và dễ giải quyết. Đối với xã hội và quốc gia, nếu nhiều người tu tâm hướng thiện, không làm điều xấu đương nhiên cũng có tác động tích cực.

Các môn tu luyện trong quá khứ, hoặc chuyên tu theo Phật giáo thường phải lựa chọn rời bỏ cuộc sống, gia đình, tên họ cũng bỏ. Tuy nhiên Pháp Luân Công tu luyện trong cuộc sống đời thường. Do vậy yêu cầu về sự đảm bảo phù hợp với cuộc sống và công việc đời thường, đã được nói rõ và nhắc lại nhiều lần trong sách của Pháp Luân Công. Có thể có một số cá biệt hành xử thiếu chuẩn mực, nhưng do trong sách của Pháp Luân Công đã khuyến cáo rõ về vấn đề này nên đa số họ sẽ điều chỉnh lại, tu luyện Pháp Luân Công cần phải phù hợp tối đa với cuộc sống bình thường.

15. Một số người nói rằng Pháp Luân Công lấy một số nguyên lý bên Phật giáo rồi trộn lẫn với những thứ khác mà thành nguyên lý của mình?

Người sáng lập Pháp Luân Công đã phải sử dụng nhiều kiến thức để có thể giảng rõ nguyên lý của Pháp Luân Công. Từ vật lý, khảo cổ, thiên văn học, y học hiện đại, y học cổ truyền, văn hóa truyền thống, đến các hiểu biết trong tôn giáo như Đạo giáo, Phật giáo… Nhiều người cũng biết Phật Thích Ca trước đây khi giảng Pháp của mình cũng đề cập đến nhiều điều trong Bà La Môn giáo. Đó cũng không phải là lợi dụng hay ăn cắp những điều của Bà La Môn giáo. Pháp Luân Công là một trong 8 vạn 4 ngàn môn thuộc trường phái Phật (Phật gia). Do vậy có sử dụng một số thuật ngữ mà các môn thuộc Phật giáo đã dùng, nhưng bản chất là khác nhau. Thực ra ngay trong các môn thuộc Phật giáo, cũng sử dụng nhiều thuật ngữ giống nhau, nhưng bản chất ở mỗi môn cũng khác nhau. Người ta biết đến tu Phật chủ yếu thông qua Phật giáo, vì đa số các môn trong 8 vạn 4 ngàn môn tu Phật là đơn truyền, mật truyền và không theo con đường tôn giáo. Cũng hay có nhầm lẫn giữa khái niệm Phật gia và Phật giáo, Phật giáo là các môn tu Phật nhưng theo con đường tôn giáo, tức là có giáo điều, nghi lễ, chức sắc… Pháp Luân Công tu luyện trong đời thường, không theo con đường tôn giáo nên không liên quan đến Phật giáo. Giống như trường hợp Thái Cực quyền là một môn của Đạo gia, nhưng không thuộc Đạo Giáo.

Ngoài phần tu tâm, Pháp Luân Công có một bộ công Pháp để luyện, trong khi các môn thuộc Phật giáo không luyện động tác, chỉ chú trọng tu tâm và thiền định. Ngay từ đầu, sách Chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Công đã ghi rõ rằng Pháp Luân Công không phải là Phật giáo, cũng không đi theo con đường tôn giáo mà là tu luyện trong cuộc sống đời thường. Bất kì ai lấy điều gì thực sự của môn nào đó, hay trộn lẫn nhiều môn vào thì chắc chắn không thể có tác dụng gì. Bởi vì cơ chế diễn hóa trong tu luyện vô cùng phức tạp, mỗi môn đều có một bộ cơ chế độc lập. Nếu việc trộn lẫn các môn lại với nhau mà vẫn có hiệu quả, thậm chí chỉ cần có hiệu quả về chữa bệnh thì đã có vô số người làm việc đó để kiếm tiền rồi. Mức độ chuyển biến mạnh mẽ về sức khỏe và tinh thần khi tu luyện Pháp Luân Công cho thấy nó phải có những đặc điểm đặc biệt và rất riêng. Do vậy những điều thực chất trong Pháp Luân Công là không có ở bất kì môn nào khác. Có người thậm chí còn nói rằng Pháp Luân Công trộn lẫn các điều của Đạo gia, Phật gia và cả vũ đạo Thái lan gì đó, tức là chính quyền Trung Quốc nghĩ ra điều gì có thể gây phản cảm về Pháp Luân Công thì nhiều người liền tin theo.

