Nối tiếp Phần 1, hãy cũng tìm hiểu tiếp những bí ẩn sau cuốn “Đạo Đức Kinh – Lão Tử”. Số phận của ĐCSTQ đã được định sẵn như nào?
3. Đạo Đức Kinh – Chương 27 dự ngôn rằng ĐCSTQ tô vẽ cho lịch sử xấu xa của nó, duy hộ thống trị nguy cơ tứ phía, che giấu hàng loạt hành vi phạm tội, lừa gạt dân chúng, dùng hết các thủ đoạn, thước tính, nhưng đến cuối cùng không có tác dụng gì.
“Thiện hành vô triệt tích, thiện ngôn vô hà trích, thiện sổ bất dụng trù sách, thiện bế vô quan kiện tắc bất khả khai, thiện kết vô thằng ước tắc bất khả giải”.
(Tạm dịch: Khéo làm thì không để lại dấu vết; khéo nói thì không có lỗi lầm; khéo tính thì không dùng thẻ; khéo đóng thì không dùng then, ráng mà mở không được; khéo buộc thì không dùng dây mà cởi không được)
Đại ý: Người giỏi hành tẩu, đi sẽ không lưu lại dấu chân; người giỏi ăn nói, sẽ không dễ có sơ hở; người giỏi lập kế hoạch, sẽ không cần tính toán; người giỏi giữ kín thì không cần cài khóa cửa; người giỏi lấy lòng người khác thì sẽ không cần dùng dây thừng để khống chế bách tính, mà vẫn có thể được mọi người tôn trọng và ủng hộ.
Thật trớ trêu, đoạn này là đang nói bóng nói gió, sử dụng giọng văn châm biếm, cho mọi người thấy rằng: Dấu chân lịch sử nơi có ĐCSTQ đi qua, toàn là việc xấu xa, nó chỉ toàn khoác lác công lao và thành tích, sơ hở chỗ nào cũng có. Nó tính toán đoạt quyền như thế nào, xử người như thế nào, nói dối như thế nào, làm sao mà qua phong ba bão táp không bị lật thuyền rớt đài, tự cho là không có chút sai sót nào. Vậy mà đến cuối cùng lại là “Người tính không bằng trời tính”, ĐCSTQ tội ác chồng chất, đem chuyện xấu mà nó gây ra thành bí mật trong những bí mật, phí công phí sức mà lừa gạt người dân, phong tỏa thông tin, nhưng không thể ngăn được chân tướng phía sau cánh cửa, cánh cửa tự do ấy cuối cùng vẫn được mở ra; ĐCSTQ không được lòng dân, chỉ có thể trói họ vào cái gọi là “Vĩnh viễn đi theo đảng”, áp dụng các loại biện pháp ràng buộc, khống chế nhân dân, nào là “Đeo khăn quàng đỏ vào đội”, “Cử hành nghi thức vào đoàn”, “Giơ tay tuyên bố gia nhập đảng”, hát quốc ca,v.v… Vậy mà cuối cùng cũng không thể thoát khỏi vận mệnh bị giải thể.
Cái lời nói dối nghe êm tai, âm mưu hiểm ác, một loạt chế độ ràng buộc cùng bạo lực, bạo ngược vô đạo, ĐCSTQ chuyên chế vô đạo tự cho rằng thủ đoạn mà nó chinh phục người trong thiên hạ là cao minh, không lộ sơ hở nào. Lão Tử chậm rãi nói vài lời, dương đông kích tây, đánh bừa mà trúng, tựa như một thanh kiếm sắc bén xuyên thời không, trực tiếp đánh vào tử huyệt của nó. Đoạn này của Lão Tử cũng có ý nói với mọi người rằng, ĐCSTQ phí công tính toán như vậy, thật ra lại ngu ngốc không ai bằng, cuối cùng sẽ thất bại.
4. Đạo Đức Kinh – Chương 23 dự ngôn rằng ĐCSTQ hung ác tàn bạo như cuồng phong bão táp đàn áp Pháp Luân Công, thế nhưng yêu thuật của nó dù mạnh mẽ, cũng không thể lâu dài, chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại.
“Phiêu phong bất chung triều, sậu vũ bất chung nhật. Thục vi thử giả? Thiên địa, thiên địa thượng bất năng cửu, nhi huống vu nhân hồ?”
(Tạm dịch: Cho nên gió lốc không hết buổi sáng, mưa rào không phải suốt ngày. Ai làm nên những cái ấy? Trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống hồ là người?)
Luận giải: Gió không thể thổi trong cả buổi sáng, mưa không thể kéo dài cả ngày. Cuồng phong bão táp là ai gây nên? Là trời đất, trời đất cũng không thể làm nó kéo dài mãi, huống hồ là con người bé nhỏ?
Làm ra cái vận động chính trị cuồng phong bão táp kia để chỉnh đốn, đánh đập người dân, chính là “phát minh” của ĐCSTQ, trong lịch sử chưa từng có vị quốc vương hay hoàng đế nào áp dụng cái phương thức ấy. Đoan này trong Đạo Đức Kinh quá hiển nhiên là mũi tên có đích, tiên đoán biển hiện tính chất hết sức rõ ràng. Vận dụng các sự vật và hiện tượng tự nhiên để ám chỉ các sự kiện trong xã hội nhân loại. Đây là đặc trưng về dự ngôn trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử.
