Mỗi khi được hòa vào nơi gió mát trăng thanh, trong lòng tôi liền sinh ra một loại xúc cảm vô tận: Núi cao có linh, biển lớn có linh, trăng thanh gió mát có linh, vạn vật cũng đều có linh tính. Linh khí của tự nhiên nơi nào cũng có, mà nơi gió mát trăng thanh luôn khiến người thích nó lưu luyến không nỡ quay về. Tuy rằng nhìn không thấy, sờ không được, nhưng có thể khiến toàn thân cảm giác được sự tồn tại của nó. Các đại văn hào cổ đại đều có thể dùng tâm hồn giao hòa với thiên nhiên. Do vậy, bậc thi tiên Lý Bạch đã vịnh thơ: “Tương khán lưỡng bất yếm, duy hữu kính đình sơn” (Dịch nghĩa: Ngắm nhau mãi không chán, chỉ có núi Kính Đình), đại học sĩ thời Tống Tô Thức (Tô Đông Pha) đã mượn cảnh trăng thanh gió mát, viết ra bài thơ thiên cổ tuyệt ca “Xích Bích phú”.

1

Tô Thức mượn cảnh trăng thanh gió mát sáng tác ra thiên cổ tuyệt ca “Xích Bích phú”

Tản bộ dưới trăng thanh gió mát, đối thoại với cổ nhân

Tô Đông Pha đã từng viết trong bài thơ của mình:

“Thanh phong minh nguyệt thừa biển châu
Đãng tưởng dao lỗ giang thượng du
Trực chí trung lưu phong lãng khởi
Hà thời hồi trạo bạc sa châu”.

Tạm dịch:

Trăng thanh gió mát cưỡi thuyền chơi
Đung đưa mái chèo nơi thượng du
Đến đoạn trung lưu sóng gió khởi
Biết đến lúc nào mới cập bờ.

Ý cảnh trong bài thơ rất tươi mát và trong sáng: Ở nơi gió mát, dưới ánh trăng sáng, ngồi trên một con thuyền nhỏ xuôi dòng nước, không còn gì dễ chịu hơn. Vào những đêm trăng sáng gió nhẹ, tôi cũng thường một mình tản bộ dưới sườn núi hoặc ven hồ, nơi không có internet, không có điện thoại và bất cứ thiết bị điện máy nào mà ngâm thơ ca hát, ngước mắt lên khoảng không vô tận. Thời khắc đó, phảng phất như tinh thần và linh hồn của bản thân được dung nhập cùng trời đất, cùng Lão Tử và Trang Tử ngồi đàm đạo, cùng Lý Bạch và Đỗ Phủ nâng chén, cùng Đào Tiềm và Tô Thức uống trà ngâm thơ. Sâu thẳm trong nội tâm không còn bất kì quyến luyến nào với cõi nhân thế hồng trần, tự do tự tại, mỉm cười bàn chuyện nhân sinh. Một khung cảnh đẹp như vậy hệt như cõi thần tiên trong giấc mơ, tràn đầy thoải mái và vui sướng.

Tản bộ ở nơi trăng thanh gió mát như này, trong đầu não của tôi xuất hiện nhiều lần về hình ảnh của Tô Thức. Suy ngẫm về cuộc đời của ông, nhỏ tuổi nhưng đầy tham vọng, giành được hạng nhất trong 100 năm qua, kinh động triều đình. Lúc còn trẻ, sự nghiệp của ông hầu như thuận buồm xuôi gió, nhưng sau nay khi đến tuổi trung niên, vận khí không còn như trước nữa, con đường làm quan cực kì lận đận, trước không vừa ý Tân đảng, sau lại đắc tội đảng cũ. Ông nhiều lần bị cách chức, bị phái đến vùng xa xôi hẻo lánh Đam Châu, mà nay thuộc địa phận Hải Nam. Lúc đó, khắp nơi đều là man hoang. Mãi cho đến năm cuối đời của Tô Thức, ông mới từ Hải Nam về Trung Nguyên, rửa sạch oan khuất của ông. Bởi vì nửa đời sau của ông luôn bị giáng quan và phái đến những vùng xa, nên hậu nhân thường gọi là “Lịch điển bát châu, hành trình vạn lí” (Dịch nghĩa: Làm quan trông coi tám châu là hành trình vạn dặm)

2

Ý cảnh vùng Xích Bích trong tranh của Tô Thức

Mỗi khi tôi đọc cuốn “Xích Bích phù”, sẽ âm thầm cảm thán Tô Thức có lòng cởi mở và tính tính khoáng đạt. Bất kể ở đâu, ông đều có thể thích ứng, tâm tình thư thả. “Quay đầu lại nhìn, cũng không có phong ba bão táp cũng chẳng có yên ả trong xanh”. Tô Thức đem cuộc đời của ông vào trong thơ văn cùng hội họa. Cho dù chỉ xem thư pháp của ông, cũng có thể cảm nhận được ông là người đầy hào khí anh kiệt, không câu nệ tiểu tiết.

Trong lòng hướng Phật, thơ từ đẹp đẽ

Lúc còn nhỏ, tôi từng nghe những nhà văn lớn tuổi kể về cuộc đối thoại giữa Tô Thức và hòa thượng Phật Ấn, mọi người thường ví câu chuyện đó với câu chuyện cười về bãi phân bò và bông hoa xinh đẹp. Đến cuối cùng còn có một câu: Trong tâm có Phật, người đó chính là Phật. Tuy nhiên, tôi cho rằng Tô Thức những năm cuối, trong tâm nhất định có Phật, nhận thức với Thần Phật ắt phải đạt đến ngộ hoàn toàn. Bởi vì chỉ có như vậy, ông mới có thể viết ra những bài thơ hay, tuyệt vời và thư pháp tự nhiên phóng khoáng đến vậy.

Xem các hiền nhân. Cuộc sống mà tôi mong muốn nhất là thân tuy ở cõi hồng trần, nhưng tâm không còn vướng bận. Trong đêm khuya, hạnh phúc của tôi là được nói chuyện cùng gió với mặt trăng, viết những đoạn văn nhỏ. Hoặc trong những đêm mưa lặng lẽ, thắp một ngọn nến, cầm một cuốn thơ Đường hoặc thơ Tống, quên đi tất cả những muộn phiền, để tâm trí an lạc trên những bài thơ cổ, an nhiên tự tại.

Nếu tâm không còn vướng bận, chính là có thể cách xa tranh chấp ở thế giới ngoài kia, cách xa vòng xoáy đúng sai, cách xa lợi ích người thường, duy trì một trái tim lương thiện và ngay thẳng. Buông bỏ những điều này, sinh mệnh của bạn sẽ đạt được cảnh giới cao hơn, mở ra một cánh cửa tới Thiên Quốc.

Dịch từ: http://www.xinsheng.net/xs/articles/gb/2019/8/11/55469.html

Đăng bởi: Vân Trung Quân

Đăng ngày: 11/8/2019