Quá lo nghĩ việc mưu cầu tài vật có thể làm tổn hại thân, tâm. Nếu như bất chấp thủ đoạn để có được thứ trong mệnh vốn không có thì có rồi cũng mất. Tại sao vậy? Hãy cùng chúng tôi chia sẻ câu chuyện truyền kỳ về nhân vật rất nổi tiếng: Tế Điên Hòa Thượng.

mh

Tế Công truyền kỳ: Điều bạn có đã định trước

Rất nhiều người cho rằng được-mất của cá nhân được quyết định bởi phấn đấu và nỗ lực cá nhân, chứ không tin vào vận mệnh con người và đời người là do nghiệp lực lớn nhỏ và quan hệ nhân duyên quyết định. Dẫu có dùng mọi thủ đoạn để đoạt thứ vốn thuộc về người khác, thì thực tế nếu những thứ ấy không phải của bạn, bạn kiểu gì cũng không đoạt được nó. Dưới đây là một câu chuyện nhỏ liên quan đến Tế Công, giảng về đạo lý “điều gì không của bạn thì sẽ không thuộc về bạn” (Ghi chú: Tế Công là một hòa thượng nổi tiếng thời Nam Tống ở Trung Quốc).

Một ngày, Tế Công đổi y phục mình lấy 150 xâu tiền, kêu lớn trước tiệm cầm đồ: “Ai đến mang tiền giúp tôi?” Một đại hán từ bên cạnh tới, nói: “Hòa thượng, để tôi mang giúp ông”. Tế Công đáp: “Tâm ông xấu lắm, không để ông mang”. Tế Công bèn quay sang mấy người nghèo, cho họ người thì ba xâu, người thì hai xâu, phân phát một lúc, cuối cùng chỉ còn lại năm xâu tiền. Tế Công lại nói: “Gọi đại hán kia đến lấy đi”. Người đàn ông vạm vỡ vội lao đến cướp tiền, nhưng Tế Công không đuổi theo. Những người đã cầm tiền hỏi: “Hòa thượng, mang tiền đi đâu đây?” Tế Công đáp: “Tùy các ông các bà thôi”. Mọi người nghe vậy liền tản đi.

Sau đó, Tế Công kiếm một ngõ hẻm và ngồi tại đó. Đại hán kia vác năm xâu tiền trên lưng, chạy qua 17 ngõ, cuối cùng bắt gặp Tế Công. Tế Công nói: “Được lắm! Ngươi không may rồi, ngươi phải đứng đó một lúc, ta mới cho ngươi năm xâu tiền; còn nếu ngươi muốn cầm tiền chạy, thì không được đâu. Mệnh của ngươi chỉ có 500 đồng thôi, nếu ngươi cầm năm xâu tiền chạy, ta sẽ bắt ngươi tới kiện ở huyện Tiền Đường”. Đại hán nghe xong sợ lắm, dùng sức ba chân bốn cẳng chạy mất. Tế Công hét: “Đuổi theo!” Đại hán hoảng quá, vội rẽ gấp vào ngõ thì đụng phải một người bán dạo đồ gốm, làm vỡ 17 cái bát và 2 chiếc đĩa. Đại hán không còn cách nào, đành đền cho chủ 4 xâu rưỡi tiền, chỉ còn lại 500 đồng. Chẳng trách Tế Công nói tâm anh ta xấu lắm và đã định trước chỉ được 500 đồng.

(Nguồn tư liệu: «Tế Công toàn truyện»)

Theo chanhkien.org

>> Giải mã bí ẩn câu ‘Thần Chú’ kỳ diệu