Ngày 24 tháng 8 vừa qua, các quan chức chính phủ, các nhà lãnh đạo cộng đồng cùng các học viên Pháp Luân Công đã tham gia lễ mít-tinh tại Sydney, Australia để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Họ tập trung tại Quảng trường Centenary ở Parramatta, một trung tâm thương mại ở ngoại ô Sydney. Các diễn giả kêu gọi dân chúng ở mọi tầng lớp xã hội ủng hộ các học viên và hỗ trợ chấm dứt cuộc bức hại kéo dài 20 năm ở Trung Quốc.

3bfe22f3e6251a7e01964b1d163edc15.jpg

Ông John Deller, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc, phát biểu rằng cuộc bức hại là mối đe dọa đối với người Úc

Ông John Deller, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc, cho biết càng ngày càng có nhiều người nhận ra sự tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông giải thích: “Cuộc bức hại này, đặc biệt là nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng, đã bị liệt vào tội ác chống lại loài người. Đây không chỉ là hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, mà còn là mối đe dọa đối với người dân Úc nơi đây.” Ông đề nghị các quan chức chính phủ lên tiếng về vấn đề đạo đức then chốt này và lên án nạn ngược đãi nhân quyền nghiêm trọng. Ông cũng nói thêm rằng mọi người cần đưa ra lựa chọn về vấn đề trọng đại này.

Các quan chức đắc cử: Nói không với sự tàn bạo

60ee2e9ece6147e9242e929b3c45d296.jpgThị trưởng Andrew Wilson tố cáo các vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Ông Andrew Wilson, Thị trưởng Thành phố Parramatta, đã có lời phát biểu tại sự kiện. Ông nói nhiều người đã biết đến tội ác của ĐCSTQ, và ông cùng các quan chức khác lên án việc ngược đãi các học viên Pháp Luân Công, đặc biệt là nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đang được thực hiện nhắm vào học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác.

Charles Camenzuli, ứng viên của Đảng Tự do đại diện cho Parramatta, đã trích dẫn phán quyết của tòa án độc lập tại Anh về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng và kêu gọi chính phủ Úc và các chính phủ khác cùng nhau hành động để chấm dứt tội ác này.

6ee5a0e7e957deb13820430e1e825fc5.jpgÔng Paul Nguyen, lãnh đạo cộng đồng người Việt phát biểu rằng mọi người cần phải nhận ra tội ác của ĐCSTQ

Ông Paul Nguyen, lãnh đạo cộng đồng người Việt tại New South Wales, cho biết: “Chế độ cộng sản là một chế độ tàn ác hủy hoại các nhân quyền cơ bản.” Ông nói ông mong được nghe thấy nhiều người hơn nữa lên tiếng phơi bày sự tàn bạo và chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

4781bcc6e26f65321529320a4413dc42.jpgÔng James Shaw, luật sư và cựu ủy viên hội đồng Parramatta, phát biểu rằng các học viên Pháp Luân Công không đáng bị bức hại chỉ vì đức tin của họ

Ông James Shaw, luật sư và cựu ủy viên hội đồng Parramatta, phát biểu rằng không một ai đáng bị ngược đãi chỉ vì đức tin của mình. Ông hy vọng tất cả các quan chức đắc cử sẽ lên tiếng về vấn đề nhân quyền quan trọng này.

Ông Ganesh Loke, ứng viên của Đảng Thống nhất Úc đại diện cho Parramatta, ca ngợi tâm thái hòa ái của Pháp Luân Công và các học viên. Ông dẫn một câu nói của Martin Luther King: “Bóng tối không thể xua tan bóng tối, chỉ có ánh sáng mới làm được điều đó. Hận thù không thể xóa bỏ được hận thù, chỉ có tình yêu mới làm được.” Ông cho biết ông ngưỡng mộ các học viên Pháp Luân Công và hoàn toàn ủng hộ họ vì lý do này.

Chủ nghĩa cộng sản sẽ đi vào quên lãng một khi thế giới thức tỉnh

Ông William Ho, một bậc thầy võ thuật, ca ngợi Pháp Luân Công vì đã nâng cao sức khỏe và các giá trị đạo đức của các học viên trên khắp thế giới. Ông chỉ ra sự đối lập giữa nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công và học thuyết dựa trên thù hận và bạo lực của ĐCSTQ.

Ông nói ĐCSTQ đã phá hoại các giá trị truyền thống bằng cách tẩy não người dân Trung Quốc, trong khi đó, cuộc bức hại tàn khốc đã thực sự phơi bày bản chất xấu xa của chính quyền cộng sản. Ông cho biết các quốc gia phương Tây đã cùng nhau nỗ lực để hạn chế nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ, nhưng cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để nó chấm dứt hoàn toàn. Ông nói: “Một khi thế giới thức tỉnh, chủ nghĩa cộng sản sẽ đi vào quên lãng.”

Nhà hoạt động nhân quyền Bob Vinnicombe kêu gọi chấm dứt ngay lập tức nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Ông phát biểu rằng các học viên ở Trung Quốc cần được tự do thực hành tín ngưỡng của mình.

Người qua đường: Các giá trị truyền thống rất quan trọng đối với tất cả mọi người

fbd287f79249b539040be077af1ad605.jpgÔng Bruno, một người dân địa phương nhận xét rằng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn áp dụng được cho tất cả mọi người

Ông Bruno nói với các học viên tại buổi mít-tinh rằng ông đã từng nghe đến Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc. Ông nói: “Nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn thể hiện rõ các giá trị mà tất cả chúng ta đều nên nắm giữ.” Ông chúc các học viên ở Trung Quốc thành công và mong chờ đến thời điểm mà mọi người ở đó có thể tự do thực hành đức tin của họ.

Anh Colin và cô Bali, hai vợ chồng đến từ Victoria, đã dừng lại xem buổi mít-tinh. Họ hứng thú muốn học các bài công pháp Pháp Luân Công. Anh Colin nói với một học viên: “Ngày nay, rất nhiều người không để ý đến người khác. Hơn nữa, một số người vẫn tin những gì ĐCSTQ nói với họ, mà họ có thể không nhận ra rằng những điều Đảng nói là sai. Đó là lý do tại sao những gì các bạn đang làm ở đây thật sự ý nghĩa.”

Cựu phóng viên CCTV: ĐCSTQ tuyên truyền những lời dối trá hàng ngày

Ấn tượng bởi bài thiền định tường hòa của các học viên, một phụ nữ Trung Quốc đã dừng lại xem buổi mít-tinh. Bà giải thích rằng trước đây bà đã từng làm việc cho cả Đài Truyền hình Bắc Kinh và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), vì vậy bà biết rõ cách thức hoạt động của ĐCSTQ.

Khi ĐCSTQ bắt đầu tuyên truyền dậy trời rợp đất chống lại Pháp Luân Công, bà đang làm việc tại CCTV. Bà giải thích: “Tôi không trực tiếp tham gia. Nhưng tôi đã nghe thấy những lời rác rưởi của Đảng – nó tuyên truyền những lời dối trá hàng ngày.” Bà nói mục đích của ĐCSTQ là tiêu diệt hoàn toàn Pháp Luân Công và các học viên.

Bà chia sẻ rằng bà đã đọc Cửu Bình và đồng ý với những gì [được nêu] trong sách. Bà nói thêm: “Tôi biết các học viên là những người rất tốt. Họ làm cho xã hội này trở thành một nơi tốt đẹp hơn.”

Theo Minh Huệ