16. Nghe nói học viên Pháp Luân Công biểu tình bao vây chính quyền Trung Quốc nên bị đàn áp?

Sự kiện 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 1 vạn học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện tại phòng thỉnh nguyện quốc gia tại Bắc Kinh, là cái cớ mà Giang Trạch Dân gây sức ép lên bộ máy lãnh đạo ĐCSTQ để đàn áp Pháp Luân Công. Chúng ta xem xét lại một số nội dung liên quan đến sự kiện này, để tự có nhận định của mình: Từ năm 1996 trở đi, Pháp Luân Công tiếp tục được đón nhận rộng khắp tại Trung Quốc, nhưng ĐCSTQ bắt đầu mang theo tâm lý lo ngại. Tiếp sau đó là các hoạt động điều tra của nhiều cơ quan như bộ công an, bộ y tế, bộ thể dục thể thao và một số cơ quan, cá nhân lãnh đạo. Trong 3 năm điều tra chính thức và bí mật, họ đều không nhận thấy có điều gì gây lo ngại cho an ninh xã hội hay chính trị từ Pháp Luân Công.

Các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hoà và trật tự, không phản đối chính phủ, và thủ tướng Chu Dung Cơ cũng đã giải quyết tất cả các thỉnh nguyện của họ. Nhưng Giang Trạch Dân đã chụp mũ là “bao vây Trung ương” để lấy cớ đàn áp

Mặc dù vậy, số lượng người tập Pháp Luân Công ngày càng lớn, lại không theo hình thức tổ chức chính thức mà ĐCSTQ có thể dựa vào đó để chi phối. Điều này gây lo ngại cho một số người trong ĐCSTQ, vốn mang theo tâm lý hoang tưởng về sự mất kiểm soát. Hà Tộ Hựu, một người có danh nghĩa “viện sĩ”, không có thành tựu khoa học thực chất, nhưng đã có nhiều kinh nghiệm thăng tiến bằng cách lấy danh nghĩa “khoa học” để ca ngợi lý luận chính trị của Mao Trạch Đông và Giang Trạch Dân (thời cách mạng văn hóa, ông ta đã dùng tư tưởng Mao Trạch Đông để giải thích “thành tựu đột phá” về kết cấu của nguyên tử, ông ta cũng công bố rằng: “Một vài quy luật của nguyên tử phù hợp với tư tưởng Tam đại biểu của Giang Trạch Dân”). Ông này đã viết một số bài báo công kích Pháp Luân Công trên Đài truyền hình Bắc Kinh và tạp chí của học viện giáo dục Thiên Tân. Do vậy một số học viên đã tới Đài truyền hình phản ánh sự thật, sau đó Đài truyền hình Bắc kinh đã nhận thấy sai sót và đưa tin sự thật về Pháp Luân Công. Ngày 18 tháng 4 năm 1999, một số học viên khác cũng đã tới Tòa soạn Tạp chí để phản ánh, đại diện của Tạp chí cũng thừa nhận sai sót và hứa sẽ chỉnh lại cho đúng sự thật, nhưng sau đó họ lại không sửa. Ngày 23, 24 tháng 4 năm 1999 có 300 cảnh sát chống bạo động tới trấn áp và bắt giam 40 học viên. Chính quyền TP Thiên Tân cũng thông báo rằng Bộ công an đã chỉ đạo việc này và hướng dẫn các học viên phải lên Bắc Kinh để khiếu nại mới giải quyết được vấn đề.

