Đến 17h ngày 14/10, tổng số người chết và mất tích trong trận mưa lũ lịch sử tại miền Bắc lên đến hơn 100 người, riêng tại tỉnh Yên Bái theo thống kê chưa đầy đủ là 28 người, tăng gấp đôi so với báo cáo cập nhật cuối ngày 13/10 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
Hình ảnh lũ quét kinh hoàng tại Yên Bái
Các huyện ngoại thành Hà Nội đang chìm trong biển nước
Các huyện ngoại thành Hà Nội đang chìm trong biển nước
Tại Hà Nội, 11 đoạn đê với tổng chiều dài khoảng 13.950 m tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, đê Bùi 2 huyện Chương Mỹ dài 15 m bị tràn gây ngập lụt. Nhiều ngày sau khi đoạn đê bao vỡ, huyện Chương Mỹ vẫn mênh mông nước, 900 hộ dân với 4.600 người vẫn bị cô lập. .
Từ 19h ngày 9/10 đến 19h ngày 12/10, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 200-300 mm (tập trung chủ yếu vào ngày 10 và 11/10).
Trong khi đó, sáng 13/10, bão Khanun đã vượt qua phía bắc đảo Luzon (Philippines) và đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 11.
Lúc 7h, tâm bão trên vùng biển tây bắc đảo Luzon, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 880 km về phía đông đông bắc, sức gió đạt cấp 9 (60-75 km/h), giật cấp 10.
Ngày 13/10 bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây với tốc độ 10-15 km/h và mạnh lên. Đến 7h ngày 14/10, tâm bão còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 540 km về phía đông đông bắc. Sức gió tăng 2 cấp, đạt cấp 10, 11 (90-100 km/h), giật cấp 13.
Bão Khanun sẽ hướng vào khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ vài ngày sau khi đợt mưa lũ bất thường, kỷ lục ở những khu vực này vừa kết thúc. Mưa lớn từ bão khiến các vùng này tiếp tục đối mặt nguy cơ lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm.
Nhiều khu vực ở ngoài đê thuộc tỉnh Ninh Bình bị nước ngập lên tận mái nhà. Ảnh: Việt Hùng.
Tân sinh tổng hợp