Trên thế giới hiện nay, số tín đồ Cơ Đốc vào khoảng gần 2 tỷ người. Là tín đồ Cơ Đốc giáo, họ đều biết về truyền thuyết “Vượt qua biển Đỏ” trong “Xuất Ai Cập ký” (“Exodus” trong «Cựu Ước»).

Moses của người Israel, sau khi tiếp thụ ý chỉ của Thiên Chúa Jehovah, đã nhiều lần triển hiện thần tích tại Ai Cập. Đặc biệt là lần cuối cùng, khi tất cả những con đầu lòng mới sinh của người Ai Cập cùng hết thảy súc vật mới sinh trong một đêm bị chết sạch, và Pha-ra-ông Ai Cập buộc phải thả những người Israel đã bị làm nô lệ hơn 400 năm.

Khi Moses dẫn người Israel tới bờ biển Đỏ, Pha-ra-ông đã nuốt lời và cho quân binh đuổi theo. Người Israel rất sợ hãi, nhưng Moses nói với họ: “Không phải sợ, cứ dừng lại. Hãy xem Thiên Chúa Jehovah thi hành cứu ân với chúng ta hôm nay”.

Khi màn đêm buông xuống, có một đám mây mù tạo thành bức tường để tách những người Ai Cập ra khỏi người Israel. Người Ai Cập ở bên hắc ám, còn người Israel ở bên quang minh như ban ngày.

Thiên Chúa Jehovah nói với Moses: “Ngươi giơ cây quyền trượng hướng về phía biển, đem nước tách ra. Người Israel sẽ theo đó vượt qua biển”.

Khi tới bờ biển, theo ý chỉ của Thiên Chúa Jehovah, Moses giơ cây quyền trượng tách nước biển ra hai bên để tạo nên một con đường, với hai bức tường nước hai bên cao chót vót. Người Israel bèn theo con đường đó mà vượt qua biển Đỏ.

Ngày nay người ta đã tìm thấy bằng chứng về con đường vượt biển đỏ được ghi trong Kinh Thánh Ngày nay người ta đã tìm thấy bằng chứng về con đường vượt biển đỏ được ghi trong Kinh Thánh

Khi Pha-ra-ông dẫn quân binh truy kích tới con đường này, Thiên Chúa Jehovah nói với Moses: “Ngươi hướng cây quyền trượng về phía biển, lệnh cho nước ập vào xe, ngựa của quân Ai Cập”. Tức thì Moses hướng quyền trượng về phía biển, nước biển bắt đầu khép lại, khiến Pha-ra-ông và đám quân binh đuổi theo người Isreal thảy đều chìm trong biển nước.

Thần tích như được ghi chép trong kinh thư này không chỉ Cơ Đốc giáo có, mà trong tất cả các điển tịch của chính giáo cũng đều ghi lại các loại thần tích như vậy. Ví dụ Đạo giáo Trung Quốc có truyền thuyết về Bát tiên, Phật giáo Trung Quốc có ghi chép về Tế Công và Đạt Ma; thần tích có thể nói là đâu đâu cũng có.

Đối với loại thần tích này, người hiện đại có thể không tin. Có lẽ cố sự giống như Moses dẫn người Do Thái vượt biển Đỏ không chỉ có trong «Thánh Kinh», mà lịch sử mỗi dân tộc cũng đều lưu truyền những cố sự như vậy. “Lễ Vượt qua” của người Do Thái ngày nay chính là kỷ niệm thần tích cuối cùng tại Ai Cập khi ấy của Moses.

Truyền thuyết về thần tích như thế này được lưu lại cho nhân loại là có rất nhiều nhân tố hữu ích, đồng thời làm phong phú văn hóa nhân loại. Do đó có thể nói đây đều là tinh hoa kết tinh trong toàn bộ nền văn minh nhân loại, tỏ rõ tín ngưỡng và ký thác vô hạn của con người đối với Thần. Vì sao tại rất nhiều quốc gia, số người có tín ngưỡng tôn giáo chiếm tuyệt đại đa số? Điều này thuyết minh từ sâu trong ý thức con người là niềm tin vào Thần. Chúng ta xem thử mấy ví dụ sau.