Sự kiện 25 tháng 4 bắt đầu từ đó. Các học viên khu vực gần Bắc Kinh đã thông tin cho nhau, để sáng ngày hôm sau lên phòng thỉnh nguyện quốc gia đề xuất ý kiến, trong đó có đề nghị công an thả người. Phòng thỉnh nguyện này nằm ngay cạnh Trung Nam Hải – khu phức hợp làm việc của lãnh đạo ĐCSTQ và chính quyền TW. Do đó, Giang Trạch Dân đã chụp mũ cho Pháp Luân Công “bao vậy trung Ương” nhằm ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Thực chất số người thỉnh nguyện chỉ chiếm 0,1 phần nghìn số học viên cả nước. Học viên Pháp Luân Công cũng không phản đối chính phủ, không có bất cứ yêu cầu nào về chính trị. Thậm chí chính thủ tướng Chu Dung Cơ, hôm đó đã tiếp đại diện học viên và ra lệnh giải quyết tất cả các thỉnh cầu của học viên.

Một nhân vật có vai trò quyết định nữa là La Cán, phó bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật. Từ năm 1997 ông ta đã ra lệnh cho bộ Công an điều tra Pháp Luân Công, gây một số can nhiễu đến công chúng tu luyện, nhưng không tìm được điều gì thuyết phục Chính phủ cấm Pháp Luân Công. Sau sự kiện 25 tháng 4, ông ta nắm bắt được tâm lý muốn đàn áp của Giang Trạch Dân nên đã nguỵ tạo chứng cứ. Những sự việc của các môn phái khác, các vụ án không liên quan bị quy chụp cho Pháp Luân Công. Cùng với tuyên truyền một chiều, cái gọi là 1400 cái chết là kết quả của La Cán tạo ra để cũng cấp thêm “chứng cớ” cho Giang Trạch Dân đàn áp. Ngày 20 tháng 7 Giang Trạch Dân đã bất chấp các Uỷ viên thường trực Bộ chính trị TW ĐCSTQ để đàn áp Pháp Luân Công, cũng ngay lập tức La Cán được đưa thẳng Uỷ viên thường trực Bộ chính trị, là thành viên bổ sung thứ 9. Thực ra bài học thăng tiến trên xương máu của nhân dân đã từng được Giang làm thành công, khi ủng hộ Đặng Tiểu Bình đàn áp sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, nay đã được La Cán lặp lại.

Năm 2001, sau hai năm bức hại và tuyên truyền vu khống nhưng không được lòng dân, vì đa số người Trung Quốc đã ít nhiều hiểu về Pháp Luân Công qua thực tế bạn bè, người thân. Chính quyền ĐCSTQ đã dàn dựng một vụ tự thiêu trên Thiên An Môn, họ thuê mấy người tự thiêu rồi quy chụp cho Pháp Luân Công. Sau đó họ dùng hệ thống tuyên truyền một chiều liên tục cường độ cao trong thời gian dài, thậm chí đưa cả vào sách giáo khoa cho trẻ em và các bài thi trên lớp. Do vậy rất nhiều người Trung Quốc dần dần đã tin theo và thù oán Pháp Luân Công. Thực ra chỉ cần một người độc lập suy xét thì sẽ thấy sự việc bất thường. Một là tự thiêu là việc không thể đoán trước nhưng rất nhiều máy quay phim, rất nhiều cảnh sát trang bị cứu hoả, phóng viên phỏng vấn có mặt sẵn tại hiện trường. Tất cả cho thấy chính quyền đã dàn dựng rất kĩ, đồng thời ngăn cấm tất cả các báo chí tự do tìm hiểu điều tra. Nếu hành động này đại diện cho học viên Pháp Luân Công, thì với hàng trăm triệu người sẽ phải tiếp tục có thêm nhiều vụ tương tự, nhưng thực tế không như vậy. Mọi người quan tâm có thể xem video phân tích sau để hiểu rõ sự việc đã được dàn dựng như thế nào: http://vn.minghui.org/news/27307-video-la-tu-thieu-hay-la-vo-kich-cua-dcstq.html

