Montauk được cho là một chuỗi các dự án bí mật của chính phủ Mỹ nhằm phát triển công nghệ cao phục vụ chiến tranh, bao gồm cả việc du hành thời gian.
Cho tới nay, thông tin về Montauk vẫn còn là một bí ẩn gây nhiều tranh cãi. Thông tin về dự án này được xếp vào loại thuyết âm mưu và bắt đầu nổi tiếng từ thập niên 80. Người ta biết đến nó chủ yếu là qua những cuốn sách viết về Montauk của Preston Nichols và bộ phim Montauk Chronicles (tạm dịch – Biên niên sử Montauk) năm 2014.
Trong câu chuyện này, nhân chứng ít ỏi, sinh vật ngoài hành tinh, và các công nghệ tưởng chừng như không thể, tất cả đã thách thức hiểu biết của giới khoa học và trí thức ngày nay, do đó nó đã bị nhiều người cho là khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, cũng không thiếu những người tin vào tính xác thực của dự án Montauk.
Dự án Montauk
Lúc đầu, các nhà khoa học của dự án Montauk tin rằng, với đầy đủ trang thiết bị và nguồn năng lượng, ánh sáng có thể bị vặn xoắn xung quanh một vật thể, làm cho vật thể đó trở nên vô hình với mắt thường cũng như radar. Nếu điều này trở thành hiện thực, các tàu chiến và máy bay tàng hình sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong chiến tranh. Với khởi điểm là như vậy, dự án Montauk đã thực hiện nhiều thí nghiệm, trong đó nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng đáng sợ nhất là những thử nghiệm năm 1943.
Xe tàng hình của “điệp viên 007” không còn chỉ là trên phim ảnh? (Ảnh: Internet)
Thử nghiệm tàng hình và kết quả ngoài ý muốn
Thử nghiệm thứ nhất của dự án diễn ra vào năm 1940. Sau khi cảm thấy đã có đủ cơ sở lý thuyết, các nhà khoa học tiến hành công tác chuẩn bị tại Brooklyn, New York.
Họ sử dụng ba chiếc tàu. Tàu ở giữa là trung tâm của thí nghiệm. Hai tàu ở hai bên phụ trách cấp năng lượng cho các lõi dây cuốn và cho tàu ở giữa vận hành. Nếu có sự cố xảy ra, các nhà khoa học sẽ cắt dây cáp nối tới tàu ở giữa để tránh tổn thất và nguy hiểm. Kết quả thử nghiệm thành công, con tàu đã vô hình với mắt thường và radar. Cần chú ý rằng không có thủy thủ đoàn trong lần thử nghiệm này.
Đài radar AN/FPS-35 tại Camp Hero State Park ở Montauk, New York được coi là trung tâm của dự án tuyệt mật Montauk (Ảnh: Wikipedia)
Sau lần thử nghiệm thành công năm 1940, dự án nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ về mọi mặt. Năm 1942, Montauk tiến hành lần thử nghiệm thứ hai. Lúc này, các nhà khoa học tham gia đã tranh cãi về việc sử dụng người trong thí nghiệm, và cho rằng cần có thêm thời gian.
Ngoài ra, một nhà khoa học chính trong nhóm là Nikola Tesla có đề cập đến việc các sinh vật ngoài hành tinh đã tiếp xúc với ông, và cảnh báo về việc sử dụng người trong thí nghiệm. Tuy nhiên phía quân đội không đồng ý trì hoãn. Trong quá trình thử nghiệm, Tesla đã điều chỉnh các thiết bị để thử nghiệm thất bại. Sau đó Tesla rời khỏi nhóm. Nhà toán học, nhà vật lý học nổi tiếng Von Neumann trở thành người đứng đầu nhóm.
Giáo sư Von Neumann cùng phát minh của ông – chiếc máy tính điện tử đầu tiên có tên IAS năm 1951 (Ảnh: computerhistory.org)
Một thí nghiệm mới được chỉ định vào ngày 22 tháng 7 năm 1943. Quân đội đã cung cấp một tàu và 33 thuỷ thủ đoàn tình nguyện. Thử nghiệm diễn ra, con tàu cùng thủy thủ đoàn đã trở nên vô hình. Tuy nhiên khi kết thúc thí nghiệm, người ta phát hiện các thủy thủ đoàn bị mất kiểm soát thần kinh. Quân đội đã phải đưa họ đi, và yêu cầu Von Neumann tư vấn.
