Thích Huệ Viễn đến từ Nhạn Môn của Lâu Phiền. Ông rất thích đọc sách từ lúc còn rất bé. Khi ông được mười ba tuổi thường đi theo chú để học tại Từ Xương và Lạc Dương. Ông thành thạo về sáu cuốn cổ thi và đặc biệt giỏi về thuyết của Đạo giáo. Người ta rất khâm phục những thành tích của ông. Khi ông hai mươi mốt tuổi, ông muốn đến vùng phía đông sống trong nơi hẻo lánh với Phạm Tuyên Tử là một trong những nhân vật cao cấp của thời đại nhà Tấn. Bất hạnh thay, vừa khi tướng Thạch Hồ bị giết và vùng này trở nên biến loạn. Những con đường đến vùng phía nam của đất nước không thể đi được nên ông phải kiên nhẫn đợi chờ. Khi ông biết được có một vị sư xuất sắc tên là Thích Đạo An đang truyền Phật Pháp ở núi Thái Hàng, ông liền đến nghe và trở thành sáng tỏ. Cùng với em trai là Huệ Trì cả hai đều trở thành tăng sư.

td6

Huệ Viễn tu luyện rất tinh tấn sau khi trở thành một vị sư. Đạo An tán dương Huệ Viễn: “Chúng ta cần nhờ Huệ Viễn truyền rộng ra con đường tu luyện tốt trong vùng phía Đông.”

Vì sự hỗn loạn của chiến tranh, Huệ Viễn tiếp tục di chuyển vòng quanh cùng với sư phụ Đạo An. Sau đó, họ đã tới Tương Dương, họ ở đó trong vòng mười lăm năm để truyền Pháp. Không lâu sau, Huệ Viễn và Hơn chục đồ đệ đi đến Kinh Châu sống trong chùa Thượng Minh. Sau đó họ quyết định đến núi La Phù. Nhưng khi họ đi ngang qua núi Lư Sơn, Huệ Viễn thấy vùng này rất yên tĩnh nên quyết định ở lại. Lúc bắt đầu, họ ở tu viện Long Tuyền, một nơi hơi xa nguồn nước. Huệ Viễn dùng cây gậy trúc đập vào đá và nói: “Nếu vùng này sẽ chấp nhận chúng ta ở lại, thì đất này hãy rỉ ra nước ngay đi.” Giọng nói cứng rắn của ông đã mở đất và nước phun lên và tạo thành một dòng suối nhỏ. Tu viện vì vậy được đặt tên là chùa Rồng Xuân. Sau đó, khi hạn hán, Huệ Viễn đến một cái ao niệm kinh của vua rồng của biển cả. Một lát sau, một con rồng khổng lồ nhảy trên bầu trời và trời bắt đầu mưa.

Trong thời gian tướng quân Đào Khản đang trấn thủ thành Quảng Châu, một vài ngư phủ nhìn thấy một tia sáng của trời trên biển. Nó trở thành bức ảnh của vua A Dục. Đào Khản có ảnh đó và gửi tới chùa Hàn Khê tại Vũ Xương. Tăng Trân, là người chủ trì chùa Hàn Khê, đã đến Hạ Khẩu và nằm mộng thấy chùa bị cháy và một con rồng chúa bao quanh nhà bảo vệ bức ảnh vua A Dục. Khi Tăng Trân thức giấc, ông vội vả trở về chùa thì ra ngôi chùa đã bị cháy ruội chỉ còn lại căn phòng để bức ảnh vua A Dục là vẫn nguyên vẹn. Sau đó khi Đào Khản chuyển thành một bức ảnh lớn để gửi đi. Ngay khi bức ảnh được mang lên thuyền, nó chìm ngay xuống nước. Sau khi Huệ Viễn xây chùa Đông Lâm, ông cầu nguyện một cách thành tâm vua A Dục đã xuất hiện.

Huệ Viễn tu luyện hơn ba mươi năm tại núi Lư Sơn để truyền Phật Pháp và không rời khỏi nơi đó. Ông là người tìm ra môn phái Tịnh Độ tông.

Vào tháng tám, Niên hiệu Nghĩa Hy thứ 12 của thời đại nhà Tấn, Huệ Viễn lìa trần hưởng thọ 83 tuổi.

Theo Chanhkien.org