 

17. Có vẻ học viên Pháp Luân Công có xu hướng bàn luận chính trị, chống cộng, phản động?

Đúng là nhiều học viên Pháp Luân Công thường xuyên nói về cuộc đàn áp của ĐCSTQ với Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Nhưng ĐCSTQ là một lực lượng chính trị, do vậy người nghe dễ liên tưởng là Pháp Luân Công có mục đích chính trị khi nhắc tới ĐCSTQ. Tại Trung Quốc và Việt Nam, ĐCSTQ đã thiết lập một lối nghĩ cho người ta rằng bất cứ ai nói sự thật về ĐCSTQ thì lập tức kết luận người đó là “làm chính trị”, là “phản động”.

Làm chính trị thường là các hoạt động nhằm mục đích đạt được quyền lực chính trị, như vậy thì Pháp Luân Công tuyệt đối cấm kị. Nhưng do trong quá trình đàn áp, ĐCSTQ luôn đi kèm với vu khống những điều tệ hại nhất đối với Pháp Luân Công. Do vậy học viên Pháp Luân Công sau nhiều năm chịu đàn áp đã quyết định nói sự thực về bản chất của ĐCSTQ. Bởi vì nếu mọi người đều hiểu được bản chất của ĐCSTQ thì không dễ dàng tin theo những gì họ nói, mọi người có thể trầm tĩnh tìm hiểu xem Pháp Luân Công là gì, từ đó tự mỗi người có được sự nhìn nhận độc lập.

Theo quan điểm của văn hoá truyền thống, nếu người ta vì hiểu sai mà phỉ báng, thậm chí trợ giúp kẻ bức hại tín ngưỡng thì tương lai đương nhiên sẽ chịu hậu quả. Do vậy các học viên có xu hướng vừa nói về sự thực của Pháp Luân Công, vừa nói về sự sai trái của cuộc bức hại và bản chất của kẻ bức hại là ĐCSTQ. Điều đó hoàn toàn không phải là “làm chính trị”, là “chống cộng” hay “phản động” gì đó. Mục đích thực sự là để mọi người có đầy đủ thông tin để lựa chọn phân biệt thiện – ác, đó là lựa chọn cho tương lai.

18. Người sáng lập Pháp Luân Công phải trốn sang Mỹ?

Đây cũng là một trong những tuyên truyền của ĐCSTQ sau khi bức hại. Thực tế là Người sáng lập Pháp Luân Công – Lý Sư Phụ đã bắt đầu việc truyền dạy Pháp Luân Công ở ngoài Trung Quốc từ năm 1995, sau đó đã chuyển đến định cư ở Mỹ từ năm 1996. Ông cũng không có bất cứ hoạt động xã hội nào, ngoài việc một năm có thể tiếp xúc với các học viên một vài lần trong các buổi gặp mặt chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của họ.

Những thông tin vu khống này, đi kèm với kiểm soát sự thật tại Trung Quốc đã qua mặt được nhiều người dân Trung Quốc. Ở bên ngoài Trung Quốc, người ta đều dễ dàng tìm hiểu được sự thật qua internet. ĐCSTQ còn vu khống rằng Lý Sư Phụ đã lợi dụng học viên để thu nhập rất lớn. Điều này rất dễ dàng kiểm chứng qua các học viên ngay tại Việt Nam vì Pháp Luân Công cấm thu phí. Thậm chí người ta chỉ cần suy luận một chút, rằng nếu Lý Sư Phụ có mục đích kinh tế thì chỉ cần thu mỗi người 10 USD một năm thì Ông đã có thu thập hàng chục tỉ USD. Trong khi ngôi nhà mà Ông sống trước khi sang Mỹ chỉ là một căn hộ tập thể đơn giản.