Thí nghiệm năm 1943 hé lộ bí ẩn về thời không (Ảnh minh họa)
Thử nghiệm tiếp theo diễn ra vào ngày 12 tháng 8 năm 1943. Lần này quân đội giảm yêu cầu xuống, và chỉ mong muốn con tàu biến mất khỏi hệ thống radar. Von Neumann tiếp tục thay đổi và điều chỉnh các thiết bị. Trong khoảng một phút đầu của thử nghiệm, mọi việc diễn ra bình thường, con tàu trở nên vô hình. Thế rồi đột nhiên một ánh sáng xanh lóe lên, và mọi thứ biến mất. Mọi cố gắng liên lạc đều thất bại. Ba tiếng đồng hồ sau, con tàu chợt xuất hiện trở lại.
Một cột buồm bị gãy. Nhưng đó không phải là điều tồi tệ nhất. Người ta hoảng sợ phát hiện tình trạng của thủy thủ đoàn. Thân mình một số bị chìm vào boong tàu kim loại, một số chỉ là những hình ảnh chập chờn, một số mất tích, và rất nhiều thủy thủ bị điên. Quân đội họp bốn ngày để tìm hướng giải quyết, và họ dự định thực hiện một thí nghiệm nữa.
Cuốn sách tiết lộ những bí mật về dự án Montauk (Ảnh: Wikipedia)
Tháng 10 năm 1943, thử nghiệm cuối cùng diễn ra. Lần này, các dây cáp dài 300 mét được sử dụng để tránh nguy hiểm. Con tàu trong thí nghiệm cũng không có thủy thủ đoàn. Và một lần nữa, sự việc lặp lại trong vòng 20 phút. Sau khi con tàu trở lại, các nhà khoa học phát hiện rằng các thiết bị trên tàu đã mất tích. Hai cabin và một máy phát năng lượng không còn. Riêng cabin chứa máy phát được sử dụng làm mốc thời gian thì không việc gì. Tại thời điểm này, quân đội quyết định tạm ngừng dự án.
Điều gì đã xảy ra?
Câu hỏi lớn đặt ra là: Điều gì đã xảy ra với thủy thủ đoàn và các thiết bị?
Theo Preston Nichols và Duncan Cameron, hai nhân chứng sống sót tự nhận là thuỷ thủ đoàn kể lại, khoảng một phút đầu mọi thứ đã diễn ra bình thường. Tuy nhiên sau đó họ cảm thấy có gì không ổn. Họ quyết định tắt máy nhưng không làm được. Cả hai nhảy khỏi boong, và thay vì rơi xuống nước, họ rơi vào một thứ giống như “đường hầm thời không” tới năm 1983.
Preston Nichols, người được cho là nhân chứng còn sống sót sau dự án Montauk đang kể lại trải nghiệm của mình (Ảnh: Youtube)
Cần chú ý rằng có một thử nghiệm tương tự diễn ra vào 8/1983, sau khi dự án được mở lại và nhận được tài trợ mới. Điểm quan trọng ở đây là 2 lần thử nghiệm cách nhau chính xác 40 năm, cũng là 40 năm trong “siêu không gian”. Trái đất có một vận động có quy luật nào đó vào thời điểm tháng 8, diễn ra cứ 20 năm một lần, trùng khớp với hai lần thử nghiệm. Và khi “nhịp” vận động này lên tới đỉnh điểm, 2 lần thử nghiệm sẽ xảy ra một “khóa thời gian” trong “siêu không gian”. Từ đó, việc di chuyển thời gian – không gian xảy ra.
Hình ảnh vận động từ trường xung quanh Trái đất (Ảnh: ScienceAtNASA, YouTube)
Con tàu bị kéo vào “siêu không gian”. Preston Nichols và Duncan Cameron cảm nhận được điều gì đó không ổn. Họ nhảy khỏi tàu, và rơi vào “đường hầm thời không” tới năm 1983, nơi Von Neumann “của tương lai” đang đợi họ. Ông thông báo với họ về sự nguy hiểm của khóa thời không, rằng nếu không thể phá hủy máy phát trên tàu, vết nứt thời không sẽ dần bao trùm khắp trái đất. Ông đã chờ họ ở đó 40 năm.
