Hiền hậu, khiêm nhường và trầm tĩnh là những thứ tài sản tinh thần quý báu của đời người. Nếu có thể đạt được 3 tiêu chuẩn ấy, người ta nào còn lo thiếu phúc khí, trí huệ và sức mạnh đây? 

tram-tinh-la-tri-tue

Đức độ chính là phúc khí 

Trong “Kinh Dịch” viết: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tài vật”, ý rằng: Đất có tính nhu hoà, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật. “Hậu đức tái vật” nghĩa là lấy đức dày mà bao dung, nâng đỡ vạn vật.

Người xưa cũng ví Đạo của đất là thiện lương, từ bi, đất có thể chuyên chở vạn vật, sinh mệnh, con người. Người có đức dày cũng như mặt đất bao dung, nâng đỡ tất cả. Vì đức dày nên mới có thể bao dung, dung chứa mọi sự, mọi vật.

Đức dày chính là phúc khí lớn nhất của đời người. Có đức một phần là có phúc một phần, có đức mười phần thì cũng có phúc mười phần. Đức ấy giống như mạch nước ngầm dưới lòng sông, có sức mạnh vô cùng to lớn nhưng trên bề mặt lại không chút gợn sóng.

qqqqĐất có tính nhu hoà, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật. Ảnh dẫn theo InterMedia.ge

Người cao quý không phải bởi danh phận mà chính bởi đã tôi luyện đức độ khiến cho người ta trong ngoài đều sáng, tinh thần lẫn thể chất đều tỏa ánh hào quang thiện lương.

Trong “Đạo đức kinh“, Lão Tử cho rằng, những thứ lộng lẫy, phồn hoa, danh lợi thì rất mỏng manh, thực sự bền vững chỉ có “Đạo” mà thôi. Đạo ấy chính là thuần phác, mộc mạc, là có thể quay trở về trạng thái tự nhiên vốn có.

Điều này cho thấy rằng, một người đạo cao, đức dày thì tư chất nhất định phải mộc mạc, chân thành. Đừng chạy theo sự phồn hoa, hư danh bởi khi một mực theo đuổi chúng, người ta sẽ trở thành kẻ đạo đức giả.

Người đức dày, phúc hậu cũng chính là người thông minh thực sự, ai cũng muốn kết giao. Ở gần họ, người khác cảm thấy thoải mái, yên ổn, cảm nhận mình được tôn trọng, tin cậy.

Bởi vậy, người đức dày có thể kết thiện duyên được với nhiều người, qua đó tích tụ được phúc báo, thuận lợi trong mọi chuyện dù là trên đường làm người hay làm việc.

Trong lòng luôn thương xót người khác, trong mọi hoàn cảnh luôn nghĩ cho người chính là một loại phúc hậu. Người phúc hậu bản thân luôn nghĩ làm được việc tốt giúp người khác, không tư lợi, ích kỷ.

Bởi vậy, khi kết bạn với những người phúc hậu, bạn cũng không cần phải nghĩ cách đề phòng họ.

Khiêm nhường biểu hiện hàm dưỡng 

Trong “Chu Dịch” viết rằng, khiêm tốn là cái gốc của đạo đức, nhường nhịn đứng đầu mọi loại lễ nghi, phép tắc.

Người khiêm nhường, tao nhã là người có đức hạnh cao, tấm lòng độ lượng bao dung, cũng là người một lòng cung kính đối với mọi việc, mọi người xung quanh. Sự cung kính đó không phải bắt nguồn từ lòng sợ hãi mà xuất phát từ sự tôn trọng.

Quẻ Khiêm trong “Chu Dịch” có viết: “Đạo trời là rút bớt chỗ dư thừa mà bồi đắp chỗ thiết hụt. Quy luật của đất đai là chỗ cao lồi thì bị xói mòn còn chỗ trũng thấp thì được đắp bồi. Luật quỷ thần thì trừng phạt kẻ ngạo mạn, ban phước cho người khiêm tốn. Đạo làm người thì tự mãn bị ghét còn khiêm hạ được thương“.

Như vậy, người xưa nhìn nhận rằng, dù là đạo trời hay đạo làm người, cái gốc đều ở một chữ “Khiêm” này. Núi cao trùng điệp không ở giữa vùng đất rộng lớn mà ẩn trong lòng đất.

Sự cao lớn của nó không để lộ ra ngoài. Điều này cũng giống như người có đức hạnh cao, bề ngoài nhìn vào thì trông chất phác, giản đơn nhưng chính là “hữu xạ tự nhiên hương”, chí khí ngất trời.

tho-tinh-ha-nhoNúi cao trùng điệp không ở giữa vùng đất rộng lớn mà ẩn trong lòng đất. Ảnh dẫn theo ocuaso.com

Trong phép ứng xử, nếu người ta có thể lùi một bước mà nhượng bộ thì sẽ thấy được một cảnh giới khác, không ngạo mạn chính là khiêm, lùi một bước chính là khiêm, nói thêm một lời cảm ơn, xin lỗi cũng chính là khiêm vậy.