19. Nghe nói tập Pháp Luân Công sẽ được bảo hộ, sao Người sáng lập Pháp Luân Công không bảo hộ học viên Pháp Luân Công khỏi bị đàn áp

Đây là một quan điểm của tu luyện, do vậy chúng ta hãy thử xét trên quan điểm của tu luyện trong lịch sử. Mọi người đều đã biết hai chính giáo lớn là Cơ Đốc giáo và Phật giáo đều có những tình huống tương tự. Tất nhiên chúng ta không nên và cũng không thể so sánh về sự lớn nhỏ của các môn các phái. Nhưng một thực tế là các chính giáo ấy mặc dù đều là chính tín, chính đạo, các Ngài khai sáng các môn ấy cũng đều có năng lực siêu thường, tuy nhiên cũng đều bị các lực lượng trong đời thường bức hại. Chúa Giê Su bị chính quyền La Mã bức hại trên thập tự giá, hàng ngàn đệ tử của Ngài cũng bị tình trạng tương tự, thậm chí trong hàng trăm năm. Đại đệ tử của Phật Thích Ca là Mục Kiền Liên, vốn là Vị tôn giả có thần thông cao nhất của Phật nhưng cũng bị sát hại bởi người thường, vô số các đệ tử của Phật Thích Ca trong lịch sử cũng bị bức hại.

Như vậy, sự việc bức hại các chính tín xét trên quan điểm tu luyện trong lịch sử đều có những nguyên nhân sâu xa, người tu luyện trong cuộc đều hiểu rõ, nhưng để nói rõ ra ngoài cuộc sống đời thường thì cũng chỉ có thể dẫn chứng từ thực tế lịch sử như vậy. Xét trên một góc độ khác thì mặc dù bị bức hại thế nào đi nữa thì cuối cùng chính tín, chính đạo vẫn tồn tại, đa số người tu luyện sẽ giữ vững tín niệm kiên định. Bởi vì trong sự vận động của quy luật lịch sử, chính luôn thắng tà, thiện luôn thắng ác. Chỉ là trong quá trình ấy thì sự lựa chọn của mỗi cá nhân, dân tộc hay đất nước nào đó sẽ quyết định tương lai của họ.

Rất nhiều người trong quá trình tu luyện Pháp Luân Công đều có trải nghiệm về những điều siêu thường, nhưng để nói ra với người không tu luyện là rất khó để lý giải.

20. Học viên Pháp Luân Công phân phát tờ rơi là phạm pháp tại Việt Nam? Nói chung Pháp Luân Công là chưa được phép tại Việt Nam?

Mọi người quan tâm có thể tham khảo điều này qua video phân tích của giới luật sư, sẽ hiểu rõ theo luật định. Dùng tờ rơi chia sẻ thông tin về môn tập là việc bình thường và không vi phạm luật pháp. https://www.youtube.com/watch?v=zoCR8iRi0cI&t=6s

Tinh thần chúng nhất của Hiến pháp và luật pháp tại Việt Nam là “công dân được làm những gì nhà nước không cấm”. Không có văn bản pháp luật nào của Nhà nước Việt nam cấm tu luyện Pháp Luân Công. Mọi người cũng có thể tham khảo từ video phần II: https://www.youtube.com/watch?v=LsDr4bw4M60

