Sau vài tháng tập Pháp Luân Công, một nhà làm phim người Ai Len cho biết bệnh tiểu đường của ông đã hoàn toàn biến mất. 

upNgười Ai Len tập Pháp Luân Công tại thành phố Cork (Ảnh: Minh Huệ)

Báo Ai Len Independent.ie ngày 8/7 đã nêu lên trường hợp của nhà làm phim Pádraig Ó Dálaigh qua bài phóng sự trên tờ Kerryman, một tờ báo địa phương tại hạt Kerry.

Ông Pádraig lần đầu tiên biết đến Pháp Luân Công (hay Pháp Luân Đại Pháp) thông qua bạn bè tại trường Trinity thuộc Đại học Dublin hơn 10 năm về trước. Tuy nhiên, ông chỉ mới tập môn khí công này vài tháng qua, sau khi bác sỹ chẩn đoán ông bị bệnh tiểu đường loại 1.

Nhà làm phim nói với Kerryman: “Bệnh tiểu đường dường như đã biến mất hoàn toàn, tôi cảm thấy chuyển biến về mặt sức khoẻ, chỉ sau vài tháng tập Pháp Luân Công, môn tu luyện cả thân lẫn tâm dựa trên 3 nguyên lý chính về Chân, Thiện, và Nhẫn“.

Ông kể rằng trước kia ông liên tục bị ngất xỉu và “phải tiêm 4 lần mỗi ngày, bác sỹ nói tôi phải làm thế suốt phần đời còn lại vì đây là một bệnh mãn tính”. Nhưng giờ đây, “tôi không dùng bất cứ loại thuốc nào và đã không làm vậy suốt 5 tuần qua”.

Ông Pádraig Ó Dálaigh (bên phải) khỏi bệnh tiểu đường sau khi tập Pháp Luân Công (Ảnh: Pádraig Ó Dálaigh/ Facebook)
Ông Pádraig Ó Dálaigh (bên phải) khỏi bệnh tiểu đường sau khi tập Pháp Luân Công (Ảnh: Pádraig Ó Dálaigh/ Facebook)

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Kerryman, ông Pádraig cho biết những người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc là nạn nhân của hoạt động mổ cướp nội tạng do chính quyền bảo trợ. Đây cũng là chủ đề của một bộ phim mà ông và các đồng nghiệp vừa biên tập để trình chiếu tại Nghị viện Ai Len trong tuần qua.

Ông Pádraig nói rằng nội tạng của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc được ưa chuộng vì họ có “lối sống lành mạnh và sức khỏe rất tốt”.

Video: Người dân thế giới chia sẻ về lợi ích của Pháp Luân Công

Trái ngược với các nước trên thế giới, Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công khi thấy có quá nhiều người theo tập, ước tính 70-100 triệu người vào năm 1999 lần lượt theo ước tính của nhà nước và các học viên.

Cuộc bức hại đi kèm với chiến dịch tuyên truyền chụp mũ tà giáo cho Pháp Luân Công, nhằm khiến công chúng quay lưng lại với môn tập được nhiều người yêu thích. Chiếc mũ tà giáo “chỉ là một công cụ được chế tạo ra cho cuộc đàn áp, chứ không phải là nguyên nhân của cuộc đàn áp”, theo kết luận của cựu Ngoại trưởng Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas trong báo cáo “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest) về nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc.

Ông Pádraig nói với Kerryman: “Chính quyền [Trung Quốc] đàn áp mạnh tay đối với họ (học viên Pháp Luân Công), bắt giữ và giam cầm họ trong các trại lao động, ở đó họ bị tra tấn, thậm chí bị hành quyết”.

Ông Pádraig cho biết: “Những người đi du lịch [Trung Quốc] để cấy ghép tạng thường không nhận thức được các nội tạng này đến từ đâu, nhưng một điều đã được công nhận rộng rãi là phần lớn các nội tạng được thu hoạch từ các tù nhân bị hành quyết”.

Báo cáo mới nhất được công bố năm ngoái cho biết nạn nhân chủ yếu của hoạt động mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công. Ngoài ra còn có những người theo đạo Cơ Đốc, người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ.

Báo Ai Len đăng trường hợp của nhà làm phim Pádraig Ó Dálaigh, khỏi bệnh tiểu đường sau khi tập Pháp Luân Công (Ảnh: Independent.ie)Báo Ai Len đăng trường hợp của nhà làm phim Pádraig Ó Dálaigh, khỏi bệnh tiểu đường sau khi tập Pháp Luân Công (Ảnh: Independent.ie)

Tại phiên điều trần ngày 6/7 tại Nghị viện Ai Len, luật sư nhân quyền David Matas và nhà báo điều tra Ethan Gutmann đề nghị các nhà lãnh đạo nước này thông qua lệnh cấm du lịch Trung Quốc vì mục đích ghép tạng, theo Irish Times. Đây là điều đã được thực hiện ở những nơi khác như Israel, Đài Loan, Italy và Tây Ban Nha.

Luật sư Matas và nhà báo Gutmann từng được đề cử trao giải Nobel Hòa bình nhờ góp phần phơi bày nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc.

Theo dkn.tv

>> Điều Kỳ Diệu này có thể bạn chưa biết