Từ xưa đến nay, những người làm đại sự đều phải có phẩm chất lớn, nó vừa là không gian tâm lý, vừa là kết cấu tinh thần, vừa là dung lượng của sinh mệnh, và còn là sự tu dưỡng hàng ngày. Phẩm chất là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của bất kỳ ai.

zBYUWs-20170508-bac-dai-dung-vi-theo-chinh-dao-ma-khong-cam-thay-so-haiCó người lại như “biển” vậy, tấm lòng của họ rộng lớn như biển, có sức chứa được mọi thứ, có rộng lượng chứa đựng được cả đất trời… 

Thường nghe câu: “Chiếc bánh có lớn thế nào cũng không thể lớn hơn chiếc nồi nướng nó”. Đối với cá nhân mà nói, nếu sự nghiệp là chiếc bánh, thì phẩm chất chính là chiếc nồi nướng bánh. Thường thì kích thước phẩm chất của một người sẽ được quyết định bởi những mức độ đặc trưng sau đây.

1. Độ cao của cảnh giới

Cảnh giới của con người có cao có thấp. Đối với một số người, thì bản thân họ chính là thế giới, thế giới chính là bản thân họ, họ chỉ sống vì chính bản thân mình, luôn toan tính cho bản thân mình, kiểu người này bị giới hạn bởi cái gông của “tự ngã”.

Đối với một số người, thì thế giới chính là “vòng tròn”, “vòng tròn” chính là thế giới, họ chỉ sống vì các nhóm tập thể nhỏ, luôn nghĩ đến lợi ích của một số ít người, những người như vậy không thể nhảy ra khỏi sự bó buộc của “tiểu ngã”.

Đối với một số người, thì thế giới chính là những người khác, những người khác chính là thế giới, họ sống vì tất cả mọi người, lòng tràn đầy ước mong cống hiến cho thế nhân, họ luôn nghĩ đến lợi ích của tất cả mọi người, loại người đã đạt đến cảnh giới “vô ngã”.

Có thể thấy rằng, cốt lõi của nhân phẩm chính là sống “vì ai?”, muốn đạt được phẩm chất lớn cần phải có giác ngộ lớn.

2. Độ lớn của tấm lòng

Kích thước của tấm lòng có thể “định lượng” được. Có người như là “chiếc hố”, tấm lòng của họ nhỏ như một vũng nước, lúc có nước thì đầy, lúc khô thì cạn, trong lòng không chứa đựng được những người khác, hoặc là họ tự khép kín bản thân mình, tự cho rằng mình luôn đúng, mình là đệ nhất thiên hạ, mà không chịu chấp nhận những ý kiến khác, hoặc luôn sợ thiệt hơn, tấm lòng hẹp hòi, chuyện nhỏ cũng muốn trả đũa, khiến người khác sống không thoải mái, mà bản thân mình cũng rất khổ cực.

Có người như là “chiếc hồ”, tuy là tấm lòng của họ có một khả năng chứa nhất định, nhưng do sự giới hạn bởi thời gian và không gian, vì ai đó hoặc một cái gì đó, mà chỉ có thể lựa chọn khai mở được một phần, họ không thể chịu đựng được những sóng gió trong xã hội và sự thăng trầm của cuộc sống, họ không thể giữ được ung dung bình tĩnh trước những vinh nhục.

Có người lại như “biển” vậy, tấm lòng của họ rộng lớn như biển, có sức chứa được mọi thứ, có rộng lượng chứa đựng được cả đất trời, họ biết cách tổng hợp sự khôn ngoan của mọi người, tập hợp sức mạnh ở khắp nơi, có thể chịu đựng được mọi gian khó trên đời, có thể chấp nhận những chuyện khó tha thứ trong thiên hạ, lúc thuận lợi không ngông cuồng ngạo mạn, khi nghịch cảnh không thất vọng mất niềm tin.

Có thể thấy rằng, kích thước của phẩm chất là “chứa đựng bao nhiêu”, muốn đạt phẩm chất lớn cần có lòng độ lượng.