21. Sao ở Việt Nam thấy có một số người vẫn lo ngại hoặc phản đối Pháp Luân Công?

Sự thực là ĐCSTQ trong mấy chục năm qua đã tác động rất lớn tới lối nghĩ của người Việt Nam. Cuộc đại CMVH họ ép nhập sang Việt Nam, đã thiết lập cho người Việt Nam lối nghĩ dị ứng với những vấn đề có tính chất tín ngưỡng. Người ta dễ dàng chụp mũ cho những người có tín tâm vào một môn tu luyện là mê tín, là u mê. Người ta cũng dễ dàng suy luận theo hướng Pháp Luân Công làm chính trị hay phản động gì đó khi thấy học viên Pháp Luân Công có nhắc tới sự thật về ĐCSTQ, đúng với những gì ĐCSTQ muốn. Ở các quốc gia bình thường không có lối nghĩ như vậy. Các thông tin vu khống của ĐCSTQ về Pháp Luân Công thông qua nhiều kênh cũng đưa tới cho người Việt Nam. Đặc biệt là hệ thống đặc vụ của họ trên khắp thế giới, cũng chi phối một số phương tiện truyền thông, một số chức sắc tôn giáo, thậm chí cơ quan an ninh nhiều quốc gia để tham gia vu khống Pháp Luân Công, thậm chí bức hại ở mức độ nhất định.

Nếu một người chỉ cần trầm tĩnh và độc lập suy xét, rằng trong hơn 100 quốc gia có người tập Pháp Luân Công thì chỉ có một lực lượng duy nhất là ĐCSTQ bức hại, như vậy thì việc bức hại kia là bất thường. Lối nghĩ mà ĐCSTQ ép nhập sang Việt Nam nhiều năm qua có một khía cạnh nổi bật, đó chính là tâm lý sợ hãi. Người ta vì sợ hãi rằng, chính quyền Trung Quốc bức hại, thì cũng có thể không an toàn khi tập luyện tại Việt Nam.

Có một đặc điểm phổ biến từ những cá nhân, hay cơ quan nào đó nói xấu Pháp Luân Công, thì họ thường sử dụng những thông tin từ chính quyền Trung Quốc. Họ không bao giờ lấy thông tin từ bản thân người tập Pháp Luân Công, thậm chí là từ các phương tiện truyền thông của các nước tự do. Một số cá nhân lấy danh nghĩa chức sắc tôn giáo, nhưng cũng không làm theo giáo lý chân chính của tôn giáo ấy, rằng không thể đàm luận thị phi về môn phái khác, lại càng không thể hùa theo một lực lượng trong thế tục bức hại tàn ác một nhóm người. Do đó một số người có chức sắc ấy, không phải là người có đức tin chân chính với tôn giáo ấy, họ hoàn toàn là người trong thế tục, bằng nhiều phương cách có được thân phận chức sắc ấy để đoạt mục tiêu danh lợi.

22. Sao các kênh truyền thông chính thức tại Việt Nam không đưa tin về Pháp Luân Công hay cuộc đàn áp?

Không chỉ tại Việt Nam, ĐCSTQ cũng sử dụng bất cứ sức mạnh kinh tế, ngoại giao, chính trị… nào để khống chế bất cứ một cá nhân, cơ quan truyền thông nào trên thế giới để họ không dám đưa thông tin sự thực về Pháp Luân Công. Chỉ là tại Việt Nam thì sự khống chế ấy có phần dễ dàng hơn và mức độ nặng hơn.

Mặc dù vậy, người Việt Nam đa số cũng có cơ hội tiếp cận thông tin sự thực và đa chiều qua internet. Trong điều kiện không dễ dàng như vậy, nhưng số người bước vào tập Pháp Luân Công tại Việt Nam những năm qua vẫn rất lớn. Họ cũng thông qua trải nghiệm và hiểu biết sự thực về Pháp Luân Công, sau đó chia sẻ trực tiếp cho người thân, bạn bè, dù sao đây cũng là kênh thông tin đáng tin cậy nhất.

23. Vấn đề Pháp Luân Công nghe có vẻ hơi phức tạp nên cũng hơi e ngại

Đúng là tâm lý e ngại của người Việt Nam, nói thẳng thắn hơn là tâm lý e sợ khi Pháp Luân Công bị chính quyền ĐCSTQ đàn áp đã làm nhiều người không dám tiếp xúc với thông tin sự thực. Nhưng thông qua thông tin đa chiều từ internet, thông tin chia sẻ từ người thân, bạn bè cũng làm cho ngày càng nhiều người hiểu rõ sự thực về Pháp Luân Công.