Trong “Sử ký” có ghi chép về chuyện Lão Tử và Khổng Tử gặp nhau. Lão Tử nói: “Một thương nhân có đầu óc thông minh, lanh lợi sẽ rất hiểu giá trị ẩn chứa của một món hàng mặc dù nó có thể có vẻ ngoài rất tầm thường, không có giá trị gì. Bậc quân tử phẩm chất cao thượng rất hiểu được đạo đức nội tại ẩn giấu của một con người, cho dù vẻ bề ngoài của họ dường như rất ngờ nghệch, chậm chạp“. Đây chính là điều mà người xưa vẫn gọi là “Đại trí nhược ngu“, nghĩa là: Người tài giỏi có vẻ ngoài đần độn.

Tăng Quốc Phiên cũng từng nói: “Giữa trời và đất duy chỉ có khiêm nhường là đạo mang lại tài phúc, kiêu ngạo sẽ sinh ra tự mãn, tự mãn thì dễ bị thất bại“.

Khiêm tốn chính là tu dưỡng một tâm thái bình thản, là một loại cảnh giới rộng lớn, bao la giống như trở về bản chất vốn có của ngọc quý, sáng mà không chói lọi.

Vậy nên, đừng bao giờ tự mãn, kiêu căng, cũng đừng bao giờ tự cho mình là bậc cao nhân là số một, hãy nuôi dưỡng cho mình một sự cao quý từ chính phẩm chất khiêm nhường và đẩy lùi sự hèn mọn.

Trầm tĩnh là thể hiện của trí huệ

Tĩnh là một loại trí huệ mà người xưa luôn tôn sùng. Người xưa nói: “Tĩnh có thể khắc phục được tính khí nóng nảy của bản thân“. Trí huệ, đạo đức của chúng ta thảy đều từ sự thanh tịnh, yên tĩnh toát ra từ nội tâm.

Mỗi ngày huyên náo là một ngày tâm thái thấp thỏm, âu lo. Tính khí nóng nảy, giận dữ cũng không thể khai mở được trí huệ. Ông cha ta cũng dạy: “Tĩnh sau đó mới có thể an, an sau đó mới có thể nghĩ, nghĩ sau đó mới có thể đắc được”. 

“Tĩnh” có thể sản sinh ra trăm loại trí huệ. Đạo gia giảng, tâm hồn người ta phải ở trạng thái thanh tĩnh, bởi tĩnh mới sinh ra định, định mới có thể sinh trí huệ. Các bậc cao nhân sở dĩ nói: “Nước tĩnh cực điểm có thể thấy được hình ảnh rõ ràng, tâm tĩnh cực điểm có thể sinh ra trí huệ” là vậy.

taodong_tzam-1Tâm tĩnh sinh ra trí huệ. Ảnh dẫn theo Taringa.net

Thời còn trẻ, Tăng Quốc Phiên rất hay nóng giận khi hành xử, làm việc. Thầy dạy của ông là Đường Giám khi đó đã tặng Tăng Quốc Phiên một chữ “Tĩnh”. Từ đó, mỗi ngày Tăng Quốc Phiên đều dành thời gian tĩnh tọa để thanh trừ tạp niệm, thả lỏng thân tâm, cũng có thể suy ngẫm về những lỗi lầm của mình, từ đó mà thu được rất nhiều lợi ích.

Đường Hạo Minh, chuyên gia nghiên cứu về Tăng quốc Phiên có một bài luận rất sâu sắc về vấn đề này. Ông nói người ta tới tuổi trung niên nghe thấy đã nhiều, kinh nghiệm đầy mình, quan hệ phong phú, làm việc có phương pháp, là việc tốt. Nhưng đồng thời người ta cũng hay lo nghĩ, dục vọng quá nhiều, tinh lực phân tán, tinh thần phân vân, lại là việc không tốt.

Vậy làm thế nào để phức tạp trở nên đơn giản và thanh tịnh, để phân tán biến thành tập trung? Cần phải tu tâm, tĩnh là tống khứ nóng giận, tống khứ phồn hoa, đây là phương pháp tốt nhất.

Có thể thấy rằng, những người gấp gáp, bước chân vội vàng thường sẽ bỏ qua rất nhiều những điều tốt đẹp. Chúng ta có thể đã từng phung phí những năm tháng cuộc đời hoặc lê bước trên đường đời lầy lội nhấp nhô. Nhưng nếu chúng ta có thể dừng lại một chút, thản nhiên nhìn xuyên qua những phức tạp phồn hoa và tìm một chút an tĩnh trong tâm. Khi đó chúng ta sẽ có thể dễ dàng cảm nhận được những niềm hạnh phúc trong cuộc sống bình dị này.

Sự thanh thản, bình an ấy, nghìn vàng cũng khó mà mua nổi vậy!