Trong các ngôi chùa hiện nay ở Trung Quốc, không chỉ hương hỏa mới buôn may bán đắt mà ngay đến các hòa thượng cũng trở thành các nhân viên phục vụ để kiếm tiền. Cũng vì cái nghề “làm hòa thượng” dễ kiếm tiền như vậy nên ngày càng xuất hiện nhiều hòa thượng giả.

mh

Sự thật về 1 ngôi chùa: Sư hay phàm phu tục tử?

Chùa Đàm Chá là một ngôi chùa cổ tọa lạc ở phía Tây Bắc Kinh, cách trung tâm thành phố hơn 30 km. Đây là một trong những ngôi chùa hiển linh nhất Bắc Kinh. Nhưng gần đây, ngôi chùa này đang khiến dư luận xôn xao về vấn đề “hòm công đức”. Theo như báo chí đưa tin, những hòm công đức có ghi “Quảng chủng phúc điền” là thuộc quyền sở hữu của các sư thầy, chúng tăng trong chùa; còn những chiếc hòm chỉ đề 3 chữ “hòm công đức”thì thuộc Ban quản lý danh lam thắng cảnh.

Chúng ta thật không thể tưởng tượng lại có sự phân biệt này. Nhưng đây cũng chưa phải là ví dụ duy nhất. Báo chí còn đưa tin, ban quản lý một ngồi chùa nổi tiếng ở Thiểm Tây còn “làm kinh tế” bằng hòm công đức, họ đặt ra chỉ tiêu phải thu của mỗi hòm công đức này.

chua1

Hòm công đức ( ảnh internet)

Những khoản tiền công đức mà các Phật tử quyên góp với hi vọng sẽ được dùng vào việc tu sửa chùa chiền hoặc trùng tu tượng Phật… Kết quả lại bị lừa không chỉ bởi những kẻ phàm phu tục tử mà đáng lên án hơn chính là những chúng tăng đang tu hành nơi cửa Phật.

Một công nhân vệ sinh tại Trung Quốc đã có gia đình và sau 6 năm làm việc vất vả, anh đã bỏ việc và xuất gia làm hòa thượng tại một ngôi chùa. Từ đó mà kinh tế gia đình anh được cải thiện rõ rệt.

Không lâu sau, anh này chuyển đến một ngôi chùa khác “tu hành”, thu nhập vẫn không ngừng tăng. 2 năm sau đó anh đã tiếp nhận vị trí trụ trì sau khi vị trụ trì cũ về hưu. Thu nhập hàng tháng của vị tân trụ trì này được tính bằng hàng vạn nhân dân tệ.

Mới năm ngoái, hòa thượng này đã cho xây dựng một ngôi chùa mới, thuê một trụ trì và phương trượng, sau đó bản thân thì hoàn tục, mua nhà, mua xe, doanh thu hàng năm lên đến chục triệu nhân dân tệ.Và đến giờ thì ông ta đang nghĩ tới một hệ thống chùa chiền…

Bạn thắc mắc nơi cửa Phật như vậy thì kiếm tiền thế nào đúng không?

chua2

Nơi thu vé vào cửa Chùa ( ảnh internet)

  1. Vé vào cửa

Các ngôi chùa ở Trung Quốc hiện nay chỉ cần có tiếng một chút thì việc thu vé vào cửa chỉ là chuyện nhỏ.

  1. Các dịch vụ khác

Không chỉ có khoản vé vào cửa, trong các đình chùa còn rất nhiều dịch vụ phí cao khác. Ví dụ: bạn muốn thắp hương thì phải mua nhang, muốn gõ chuông cũng phải bỏ tiền, rút quẻ, giải quẻ …Chỉ cần bạn có nhu cầu và chịu chi tiền thì nhà chùa sẽ cung cấp mọi dịch vụ mà bạn muốn.