Có một thực tế là trong khoảng 5 – 10 năm qua, Việt Nam là một trong những khu vực có tốc độ phổ biến Pháp Luân Công nhanh nhất thế giới. Do không có tổ chức hay hình thức ghi danh nào nên khó có được thông tin chính xác, nhưng một số người tập lâu năm ước lượng, hiện có khoảng 100 ngàn người hiện đang tập Pháp Luân Công tại Việt Nam. Điều này cho thấy mặc dù có phần khó khăn về tâm lý, nhưng người Việt Nam đã ngày càng trở nên chủ động trong nhìn nhận, mặt khác cho thấy lợi ích và sự thuần chính của Pháp Luân Công là rất to lớn.

24. Tại sao những người tập Pháp Luân Công cứ phải tập ở điểm công cộng và cứ phải tuyên truyền với người khác?

Một số người tập lâu năm ước lượng tổng số người đang tập Pháp Luân Công tại Việt Nam là khoảng 10 vạn người, con số người chọn cách tập luyện ở nơi công cộng vẫn chiếm một tỉ lệ nhỏ. Bởi vì tập luyện Pháp Luân Công hoàn toàn có thể tập luyện một mình. Tuy nhiên, thường thì người ta tập luyện nơi công cộng có nhiều kết quả hơn. Bởi vì tu luyện khí công có một khái niệm về trường năng lượng nên tập đông người sẽ tốt hơn, cũng có một môi trường giao lưu học hỏi lẫn nhau và cũng giống như nhiều môn tập luyện khác, nhiều người dễ bỏ dở nếu tập tại nhà nên họ lựa chọn tập ở ngoài công cộng.

Hầu hết người tập Pháp Luân Công đều thông qua người khác giới thiệu nên biết tới, khi thu được kết quả về sức khỏe, khỏi bệnh và cải thiện cuộc sống tinh thần, họ lại có xu hướng muốn chia sẻ với người khác. Nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công cũng bao hàm trong đó thiện tính của con người, tức là mong muốn điều tốt cho người khác. Do vậy đa số người tập Pháp Luân Công đều nhiệt tình giới thiệu với người khác.

Khu vực thành thị thường có nhiều người tập Pháp Luân Công hơn, cũng có nhiều điểm tập luyện công cộng hơn nông thôn nên dễ thấy các điểm luyện tập hơn. Mặc dù vậy, tỉ lệ người tập Pháp Luân Công trẻ tuổi cũng chiếm tỉ lệ cao, nhưng thường họ ít có điều kiện tham gia tập luyện chung vì công việc bận rộn, cho nên số người tập ở điểm công cộng không chiếm tỉ lệ cao.

25. Gần đây vụ án giết người đổ bê tông một số thông tin cho là người tập Pháp Luân Công?

Theo tôi được biết, nhóm người đó đã từng tập Pháp Luân Công một thời gian, nhưng trước khi vụ án diễn ra họ đã bỏ tập hơn một năm. Ngay trong khi khám xét hiện trường cũng đã thấy vật phẩm, kinh sách họ mang theo là của một số tôn giáo. Tất nhiên tôn giáo ấy cũng dạy con người hướng thiện, còn họ phạm tội thì do bản thân họ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thực ra với một người tập Pháp Luân Công thực sự, ngay cả một con gà họ cũng không dám giết. Còn một số báo chí thực chất là chủ quan, chịu ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp từ chính quyền Trung Quốc nên đưa tin thiếu trách nhiệm như vậy. Ngay cả một người không có trong nhóm đó, vẫn đang sống tại nhà riêng nhiều báo cũng đăng trong danh sách “thủ phạm”.