Sử dụng phương cách tương tự, Von Neumann “của tương lai” đưa họ trở lại tàu trong “siêu không gian”, ở đó họ phá hủy máy phát, và con tàu trở lại năm 1943, ba tiếng đồng hồ sau khi biến mất.
Nguyên nhân của hiện tượng?
Sau khi dự án tạm ngừng, Von Neumann tham gia vào các dự án khác, và vẫn tìm kiếm câu trả lời cho bí ẩn thời không. Đây cũng là thời điểm các vật thể bay không xác định (UFO) xuất hiện rất nhiều ở Mỹ. Là một khoa học gia quan trọng, Von Neumann đã được tiếp xúc với sinh vật ngoài hành tinh. Ông đưa ra thắc mắc về bí ẩn mà mình chưa thể giải đáp, và nhận được gợi ý.
Con thuyền và các thiết bị có thể được điều chỉnh để nhận mốc thời gian là mốc thời gian của máy phát trên thuyền. Tuy nhiên điều này không đúng đối với các thủy thủ đoàn. Mốc thời gian của con người thường bị khóa theo một nhận thức của bản thân người đó, chứ không phải là theo máy phát.
Cái kết của Montauk
Để hỗ trợ cho việc du hành thời không, Von Neumann đã xây dựng một siêu máy tính và nghiên cứu thêm về lý thuyết siêu hình học (metaphysics). Dự án được khởi động lại, tuy nhiên các thông tin về nó trở nên rất khó tiếp cận. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, các thí nghiệm về thời không, và thí nghiệm trên người đã diễn ra:
- Các thiết bị nghiên cứu được mở rộng với hàng trăm nhân viên.
- Nhiều người vô gia cư bị bắt cóc, bị thử nghiệm tẩy não và điều khiển từ xa.
- Với sự giúp đỡ của sinh vật ngoài hành tinh, năng lực tinh thần của con người được phóng đại, họ thậm chí có thể dùng tinh thần để tạo ra vật chất. Tuy nhiên hậu quả là các vấn đề thần kinh xuất hiện.
- Một lỗ hổng thời không ổn định được tạo ra và được sử dụng để vào “siêu không gian”.
Một điều kỳ lạ là các thử nghiệm không thể vượt qua mốc thời gian năm 2012. Các nhà khoa học mô tả hiện tượng này như một bức tường chắn đột ngột.
Dự án bị dừng lại sau một thử nghiệm thời không. Một số người kể về việc các thiết bị gặp sự cố gây ra tổn thất lớn. Nhân chứng khác lại cho hay một sinh vật nguy hiểm trú ngụ trong tiềm thức một nhà khoa học đã xuất hiện sau khi họ trở về từ đường hầm thời – không. Nó giết người và phá hủy mọi thứ. Không ai biết chắc điều gì xảy ra sau đó.
Lời kết
Chúng ta không thể phủ định một thực tế rằng nhiều nhà khoa học lỗi lạc tin vào việc du hành thời – không. Einstein đã mô tả thời gian như một khái niệm tương đối – nó có thể khác nhau đối với những người quan sát khác nhau và tùy thuộc vào tốc độ của bạn trong không gian. Vì thế, nếu tốc độ của bạn nhanh hơn thì thời gian của bạn so với người khác sẽ chậm lại. Nói cách khác, phi hành gia vũ trụ tương lai không nên có người yêu ở Trái đất. Vì khi quay trở lại sau thời gian phi hành với vận tốc cao thì anh vẫn còn trẻ tuổi nhưng “cô gái” năm xưa đã lên chức “bà”.
Mặc dù Einstein chưa thể đưa ra lý thuyết cho việc du hành thời không, vật lý học ngày nay cũng đang liên tục chuyển biến, và các tiến bộ trong lí thuyết lượng tử có lẽ có thể hé mở cho chúng ta nhiều điều.
Albert Einstein và thuyết tương đối (Ảnh: ScienceTV, Youtube)
Câu chuyện về dự án Montauk, dù đúng hay sai, cũng chỉ ra cho chúng ta một vấn đề nghiêm túc: Nhân loại chưa được chuẩn bị vững chắc, cả về đạo đức lẫn tri thức, để tiếp cận với những câu hỏi lớn của vũ trụ.
Theo Đại Kỷ Nguyên