Có vô số đường hầm trải dài trên khắp lục địa châu Âu. Và đường hầm lớn 12.000 năm tuổi này cho thấy người cổ đại đã có kỹ thuật tiến xa hơn những gì các học giả chủ đạo có thể biết. Liệu đây có phải là bằng chứng của một nền văn minh tiền sử đã bị biến mất ở châu Âu?
Hơn 12.000 năm trước, người cổ đại ở châu Âu đã bắt đầu xây dựng những đường hầm lớn dưới lòng đất trên toàn lục địa. Không ai biết lý do tại sao và bằng cách nào những đường hầm này được xây dựng, nhưng đó là một trong những công trình đáng kinh ngạc nhất do con người hàng ngàn năm trước làm nên.
Trên thực tế, hơn 10.000 năm trước đây, người tiền sử đã có khả năng xây dựng một số kiến trúc vĩ đại như ngôi đền Göbekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ có niên đại đến 11.000 năm.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng ngàn đường hầm ở Đức được xây dựng vào thời kỳ đồ đá. Những đường hầm này đi xuyên khắp châu Âu, từ Scotland đến Thổ Nhĩ Kỳ, khiến các nhà nghiên cứu bối rối về mục đích của chúng.
Vậy mục đích của những đường hầm bí ẩn này là gì? Chúng được sử dụng để làm lăng mộ? Hay những đường hầm phức tạp này để người cổ đại chống lại kẻ thù? Hoặc có thể 12.000 năm trước, người tiền sử tạo ra những đường hầm này để bảo vệ con người khỏi một thảm họa toàn cầu?
Trên khắp châu Âu, các nhà khảo cổ đã bắt đầu khám phá ra vô số những đường hầm như vậy.
Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có nhà khảo cổ học người Đức, Tiến sĩ Kush Heinrich tin rằng những đường hầm này đã được sử dụng như đường cao tốc hiện đại, cho phép người dân di chuyển và kết nối với những nơi xa xôi trên khắp châu Âu.
Trong cuốn sách Secrets Of The Underground Door To An Ancient World (Tạm dịch: Bí mật cánh cửa đường hầm đến thế giới cổ đại), Tiến sĩ Kush nói rằng bằng chứng về các đường hầm lớn đã được tìm thấy dưới hàng chục khu định cư thời đồ đá trên khắp lục địa châu Âu. Những đường hầm to lớn này thường được gọi là đường cao tốc cổ đại.
Điều thú vị là, nhiều đường hầm lớn vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, và các nhà nghiên cứu chỉ mới bắt đầu xác định vị trí và tìm kiếm chúng.
Trong cuốn sách của mình, giáo sư tiến sĩ Henry Kush tại Đại học Karl-Franzen tại Graz cùng với vợ Ingrid đang phân tích mạng lưới các đường hầm phức tạp nằm trong khu vực Styria, Áo, và mục đích của chúng vẫn còn là một bí ẩn.
Mạng lưới đường hầm trên khắp châu Âu
Cho đến nay, không có bất kỳ lời giải thích nào về các đường hầm làm hài lòng các nhà nghiên cứu.
Qua quá trình định tuổi bằng đồng vị cacbon thực hiện trên chất liệu hữu cơ được tìm thấy trong đường hầm cho thấy chúng có niên đại hàng ngàn năm.
Nhiều khoang được kết nối đến những nơi tham quan hoặc các khu định cư cổ đại. Lối vào đường hầm đôi khi được tìm thấy gần những ngôi nhà cổ, nhà thờ cổ, nghĩa trang, hoặc ở giữa rừng. Những người xây dựng đường hầm này hẳn là rất am hiểu mới có thể có thể tạo ra các đường hầm như đường cao tốc ngầm khổng lồ tồn tại suốt hàng chục ngàn năm.
Bên cạnh đó, các nhà xây dựng cổ đại còn tạo nên các đường hầm theo đường zig-zag cho phép chúng có thể chịu được trọng lượng lớn.
Các đường hầm tương tự như ở Áo và Đức đã được phát hiện trên toàn châu Âu. Ở Tây Ban Nha, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và thậm chí Bosnia đều có những dấu vết của đường hầm dưới lòng đất. Tuy nhiên, không ai có thể giải thích những đường hầm cổ xưa này đã được xây dựng bằng cách nào và tại sao.
Theo Ancient Code