3. Độ rộng của tầm nhìn

Tầm nhìn được quyết định bởi góc độ. Một số người sử dụng “góc nhìn thẳng”, họ chỉ nhìn thấy một bề mặt của thế giới, hoặc một mặt của sự vật.

Một số người sử dụng “góc rộng”, tuy họ không nhìn thấy tất cả, nhưng cũng đa dạng đầy màu sắc.

Một số người sử dụng “mọi góc nhìn”, họ nhìn vào sáu con đường, lắng nghe khắp tám hướng, thông hiểu chuyện xưa nay, có tầm nhìn rộng lớn, nên họ nhìn thấy một thế giới hoàn chỉnh.

Có thể thấy rằng, tiền đề của phẩm chất chính là “nhìn rộng bao nhiêu”, và để đạt được phẩm chất lớn thì cần phải có tầm nhìn rộng.

4. Độ sâu của tư tưởng

phẩm chất lớn, Người làm đại sự,

Có thể thấy rằng, căn bản của phẩm chất chính là “nghĩ được bao sâu”, để đạt được phẩm chất lớn thì cần có trí tuệ lớn. (Ảnh: Internet)

Tầng cấp tư tưởng quyết định đến chất lượng tư duy. Một số người, tư tưởng chỉ nổi trên “tầng bề mặt”, họ nghèo kiến thức, lý luận hạn hẹp, thiếu khả năng tư duy, những người này như mây vậy, cứ bay theo gió.

Một số người có tư tưởng chạm đến “tầng nông”, họ không thiếu sự khôn lỏi, lanh lợi, nhưng chiều sâu tư tưởng lại không đủ, khi đối mặt với thế giới luôn thay đổi này, thường dễ dàng tự mãn, không chịu nghiên cứu học hỏi thêm nữa.

Một số người có tư tưởng đạt tới “tầng trong suốt”, họ có tư duy lịch sử, tư duy chiến lược, tư duy biện chứng và tư duy tuyến đáy, họ có thể nắm lấy điểm cốt yếu của mọi thứ, nắm bắt được quy luật của mọi sự, trong thế giới mang đầy sự biến đổi, phức tạp, mơ hồ và không rõ ràng này, họ có thể xác định được đúng hướng, phân biệt rõ ràng đúng sai và đưa ra quyết định chính xác.

Có thể thấy rằng, căn bản của phẩm chất chính là “nghĩ được bao sâu”, để đạt được phẩm chất lớn thì cần có trí tuệ lớn.

5. Lực độ thực hành

Biết kiến thức trên sách vở cũng chỉ ở mức nông cạn, muốn thấu hiểu tường tận kiến thức trong sách vở thì cần phải thực hành nó. Cảnh giới cao đến mấy, tấm lòng rộng đến mấy, tầm nhìn xa đến mấy, tư tưởng sâu hơn mấy đi nữa thì cuối cùng cũng phải dựa vào hành động thực tiễn.

Một số người sẽ chỉ biết “nói chuyện trên giấy”, họ thao thao bất tuyệt những chuyện không thiết thực, chỉ dừng lại trong tưởng tượng và câu chuyện không ý nghĩa, đến cuối cùng luôn là “không và không”.

Một số người thì có thói quen “khoa chân múa tay”, họ chỉ xem trọng về hình thức, chuyện gì qua được thì qua, rất xuề xòa, họ dễ hài lòng thực hiện mọi chuyện một cách qua loa, làm việc không sâu sắc thiếu trách nhiệm, không đến nơi đến chốn.

Một số người thì có thể “học đi đôi với hành”, họ luôn sẵn sàng làm việc chăm chỉ, có ý chí vững chắc và khả năng hành động phi thường, họ biết cách đưa lý luận vào thực tiễn, biến tư tưởng thành hành động, vừa có thể quan sát được thực tế, đưa ra được phương pháp giải quyết thiết thực, vừa có thể thực hiện được công việc thực tế, mang đến hiệu quả thực sự.

Có thể thấy rằng, đích đến cuối cùng của phẩm chất chính là “làm tốt bao nhiêu”, và để đạt được phẩm chất lớn thì phải có “bàn tay lớn”.

 

Tuệ Tâm, theo Secret China, Tinhhoa