Những ai có thể sống tốt trong cõi người, tạo nhiều công đức hoặc là người tu Đạo thì đều có cơ hội chuyển sinh lên cõi trời, đây là một sự thật chứ không chỉ là câu chuyện mang ý nghĩa biểu dương người tốt trong xã hội.
(Hình minh họa từ internet)
Tích đức phúc báo
Lý Giác (Li Jue), người hạt Giang Dương, Quảng Lăng, triều đại nhà Đường (618–907) là người tính tình hiền lành và cẩn thận, sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời bán lương thực. Năm 15 tuổi, Lý Giác tiếp quản việc mua bán của gia đình.
Khi khách đến, ông đưa cân cho khách hàng tự cân, hơn nữa ông cũng không lấy tiền theo giá thị trường mà chỉ lấy giá đủ để trang trải cuộc sống và phụng dưỡng cha mẹ.
Nhà họ Lý mua bán lương thực, lạ thay, ngày càng được nhiều người biết đến. Lấy làm lạ, cha ông bèn hỏi cách ông bán hàng. Biết chuyện, cha ông cảm động lắm, nói: “Hồi cha bán hàng, cha biết có nhiều người bán hàng dùng mánh khoé các loại để thu lời kể cả bằng cách dùng cân các cỡ. Cân to để mua vào, cân nhỏ để bán ra. Dẫu viên chức nhà nước có đến thanh tra định kỳ vào mùa xuân, thì thủ đoạn đó vẫn tiếp tục. Còn cha lúc nào cũng dùng một chiếc cân, và tự nghĩ rằng mình là người công bình lắm rồi. Nay thấy con bán hàng như vậy, mới biết như cha vẫn là chưa đủ. Ấy vậy, con bán hàng vừa chạy vừa đảm bảo thu nhập cho gia đình. Đúng là ông Trời phù trợ cho con.”
Đến năm 80 tuổi, ông Lý Giác vẫn bán lương thực ở chợ. Bấy giờ có một người cũng tên là Lý Giác được bổ nhiệm là tiết độ sứ Hoài Giang. Ông Lý Giác bán hàng, vì nể trọng, nên đã đổi tên mình thành Lý Khoan (Li Kuan).
Tiết độ sứ Lý Giác từ ngày nhậm chức đã làm rất nhiều việc thiện cho dân: mở mang đường sá, trợ giúp người nghèo… Một hôm nằm mộng thấy đến một hang động hùng vĩ, và choáng ngợp trước phong cảnh đẹp đẽ với dòng suối đầy hoa thơm cỏ lạ, chim ca bướm lượn mây lành vờn quanh. Đi một chập, ông gặp bức tường đá khắc chữ vàng “Lý Giác”. Ông vui mừng quá đỗi và tự nhủ: Đời này mình làm nhiều việc thiện nên sau được lên cõi tiên. Chợt có hai tiên nữ bay qua, ông bèn hỏi, và được biết rằng đây là động trời Hoa Dương Động, và tên người khắc trên vách đá không phải là ông Lý Giác tiết độ sứ, mà là ông Lý Giác tại Dương Giang.
Tỉnh mộng, ông quyết định đi tìm xem ông Lý Giác tại Dương Giang là ai. Sau nhiều nỗ lực, ông được biết rằng nay ông Lý Giác kia đã đổi tên thành Lý Khoan, và ông ta đã trở thành người tu Đạo từ năm ông 60 tuổi. Ông bèn thân chinh đến thăm ông Lý Khoan tại nhà, mong cầu học hỏi thuật tu Đạo. Gặp mặt, ông Lý Khoan không nói về thuật tu Đạo, mà chỉ kể về cuộc đời bán hàng của mình. Câu chuyện làm ông Lý Giác hiểu ra, và tán thán: “Đời này ông đã làm điều mà người thường rất khó làm nổi. Với những gì tôi đã làm, cũng không thể sánh với đức mà ông đã tích được trong đời này”. Ông Lý Giác ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp: “Giờ tôi đã hiểu. Luật nhân quả là đúng. Một người dẫu nghèo nhưng biết tích đức, thì Trời cũng phù hộ độ trì, thậm chí đưa tên vào danh sách tiên. Cũng là một bài học giáo huấn cho con người thế gian”. Vì ông Lý Giác nhắc lại yêu cầu, nên ông Lý Khoan cũng truyền lại thuật tu Đạo và căn bản tu tâm dưỡng tính cho ông.
Ông Lý Khoan vẫn mạnh khoẻ dù đã ngoài 100 tuổi. Một hôm ông bảo con cháu rằng: “Ta ở đây đã lây rồi, và cũng không còn việc gì ở thêm nữa, dẫu rằng ngày nào ta cũng tu luyện”. Chẳng bao lâu sau ông qua đời vào nửa đêm. Ba ngày sau, người nhà nghe thấy tiếng rắc rắc trong quan tài. Họ mở ra và chỉ thấy quần áo ở lại, nhưng thân thể ông đã biến mất.
Đó là câu chuyện ông Lý Khoan tích đức cõi người, tu luyện thành Tiên và đã rời khỏi trần thế như thế nào. Có thể ông đã đến động trời Hoa Dương Động như ông Lý Giác đã từng nằm mộng thấy.
Theo vn.minhhui.org