Đoàn Nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun Performing Arts) lấy hoằng dương văn hóa truyền thống Trung Hoa làm nhiệm vụ của mình, được người ta ca ngợi là “thế giới đệ nhất tú”. Trong dạ hội mừng năm mới 2011, Đoàn Nghệ thuật Thần Vận có một tiết mục gọi là “Thiên môn đại khai”. Chuyện kể rằng, một học viên Pháp Luân Công khi giảng chân tướng tại Trung Quốc Đại Lục bị cảnh sát Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh ngã xuống đất. Khi người dân hiểu rõ sự thật đứng lên bảo vệ học viên Pháp Luân Công, ngày càng nhiều cảnh sát kéo đến. Đúng lúc ấy, một cơn sóng thần cao mấy chục mét đột nhiên ập tới, bao nhiêu cao ốc bỗng chốc đổ sập xuống, ai ai cũng đều kinh sợ. Đúng lúc tai họa chết người này ập đến, thì Phật Chủ từ trên trời hạ xuống. Chỉ thấy Phật Chủ chuyển đại Pháp Luân hướng về ngọn sóng thần, ngọn sóng thần hung dữ bỗng thuận theo cánh tay Phật Chủ mà chuyển ngược trở lại. Sau đó cổng trời mở lớn, Thần Phật khắp trời từ từ hạ xuống, học viên Pháp Luân Công bị đánh bất tỉnh được cứu, chúng sinh cũng được đắc cứu. Uy lực Thần Phật với khí thế hào hùng này đã khiến các khán giả có mặt tại nhà hát hoan hô nhiệt liệt, vỗ tay ầm ầm.

Nghệ thuật Thần vận Nghệ thuật Thần vận

Trong số các khán giả phương Tây và Trung Quốc xem dạ hội “Thần Vận” năm nay, không ai không bị tiết mục này làm cảm động. Tuy chỉ là một màn vũ đạo, mà khiến người ta hoàn toàn say sưa trong đó, ai cũng đều cho rằng đây là tồn tại chân thật. Các diễn viên chẳng qua chỉ là đem sự thật, lấy hình thức nghệ thuật mà triển hiện ra mà thôi.

Thần Vận có ba đoàn nghệ thuật lưu diễn trên toàn thế giới, hễ đi đến đâu là được khen ngợi đến đó. Cho dù là tín ngưỡng nào, khi họ xem đến tiết mục “Thiên môn đại khai” này, thì phía bản tính của họ tựa hồ được hoán tỉnh. Tiết mục này tuy xuất hiện trên sân khấu, nhưng mọi người đều đồng ý với nó, cảm thấy nó biểu hiện kính ngưỡng của con người đối với Thần Phật, đồng thời đem hết thảy những gì của mình phó thác cho Thần Phật.

Thực ra, thần tích phát sinh trong hiện thực cũng không phải là không có, chỉ là người ta chưa biết đến mà thôi. Trên sân khấu, người ta có thể vận dụng phông nền kỹ thuật số, cùng biểu diễn của diễn viên để biểu hiện sự vĩ đại của Thần Phật. Thế nhưng trong hiện thực thì biểu hiện thế nào? Giống như ngay cả Moses cũng không thể nhìn thấy hình tượng chân thực của Thiên Chúa Jehovah, nhưng Jehovah có thể thông qua Moses để triển hiện thần tích, khiến các tín đồ Cơ Đốc tin vào sự tồn tại của Thần.

Cũng là nói rằng, người ta có thể thông qua tín ngưỡng vào Thần Phật, ý chỉ của Thần Phật tại thế gian để làm tất cả mọi việc. Cùng với sự tín phụng của họ, một số thần tích có thể thực sự phát sinh, đây chính là một loại phương thức giúp con người có niềm tin vào Thần.

Chúng ta thử xem thêm một ví dụ có thật như sau.

Mới đây, các kênh truyền thông nước ngoài đã đưa tin rộng rãi về cơn bão “Irene”. Theo dự báo của chính phủ Mỹ, sớm ngày 27 tháng 8 năm 2011, bão “Irene” sẽ đổ bộ vào bờ biển North Carolina, rồi sau đó hướng vào nội địa, với sức gió 153 km/giờ. Ngành khí tượng Mỹ đã cảnh báo: Bão Irene có thể mang lại tai họa nghiêm trọng, với lốc xoáy kéo theo cuồng phong, mưa lớn và sóng lớn, dẫn tới lụt lội, ngắt điện, chặn nước, nhà cửa đổ sụp, v.v. Có nhà kinh tế học đã dự báo, bão Irene có thể tạo thành tổn thất kinh tế lên tới 10 tỷ đô-la.

Tuy nhiên, trong khi người ta ùn ùn sơ tán hoặc đi tìm nơi trú ẩn tại New York, thì một nhóm người đặc thù vẫn ung dung từ các nơi trên thế giới tụ tập tại thành phố nguy hiểm này. Trên thực tế, tại phi trường vùng phụ cận New York, nơi mà người ta đã cấp tập hoãn lịch bay vào tối hôm trước, vẫn có hàng nghìn người từ các nơi trên thế giới bay đến thành phố. Hơn nữa còn có trên 1.000 người đến New York từ các thành phố quanh đó bằng xe hơi, đó chính là các học viên Pháp Luân Công. Nguyên là họ đã có dự định tổ chức Hội Giao lưu Tâm đắc thể hội Pháp Luân Đại Pháp quốc tế khai mở tại New York vào cuối tuần. Vì vậy bất chấp trận cuồng phong sắp tới, họ vẫn ung dung đến. Đây không phải là họ không biết sự nguy hiểm của trận cuồng phong, mà là họ đứng ở giác độ người tu luyện, cho rằng đây chẳng qua chỉ là một can nhiễu đối với Hội Giao lưu của những người tu luyện Pháp Luân Công mà thôi.

