Đạo đài Đổng Dung là một vị quan thương dân, sau khi mẹ mất, ông vô cùng đau khổ. Trên đường đưa linh cữu mẹ về quê hương, vì muốn chôn cùng mẹ nên đã nhảy sông tự tử. Kỳ lạ thay, ngày ông mất cũng là ngày người dân lập miếu thờ cho ông mặc dù họ không hề hay biết.

tien-nhuoc-thuyĐạo đài Đổng Dung là một vị quan thương dân, sau khi mẹ mất, ông vô cùng đau khổ. (Ảnh qua saowen.com)

Chuyện thần kỳ của một người con có hiếu, một vị quan thương dân

Đạo đài (chức quan) Đổng Dung, nhậm chức tại đạo Cống Nam, thuộc vùng huyện Phong Thành, Thượng Du, trước đây vì lũ quét, nên thường xảy ra tình trạng nhà cửa, ruộng đất bị cuốn trôi. Đổng Dung sau khi khảo sát, quy hoạch, đã đào kênh dẫn nước chảy vào sông, khiến bách tính được sống yên ổn. Còn xây dựng học viện Liêm Khê, dạy dỗ các học trò, quả là một hiện tượng mới trong xã hội bấy giờ.

Không lâu sau, vì mẹ mất, ông đau khổ vô cùng, muốn tự sát để chôn cùng mẹ. Ông đích thân mang linh cữu của mẹ về quê hương, khi đi qua Đằng Vương các, bèn dừng thuyền bên bờ, đón nhận lời chia buồn của bạn bè thân thiết. Một số vị quan lớn ở trong vùng, đều đích thân đến an ủi, nhìn thấy bộ dạng của ông như vậy, ai cũng đều cảm thán: “Đổng Dung đúng là một đứa con có hiếu, một vị quan thương dân!”.

Sáng sớm hôm sau, khi chuẩn bị cho thuyền nhổ neo rời đi, đột nhiên nô bộc Đổng gia vì tìm không thấy chủ nhân (Đạo đài Đổng Dung nhảy xuống sông, đã chết), hoảng loạn không biết bám víu vào đâu, liền báo cho quan viên địa phương, cầu xin họ tìm kiếm giúp.

Mọi người lặn xuống sông lùng sục, nhưng không thấy tung tích. Qua một đêm, xác nổi lên theo dòng nước, trôi dạt đến bãi cát huyện Phong Thành. Khi nhặt xác lên, ông vẫn mặc bộ quần áo trắng vải lanh, sắc mặt vẫn như lúc còn sống, sau khi làm lễ tang tại đó, quan tài được chuyển lên thuyền, linh cữu của ông và mẹ, được đưa về quê an táng.


Ngày Đổng Dung tự tử trùng với ngày người dân xây miếu. (Ảnh qua saowen.com)

Một tháng sau, một người hầu cũ của Đổng Dung, vô tình đi qua khu vực huyện Phong Thành, Thượng Du thì bắt gặp ngôi miếu có thờ tượng Dổng Dung. Người địa phương nói rằng, để cảm tạ công ơn mở kênh rạch của đại nhân, bách tính đã tự phát động, xây cho đại nhân một ngôi miếu nhỏ để thờ cúng. Người hầu nọ đi đến ngôi miếu, bái kiến tượng thần, pho tượng thần đó giống hệt với người thật. Dò hỏi ngày xây bức tượng, thì trùng với ngày mà Đổng Dung nhảy xuống nước.

“Tiểu Na Gia”

Tham lãnh Minh Công, là bạn tốt với Tiểu Na Gia. Minh Công phụng mệnh thống soái rời kinh, ba năm sau mới trở lại kinh đô, khi đi đến khu chợ phiên ở Nam Tiểu Nhai, thấy Tiểu Na Gia đang nhàn nhã đi dạo. Lúc đó, vào đúng giữa mùa hè, Tiểu Na Gia mặc áo khoác dày, đầu đội mũ ấm. Minh Công vừa nhìn, đã cảm thấy rất kỳ lạ, liền nghiêng mình nhảy xuống ngựa, tay bắt mặt mừng hỏi han sau bao ngày ly biệt.

Tiểu Na Gia chau mày nhăn mặt khổ sở nói: “Từ sau khi ông đi, ta thường bị người khác ức hiếp. Ngay cả con la mà ông tặng, cũng bị người ta cưỡi đi mất, đến nay vẫn chưa thấy quay về. Nơi ở mới của ta xung quanh đầy cỏ cây hoa lá, cũng bị những con bò con dê thả rông gặm nhấm giày xéo. Những chuyện này, người trong nhà ta chẳng ai thèm để tâm, may mà giờ ông trở về rồi, hãy giúp ta nghĩ cách”.

Sau khi hai người hàn huyên, Minh Công cưỡi ngựa, Tiểu Na Gia lên xe, từ biệt nhau đi về. Minh Công trở về nhà, kể lại chuyện của Tiểu Na Gia, người trong nhà nghe xong, liền nói: “Tiểu Na Gia mất được một năm rồi!”.

Minh Công nghe xong, vô cùng kinh ngạc, vội vàng đến nhà Tiểu Na Gia hỏi thăm. Khi Minh Công cùng người nhà của Tiểu Na Gia nói chuyện, mới biết rằng bộ quần áo mà Tiểu Na Gia mặc khi khâm liệm, giống hệt với bộ quần áo Tiểu Na Gia mặc lúc ông gặp ở chợ.

Khi hỏi về con la mà ông từng tặng cho Tiểu Na Gia, con trai của Tiểu Na Gia nói: “Đang ở nhà của một người. Người đó nói phụ thân hứa đã tặng nó cho ông ta, nên cháu cũng không dám đi đòi”.

Sau khi trở về phủ, Minh Công lệnh cho sai dịch gọi người nọ đến, chất vấn chuyện con la, thẳng thắn vạch trần thủ đoạn lừa lọc của ông ta, cuối cùng đòi được con la, trả lại cho con trai Tiểu Na Gia. Sau đó liền đi thăm mộ của Tiểu Na Gia, quả nhiên thấy cây cỏ bị bò dê gặm nhấm, giày xéo lộn xộn. Minh Công lệnh cho người sửa sang lại ngôi mộ, còn quây thêm hàng rào, để bảo vệ mộ và cây cối xung quanh, rồi mới trở về phủ.

Tối hôm đó, Minh Công mơ thấy Tiểu Na Gia đến cảm ơn và nói: “Đa tạ ông đã quan tâm chu đáo, ta vô cùng hổ thẹn, cũng không có gì để báo đáp. Trưa ngày mai, trên chợ sẽ có người bán một con la bị bệnh, nếu như ông mua nó về, nhất định sẽ có ích lớn!”.

Ngày hôm sau, Minh Công dựa theo lời Tiêu Na Gia nói trong mơ, đi đến chợ, quả nhiên mua được một con la bị bệnh. Sau khi mua con la liền về chuyên tâm nuôi dưỡng chữa trị, con la nhanh chóng khoẻ lại, một ngày có thể chạy được năm trăm dặm!

 

Tuệ Tâm, theo Secret China