Việt Nam có lẽ là nơi duy nhất trên thế giới mà ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc lại sâu rộng như vậy, từ lối nghĩ họ đã tác động vào mấy chục năm qua, đến sự chi phối về thông tin. Hàng vạn câu chuyện tốt đẹp nhưng báo chí không dám đưa tin, tại sao như vậy? Bởi vì sự chi phối của chính quyền ĐCSTQ là quá nặng, hầu hết các thông tin tiêu cực về Pháp Luân Công tại Việt Nam đều trực tiếp hay gián tiếp xuất phát từ chính quyền ĐCSTQ. Thậm chí một số cá nhân mang danh “chức sắc” trong tôn giáo như hòa thường chùa Ba Vàng và đệ tử của ông ấy là Phạm Thị Yến liên tục phát hành các video phỉ báng Pháp Luân Công. Các thông tin đưa ra đều giống y như của chính quyền Trung Quốc, họ không thể đại diện cho Phật giáo mà chỉ là công cụ đánh người của chính quyền Trung Quốc. Hàng trăm ngàn người qua đó đã hiểu sai, thậm chí phỉ báng theo. Một số cơ quan, cá nhân cũng tương tự, họ không bao giờ trực tiếp tìm hiểu về Pháp Luân Công để có hiểu biết rõ ràng, đều nghe tuyên truyền lại, thậm chí có cả những điều kiểu như, nếu chạm tay vào hay đọc vào tài liệu của Pháp Luân Công sẽ bị thế nào đó.

Trong thực tế, cũng có một số người tập luyện Pháp Luân Công có làm ra những việc không tốt, hoặc biểu hiện không chuẩn mực. Nhưng trong hàng vạn người thì số đó là rất ít, nó cũng không là xu hướng, không đại diện gì cho Pháp Luân Công. Trong bất cứ một nhóm người nào đều có những cá nhân làm không tốt, nên việc căn cứ vào một số trường hợp đặc biệt đó, kết hợp với tâm lý ảnh  hưởng bởi các thông tin sai lệch từ chính quyền Trung Quốc rồi kết luận Pháp Luân Công có vấn đề, là thực sự không thỏa đáng.

26. Bạn có nhắn nhủ gì không?

Tóm lại, Pháp Luân Công rất đơn giản để tìm hiểu, còn việc có tập luyện hay không còn có yếu tố duyên phận. Thực tế có nhiều người qua đọc sách Chuyển Pháp Luân, tuy không có duyên tu luyện, nhưng đã hiểu được rất nhiều điều vốn đã tìm kiếm lâu nay mà không lý giải được. Có thể đó là những khúc mắc về bí ẩn vũ trụ, những quy luật của cuộc sống hoặc ý nghĩa chân thực của cuộc sống nhân sinh… Nguyên lý của Pháp Luân Công khác với các sách trong tôn giáo ở điểm, vì được truyền ra vào thời hiện đại, nên ngôn ngữ, kiến thức tham chiếu… làm cho người ngày nay dễ tiếp thu. Do vậy mặc dù là nguyên lý tu luyện, nhưng với mọi người đều rất hữu ích cho cuộc sống. 

Mỗi một thời kì lịch sử đều có những môn tu luyện truyền xuất ra, tất cả các môn ấy cũng đều trải qua ít nhiều những sự bức hại của nhiều loại lực lượng. Nhưng lịch sử đã chứng minh chính tín sẽ mãi tồn tại, những lực lượng bức hại cho dù lớn mạnh đến đâu cũng đều vì bức hại mà diệt vong. Hy vọng mọi người đối với Pháp Luân Công, hoặc là tự mình tìm hiểu để có hiểu biết độc lập, hoặc là giữ cho mình quan điểm trung dung. Bởi vì sự lựa chọn phân biệt thiện ác, là một trong những điều quan trọng nhất của một con người. Đó cũng là sự lựa chọn cho tương lai. Chúc mọi người có sự lựa chọn đúng đắn và có tương lai tốt đẹp.

Hoa Liên