Tất nhiên những người không tu luyện có thể sẽ không tin. Tại sao những người tu luyện Pháp Luân Công lại có thái độ siêu nhiên như vậy khi mọi người đang vội vã chạy trốn tai nạn? Chúng ta chỉ lấy một ví dụ như vậy để thuyết minh thôi.

Trong «Thánh Kinh» có ghi lại như thế này: Có một lần, Chúa Jesus và các môn đồ đang đi thuyền giữa biển khơi. Đột nhiên, cuồng phong nổi lên, sóng dữ ập vào con thuyền, khiến con thuyền chứa đầy nước. Chúa Jesus vẫn dựa vào đuôi thuyền mà ngủ. Đối diện với trận cuồng phong sóng dữ ấy, các môn đồ kinh hoàng bạt vía, vội gọi Chúa Jesus dậy, nói: “Thầy ơi! Chúng ta sắp chết rồi, thầy vẫn không quản sao?” Chúa Jesus tỉnh dậy, quở trách cơn gió, rồi lại nói với biển: “Không được làm ồn, tĩnh lại đi!” Quả nhiên gió yên biển lặng trở lại. Chúa Jesus nói với các môn đồ: “Các ngươi vì sao sợ như vậy? Không còn tín tâm nào hay sao?” Các môn đồ sợ quá, người nọ nói với người kia: “Người này rốt cuộc là ai? Ngay cả gió và biển cũng đều nghe theo ngài!”

Câu chuyện này xưa nay vẫn được coi là một khảo nghiệm xem các môn đồ Cơ Đốc có thực sự tin vào Thần hay không. Nếu các môn đồ đều thực sự tin vị Thầy, thì nguy hiểm nào cũng không thể phát sinh, cho dù nguy hiểm lớn thế nào cũng đều binh an vượt qua. Cố sự này còn có ý nghĩa ở một phương diện khác, đó là gió và biển tuyệt không phải chỉ là một loại hiện tượng tự nhiên mà con mắt chúng ta nhìn thấy. Vì sao chúng nghe theo lời Chúa Jesus? Hãy nhìn xem, tín tâm của môn đồ và đình chỉ của tai nạn dường như có quan hệ không tầm thường.

Do đó, ngày hôm nay, là những người tu luyện theo Đại Pháp vũ trụ, các học viên Pháp Luân Công có nhận thức hoàn toàn khác với con người thế gian vốn rất sợ tai họa. Một học viên Pháp Luân Công là viên chức chính phủ đã viết như sau trong bức thư xin nghỉ phép của ông:

Gửi Mr A. Bởi lo ngại cơn bão ‘Irene’ nên thành phố New York đã tuyên bố phong bế giao thông trong ngày Chủ Nhật, mà nguyên hôm ấy tôi dự định tham gia Hội Giao lưu Tâm đắc thể hội Pháp Luân Đại Pháp quốc tế khai mở tại New York, nay được dời sang ngày thứ Hai. Thật có lỗi, tôi phải xin phép ông cho tôi nghỉ ngày hôm ấy, và hy vọng được ông đồng ý. Ngoài ra, tôi còn muốn chia sẻ với ông một vài cảm tưởng cá nhân của tôi; tuy rằng tai họa sắp đến, vẫn có một quần thể người tu luyện với nội tâm thuần tịnh tập hợp tại đó; cuộc tập trung thuần chính đầy thiện niệm của họ sẽ đem tới hạnh phúc cho toàn thế giới. Dù họ nhất thời chưa được người ta lý giải sâu sắc, nhưng các học viên Pháp Luân Công vẫn dốc hết sức lực của mình để bảo vệ các sinh mệnh có duyên với họ; đây chính là nguyện vọng xuất phát từ nội tâm của những người tu luyện theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, v.v…

Học viên Pháp Luân Công tập trung phát Thiện niệm tại công viên Học viên Pháp Luân Công tập trung phát Thiện niệm tại công viên

