Truyền kỳ về vị quan thanh liêm khi về quê nghỉ hưu gia sản chỉ toàn sách vở và quần áo cũ, khi khởi hành, vì thuyền quá nhẹ nên chủ thuyền đành nghe lời ông kiếm người khuân tảng đá lớn trên bờ xuống để dằn thuyền cho nặng. Đức hạnh của ông thật đáng để người đời ngưỡng mộ.

Văn hóa, thanh liêm, tảng đá, lục tích, Giáo dục, chính trực, Người chèo thuyền vô cùng kinh ngạc: “Ngài làm Thái thú Úc Lâm nhiều năm như vậy, chẳng lẽ không tích góp chút ít vàng bạc châu báu nào hay sao?”. (Ảnh: Epochtimes)

Làm quan chính trực thanh liêm

Lục Tích, tự Công Kỷ, là học giả nước Ngô thời Tam Quốc, người Ngô quận Ngô Huyền (nay là thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô).

Sau khi Tôn Sách chết, Tôn Quyền kế thừa sự nghiệp, phong Lục Tích làm tấu tào duyện, sau chuyển thành Thái thú Úc Lâm, Gia Thiên Tướng Quân. Lục Tích học rộng biết nhiều, là một vị quan thanh liêm chính trực. Với tài đức của mình, ông trở nên Nổi tiếng ở vùng Úc Lâm, mọi người dân đều ngưỡng mộ.

Người dân vùng Úc Lâm an cư lạc nghiệp, xã hội trật tự thập phần ổn định. Vài năm sau, Lục Tích muốn cáo lão hồi hương, nhưng túi đựng tài sản khi làm quan lại trống trơn. Lúc đi vào rừng, mọi người giúp ông thu gom hành lý, ngoại trừ một ít sách vở và vài món quần áo cũ kỹ, thì không còn gì nữa.

Lúc ấy, giao thông đường bộ không thuận tiện, Lục Tích mặc dù không có đồ vật hoặc tài sản gì, nhưng ông vẫn cần thuê một chiếc thuyền, qua sông mà hồi hương.

Ngày lên đường, người chèo thuyền đến rất sớm. Lục Tích thấy người chèo thuyền, liền nhanh chóng lên thuyền. Một lát sau, không thấy có người vận chuyển đồ vật lên thuyền, người chèo thuyền cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi: “Lão gia, ngài còn có đồ vật gì không? Mau gọi người chuyển lên đây đi! Chúng ta phải nhanh khởi hành, nếu không thì sẽ muộn mất”.

Lục Tích nghe xong lời của người chèo thuyền, thì thúc giục nói: “Vậy hãy mau chèo thuyền đi! Ta không còn đồ vật gì nữa đâu!”.

Người chèo thuyền vô cùng kinh ngạc, hỏi: “Ngài làm Thái thú Úc Lâm nhiều năm như vậy, chẳng lẽ không tích góp được chút ít vàng bạc châu báu nào hay sao? Không mua một ít gia sản quý giá sao?”.

Lục Tích lắc đầu, ông thản nhiên nói: “Bản thân ta phụng lệnh Vua, có bổng lộc của mình, làm sao có thể lấy bừa của dân? Cho nên, những năm qua không tích góp gì cả”.

Người chèo thuyền nghe thấy vậy thì rất kính trọng và ngưỡng mộ vị quan thanh liêm này. Nhưng sau đó liền cau mày nói thêm: “Lão gia, cái này không được rồi! Trên sông gió to sóng lớn, chiếc thuyền này lại nhẹ như lá cây; khi vượt sông, e rằng không trụ được sóng lớn mà gặp tai họa!”

Tảng đá thành kỷ vật gia truyền

Lục Tích thấy người chèo thuyền nói có lý, liền nhìn quanh bốn phía, quả thật cảm thấy chiếc thuyền này quá nhẹ. Ông suy nghĩ một chút, chỉ vào một tảng đá lớn trên bờ, nói: “Ngươi đem tảng đá kia, đặt lên thuyền đi! Có tảng đá nặng như vậy đè lên, chắc là sẽ không gặp nguy hiểm nữa!”. Người chèo thuyền không thể làm gì khác bèn tìm mấy người, chuyển tảng đá kia lên thuyền.

Lục Tích trở về Ngô Quậnquê hương của mình, hàng xóm láng giềng cho rằng ông làm quan lớn nhiều năm, ắt sẽ vinh hoa trở về, nhất định sẽ chở đầy một thuyền vàng bạc châu báu. Họ đều nhao nhao đi ra, trợ giúp bốc dỡ thuyền. Ai ngờ rằng, trên thuyền ngoại trừ một ít sách vở và quần áo cũ, thì chỉ có vẻn vẹn một táng đá to.

Nhiều người thấy thế đều bàn tán xôn xao. Người chèo thuyền đành phải giải thích với mọi người. Tất cả dân làng sau khi nghe xong, không ngớt ca ngợi sự thanh liêm của Lục Tích, tảng đá kia chính là vật chứng quý giá nhất. Thế là mọi người cùng nhau khiêng tảng đá lớn kia xuống, đặt tại cửa lớn của nhà họ Lục.

Về sau, tảng đá kia trở thành kỷ vật gia truyền của Lục gia, lưu truyền suốt mấy trăm năm sau.

Theo Đại Kỷ Nguyên