Giang Trạch Dân đã lợi dụng ĐCSTQ để gây áp lực điên cuồng lên Pháp Luân Công, dùng cuồng phong bão táp để hình dung một chút cũng không quá đáng. Thời điểm đó ai ai cũng đều cảm thấy trời đất như sụp đổ. Cho dù là người bình thường không tu luyện Pháp Luân Công, cũng có cái cảm giác không rét mà run.
5. Đạo Đức Kinh – Chương 54 dự ngôn rằng ĐCSTQ không thể nhổ tận gốc Pháp Luân Công, không thể lai chuyển tín ngưỡng trong tâm của con người, Pháp Luân Công muôn đời sau sẽ được con người tôn kính và khắc ghi.
“Thiện kiến giả bất bạt, thiện bão giả bất thoát, tử tôn dĩ tế tự bất chuyết”.
(Tạm dịch: Khéo dựng không phá được, khéo ôm không kéo ra được. Khéo lo tế tự nên con cháu không dứt).
Luận nghĩa: Những người kiến lập một tín ngưỡng, tín ngưỡng mà họ đi theo, người khác không thể phá hại; người luôn kiên trì vào tín ngưỡng này, người khác không thể lay chuyển. Con cháu đời sau vĩnh viễn tôn kính và ghi nhớ họ.
Dự ngôn này của Lão Tử khá rõ ràng, Lão Tử sống vào những năm cuối thời Xuân Thu. Trong lịch sử trước đó, không có chuyện gọi là “Trừ bỏ tín ngưỡng”. Sau này Khổng Tử thành lập Nho giáo, Khổng giáo phổ biến trong hai trăm năm, không may, hoàng đế Tần Thủy Hoàng của triều đại nhà Tần đã “Đốt của chôn người tài”, có thể nói rằng dự ngôn của Lão Tử đã ứng nghiệm. Qua sự tàn phá của triều đại nhà Tần, tư tưởng Khổng giáo không những không những không tiêu mất, mà còn từ sự phát triển của tín ngưỡng dân gian trở thành tư tưởng học thuật. Trải qua các triều đại, tư tưởng Khổng giáo được người người đi theo và kế thừa. Từ Đổng Trọng Thư, Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hi, Lục Cửu Uyên, Vương Dương Minh, Hoàng Tông Hi, từ nhà tư tưởng đến người vô danh, nối tiếp nhau không dứt. Quả đúng như Lão Tử dự ngôn, con cháu tế tự không ngừng.
Lịch sử phát triển của Nho giáo đã ứng nghiệm những dự ngôn của Lão Tử, tuy nhiên, những câu này không phải viết ra vì để tiên tri cho Nho giáo. Lão tử nói: “Đại Đạo phế, hữu nhân nghĩa”, Lão Tử không hoàn toàn tán thành tư tưởng Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín của Nho giáo. Nho giáo thực chất là nền móng văn hóa truyền thống trong lịch sử Trung Quốc, là vì chuẩn bị cho màn kịch được tái diễn trong thời kì này mà đặt định tư tưởng văn hóa trụ cột.
Do đó, có lý do để tin rằng đoạn này trong Đạo Đức Kinh là nhằm vào cao trào và kết cục của vở kịch lịch sử ngày hôm nay.
ĐCSTQ bạo lực và tà ác tột cùng, nhưng cũng thật quá ngu xuẩn. Nó vô cùng tự phụ và cho rằng không có gì nó không thể làm được. Nó thề sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng mà không có bất kỳ lý do chính đáng nào. Vì thế, nó vận dúng tất cả các loại thủ đoạn, tất cả phương tiện để huy động mọi thành phần, hết nguồn lực tài chính của một quốc gia, nhân lực và cảnh sát để làm ra những chuyện xấu xa tồi tệ, thậm chí bịa đặt tự thiêu giả để vu oan hãm hại Pháp Luân Công. Tuy nhiên, hơn hai mươi năm qua, không chỉ không đạt được mục đích, ngược lại làm cho người dân trong và ngoài nước thấy rõ bộ mặt ghê tởm và tàn bạo của nó.
Giang Trạch Dân lợi dụng ĐCSTQ, cố ý muốn tiêu diệt Pháp Luân Công, mà không biết rằng những lời trong “Đạo Đức Kinh” đã dự đoán rằng Giang Trạch Dân và ĐCSTQ sẽ tự ném đã vào chân mình. Bản tính của nó là phản trời, phản đất, phản tự nhiên, nó không để tâm tới những châm ngôn đạo đức của các bậc hiền triết, nó có sai văn nhân cũng không đọc hiểu nổi hàm ý những lời này trong Đạo Đức Kinh.
Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, nó tuyên dương bạo lực cách mạng của Marx, thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, các “Cách mạng Văn hóa” và các loại vận động, nó đem văn hóa truyền thống, quan niệm đạo đức mà nói thành tư tưởng phong kiến, buộc người dân Trung Quốc phải từ bỏ tín ngưỡng của họ vào Khổng giáo và Lão giáo, mà lại đi tin vào Marx và trở thành hậu duệ của nó.
Tuy nhiên, ĐCSTQ hiểm ác kia vẫn tính sai nước cờ. Đến cuối cùng, muốn dựng không dựng được, muốn phá không phá được. Đây hết thảy đều ứng nghiệm với những lời tiên tri của Lão Tử.
(Còn tiếp…)
Dịch từ: Epochtimes Singapore
Ngày đăng: 6/9/2019