  1. Hòm công đức

Thông thường, các hòa thượng sẽ lấy sổ công đức cho du khách điền tên, sau đó sẽ được trụ trì đích thân đọc kinh cầu phúc. Nhưng tại nhiều nơi, sau khi Phật tử các nơi đã kí tên vào sổ công đức rồi, hòa thượng lại nói thẳng với họ rằng kí tên phải quyên tiền, bao nhiêu thì tùy tâm. Nhưng cái gọi là “tùy tâm” thực ra lại có từng mức cụ thể để bạn lựa chọn như 300 tệ, 600 tệ, 900 tệ, hay cao hơn là 3000, 6000, 9000 tệ.

Khi du khách tới cửa chùa, các hòa thượng sẽ khuyên bạn nên thắp một cây nhang lớn, nhưng lại không cho bạn mang nhang từ bên ngoài vào, lí do là: không sạch sẽ. Sau đó, hòa thượng trong chùa sẽ nhiệt tình phục vụ bạn đốt nhang, dâng hương. Sau khi đốt xong, họ sẽ thu của bạn vài trăm mà bạn thì không thể trả giá với các “đệ tử của Phật” vì như thế là không thành tâm. Bạn chỉ có thể rút ví trả tiền theo từng cây nhang đã đốt. Giá một cây nhang rẻ nhất cũng 200 nhân dân tệ, mà đắt nhất cũng lên tới 100 nghìn nhân dân tệ. Bạn đừng quá ngạc nhiên. Theo sách kỉ lục Guiness thế giới, đầu cây nhang tại Bảo Quang Tự trên núi Nga Mi, Tứ Xuyên còn được bán đấu giá lên tới 990 nghìn nhân dân tệ. Khi vào chùa, bạn cũng không phải lo không mang đủ tiền mặt, vì các dịch vụ trong chùa đều chấp nhận quẹt thẻ.

chua3

Hòa thượng kiếm tiền ( ảnh internet)

Thực tế trong các chùa chiền ngày nay thế nào?

Trong các ngôi chùa hiện nay, không chỉ hương hỏa mới buôn may bán đắt mà ngay đến các hòa thượng cũng trở thành các nhân viên phục vụ để kiếm tiền. Và điều hiển nhiên, các vị phương trượng đều trở thành các phú ông giàu có.

Cũng vì cái nghề “làm hòa thượng” dễ kiếm tiền như vậy, nên ngày càng xuất hiện nhiều hòa thượng giả. Ví dụ: để kiếm được tiền giải quẻ thẻ, không ít ngôi chùa đã mời về những vị “đại sư giả” để dối lừa du khách. Họ chẳng qua là những kẻ từng lăn lộn nhiều năm trong giang hồ, biết nhìn mặt và nắm bắt tâm lí người khác, thêm vào đó là khả năng ăn nói thuyết phục người khác. Thu nhập của chùa cũng nhờ vào mấy kẻ lừa đảo đó mà không ngừng tăng cao.

Những “vị đại sư” đó đa phần đều có vợ con đầy đủ, thậm chí còn có nhà có đất khắp nơi trong thành phố và những siêu xe tiền tỉ.

chua4chua5chua6chua7chua8chua9

Đây là hình ảnh ghi lại một số hòa thượng chơi điện tử, đi xe hơi sang trọng, ở khách sạn lớn, ăn KFC….( ảnh internet)

Không lâu trước đây, báo chí từng đưa tin: phương trượng chùa Linh Chiếu thành phố Ngọc Khê, Vân Nam, Trung Quốc sau khi bị hại đã để lại hơn 400 vạn nhân dân tệ trong tài khoản ngân hàng. Cũng vì số tiền này mà con gái ông và nhà chùa đã kiện tụng ra tòa để tranh giành.

Có người nói: người Trung Quốc có đầu óc rất nhạy bén, linh hoạt, đến tín ngưỡng tôn giáo cũng có thể đem ra làm kinh doanh. Đây có được xem là một lời khen hay không?

Quỳnh Chi
Theo daikynguyenvn.com