Chân quen miền đất lạ, tâm vẫn nhớ quê nhà, mỗi Xuân mai đào nở, Nam Bắc tình thân thương, cố hương là tiếng vọng, từ tâm thức muôn trùng.
Thơ viết:
Ta vẫn lang thang đã lâu rồi
Ta vẫn bôn ba kiếp tha hương
Ta phong sương bên đời mê mải
Ta vẫn hoài vọng chốn quê nhà.
Ta vẫn mong chờ vẫn nhớ thương
Đường xưa quê cũ lối Xuân về
Trong rét lạnh tê người xứ Bắc
Trong nắng vàng tươi Xuân phương Nam.
Ta chẳng cam lòng xa quê hương
Ta chắt yêu thương góp lệ nhòa
Ta ướp hương hoa miền xa lạ
Gửi mừng Xuân đất mẹ quê nhà.
Ta góp ân tình với nắng Xuân
Ta góp ân cần với gió Xuân
Ta góp hân hoan khúc ca thương
Góp tình viễn xứ gửi cố hương.
Cảm ngộ:
Quê xưa vốn ở Thiên Đường
“Cố hương” nào ở chốn phàm thế gian
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Luân hồi qua lại chừng quên nẻo về
Người ơi kíp tỉnh cơn mê
Nguyện thề xưa hỏi có còn nhớ chăng?
Ngàn năm ta đã chờ mong
Vạn năm một thuở thênh thang cổng trời
Pháp Luân Đại Pháp, bạn ơi
Chính là lối mở, tu về cội xưa.
@ Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Đại Pháp hoặc Pháp Luân Công, là môn rèn luyện tinh thần và thể chất theo các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, tìm về cội nguồn chân thực của sinh mệnh.
Pháp Luân Đại Pháp giúp nâng cao đạo đức, cải thiện sức khỏe và khai sáng tâm linh, kết hợp giữa “Tu dưỡng tâm tính & Luyện tập thân thể” nên còn gọi là pháp môn Tu Luyện.
Pháp Luân Đại Pháp là pháp môn tu luyện thuộc hệ thống Phật gia. Xin lưu ý: Phật gia là một hệ thống lớn gồm rất nhiều Pháp môn tu luyện, phần nhiều là bí mật và không có hình thức tôn giáo. Một bộ phận nhỏ trong hệ thống Phật gia chọn tu luyện theo hình thức tôn giáo, ví dụ như Phật giáo.
Pháp Luân Đại Pháp phổ truyền không mang hình thức tôn giáo, không liên quan chính trị, thích hợp với mọi lứa tuổi, phù hợp tối đa với mọi tầng lớp xã hội, việc theo học hoàn toàn là tình nguyện.
Pháp Luân Đại Pháp hiện có tạị hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, đem lại lợi ích to lớn cho hàng trăm triệu người, nhưng lại bị đàn áp phi lý vô nhân đạo tại Trung Quốc, trái với công ước quốc tế về quyền con người.
Vô Cố Nhân