Như vậy chẳng phải “cuộc tập trung thuần chính đầy thiện niệm của họ sẽ đem tới hạnh phúc cho toàn thế giới” hay sao? Chẳng phải họ đang “dốc hết sức lực của mình để bảo vệ các sinh mệnh có duyên với họ”? Trong bầu không khí lo âu của cuộc động viên toàn dân khẩn trương phòng chống thiên tai ở miền Đông, tại thành phố New York, một cảnh tượng độc nhất lại xuất hiện. Theo tin từ báo Đại Kỷ Nguyên, ngày 26 tháng 8 năm 2011, hàng trăm học viên Pháp Luân Công đến từ New York, Đài Loan và Châu Âu đã tập trung tại công viên Battery ở Manhattan, New York để luyện công tập thể và xếp chữ. Tham gia xếp chữ ngày hôm ấy có đủ các giai tầng xã hội, nào là kỹ sư công trình, giáo sư, nhân viên chính phủ, luật sư, bác sỹ, sinh viên đại học, bà nội trợ và cả doanh nhân thành đạt. Họ mặc trên mình bộ đồng phục màu vàng đẹp đẽ, kèm theo tiếng nhạc du dương cổ xưa, trên bãi cỏ công viên Battery luyện công và xếp thành hai chữ “Chính Pháp” rất hoành tráng.

Vào ngày 26 tháng 8 tại New York, người ta nói mọi người đều đi lánh nạn ở nơi khác hết rồi, chỉ những ai ngốc mới ở lại đó, trên phố không một bóng người. Vậy tại sao các học viên Pháp Luân Công vẫn ở lại đó mà không sợ cuồng phong? Điều này nói lên rằng nội tâm của họ là mười phần kiên tín. Họ kiên tín điều gì? Chính là Hội Giao lưu Tâm đắc thể hội Pháp Luân Công như đã định quyết không thể bị trận cuồng phong can nhiễu.

Theo tin tức từ Trung tâm Bão tố Quốc gia Hoa Kỳ (National Hurricane Center), khoảng 7 giờ sáng ngày 27 tháng 8, cơn bão “Irene” đã đổ bộ vào bờ đông North Carolina của nước Mỹ, nguyên là cấp 2 đã giảm xuống thành cấp 1, hơn nữa còn có dấu hiệu suy yếu. Phía chính phủ thậm chí còn không tin vào quan sát của chính mình, mà tiếp tục kêu gọi mọi người khẩn cấp di dời vì an toàn.

Đến trưa ngày 28 tháng 8, ngay trước khi cơn bão tiến vào New York, một đề tài bắt đầu được bàn tán xôn xao trên các kênh truyền thông chủ lưu: “Vì sao bão ‘Irene’ không thể gây thiệt hại nặng cho New York?”

Sau khi liễu giải được, các kênh truyền thông chủ lưu đã xác nhận một sự thật: “Bão ‘Irene’ chuyển hướng rồi, hơn nữa chỉ dùng phần bên trái ‘sạch sẽ’ nhất của nó để quét qua New York (ghi chú: bão ‘Irene’ xoay thuận chiều kim đồng hồ, bên phải gọi là ‘bẩn thỉu’, lực phá hoại lớn, bên trái gọi là ‘sạch sẽ’, lực phá hoại nhỏ).

Cơn bão Irene chuyển hướng Cơn bão Irene chuyển hướng, chỉ quét phần “sạch sẽ nhất” qua vùng duyên hải Mỹ quốc

Tới đây, theo như truyền thông nói, cơn bão lớn nhất năm 2011 được chính phủ Mỹ dự tính gây tổn thất 10 tỷ đô-la giờ chỉ biến thành “một trận mưa to gió lớn” đảo loạn New York.

Cho dù người ta có tin việc những người tu luyện Pháp Luân Công đã khởi tác dụng làm trận cuồng phong chuyển hướng hay không, thì sự thật dù sao cũng đã xảy ra và đặt ngay trước mắt họ.

Điều còn khiến người ta sửng sốt hơn là sau khi quét nhẹ qua New York, ảnh mây chụp từ vệ tinh đã phác họa rõ nét một xu thế mới, cho thấy bão Irene chuyển theo vòng tròn hướng về phía biển, trong lúc người ta vẫn còn chưa dám về nhà. Ngày 29 tháng 8, Hội Giao lưu tâm đắc thể hội Pháp Luân Đại Pháp thành công tốt đẹp, các học viên Pháp Luân Công tham gia lên tới hơn 5.000 người.

Đây là điều thế giới xưa nay chưa từng có. Đối diện với thiên tai lớn như thế này, một đoàn thể tu luyện mang tính quần chúng vẫn có thể triển khai hội nghị long trọng ngay sau khi cơn bão vừa đi qua.

Điều này chẳng lẽ còn chưa đủ khiến người ta suy ngẫm hay sao?

Tác giả: Phi Bộc

Nguồn: Chankien.org