Nước cộng hòa Ai Cập ngày nay nằm ở vùng đất giao giữa hai châu lục Á-Phi, trong quá khứ Ai Cập đã từng là một trong những cái nôi văn minh nổi tiếng trên thế giới. Ai Cập nằm ở phía Đông của đại lục châu Phi, có dòng sông Nile chảy từ nam sang bắc ngang qua lãnh thổ đất nước. Ai Cập là nơi khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện thần thoại cổ xưa. Người Ai Cập cổ tín ngưỡng thần linh từ hằng xa xưa, những câu chuyện thần thoại lưu truyền qua các thế hệ cũng khiến cho nền văn minh Ai Cập cổ xưa trở nên thần bí và đầy hấp dẫn.
Nhắc đến Ai Cập cổ, một trong bốn quốc gia lớn thời cổ đại trong nền văn minh của nhân loại chúng ta lần này, người ta sẽ nghĩ ngay đến những kim tự tháp, tượng nhân sư, những vị Pharaoh tối cao trong thế giới con người… nội hàm văn hóa thâm sâu của họ cho đến nay vẫn còn là ẩn đố đối với con người. Có rất ít ghi chép chi tiết về các triều đại Ai Cập cổ và các Pharaoh qua các thời đại, điều này có liên quan đến quan niệm nhân sinh và tín ngưỡng tôn giáo của người Ai Cập cổ. Vị thần mà người Ai cập cổ tín phụng là Thần Thái Dương (còn gọi là thần Mặt trời hay Thần Ra), các Pharaoh là con của Thần Thái Dương, họ được chúng Thần trên thiên thượng bảo hộ. Người Ai cập cổ đại cho rằng con người sống tại thế gian rất ngắn ngủi, nhưng tương lai là vĩnh hằng. Cánh cửa lớn dẫn đến thế giới tương lai vĩnh hằng là cái chết. Nhục thân là sự đảm bảo căn bản nhất để linh hồn đi đến thế giới tương lai. Người Ai Cập cổ vô cùng xem trọng thân thể con người, họ cho rằng chỉ cần thân thể xác thịt được bảo tồn hoàn hảo, thì linh hồn sẽ có chỗ an nghỉ, sau khi chết sẽ có một cuộc sống mới. Người Ai Cập nhận thức rằng, cái chết là sự bắt đầu của sinh mệnh chân chính. Sau khi sinh mệnh rời khỏi nhân thế, linh hồn sẽ ngủ say trong lăng mộ, trong tương lai Thần của họ sẽ đến thế gian và đánh thức những linh hồn đang ngủ say đó, đưa tất cả họ về thế giới thiên quốc vĩnh hằng.
Tôi có quen một học viên Pháp Luân Công nhiều năm, trong những năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng tôi đã cùng nhau trải qua những năm tháng gian khổ nhất. Từ khi học tiểu học, anh ấy đã bắt đầu say mê tìm hiểu văn minh Ai Cập. Tôi lật lại lịch sử sinh mệnh của anh và phát hiện rằng anh đã từng là một vị Pharaoh của một vương triều Ai Cập thời thượng cổ, tên là Đức Văn (dịch sang tiếng Hán). Pharaoh Đức Văn đăng cơ lúc còn thanh niên, ông đã trị vì Ai Cập cổ ở lưu vực sông Nile trong 37 năm và qua đời khi 58 tuổi.
Không lâu sau khi lên ngôi, Pharaoh Đức Văn bắt đầu xây dựng kim tự tháp lăng mộ của mình. Để xây dựng kim tự tháp nhanh nhất có thể, Pharaoh đã hạ lệnh tăng thu thuế, tăng số lượng người lao dịch, khiến cho khắp đất nước tiếng kêu oán than dậy đất. Mấy năm sau, Pharaoh Đức Văn bị mắc một chứng bệnh kỳ quái, tìm mọi cách chữa trị đều không khỏi, khiến ông rất khổ não. Căn bệnh này một khi phát tác thì cả ngày lẫn đêm khiến ông đầu đau như búa bổ, cả đêm không ngủ được.
(Ảnh: lostbird.vn)
Một vài tháng sau, vào một buổi sáng sớm sau khi trải qua một đêm đau đớn kịch liệt, Pharaoh Đức Văn mê man chìm vào giấc ngủ, đột nhiên trong ánh nắng sớm xuất hiện Thần Thái Dương tỏa sáng hào quang rực rỡ, Đức Văn vội vàng cúi đầu hành lễ. Thần Thái Dương đứng trên không trung nói: “Đức Văn, con có biết tại sao con bị bệnh đau đầu không?” Đức Văn trả lời: “Thần Thái Dương tôn kính, xin Người hãy chỉ giáo cho con của Người”. “Con vì tư lợi của bản thân, xây dựng lăng mộ, áp bức dân chúng phải lao dịch, khiến cho vô số thần dân bách tính phải chịu cảnh ly biệt, phải chịu khổ nạn vì lao lực và bệnh tật. Bệnh đau đầu là do nỗi oán thán của thần dân của con mà ra. Nếu muốn khỏi bệnh thì phải vứt bỏ ích kỷ cá nhân, lấy đức trị thiên hạ, coi dân như con, mới có thể qua được kiếp nạn này”. Đức Văn như bừng tỉnh khỏi cơn mê, khấu tạ lời giáo huấn của Thần Thái Dương. Từ đó, Pharaoh Đức Văn bắt đầu giảm lao dịch và giảm thu thuế, lấy đức trị quốc, bệnh đau đầu cũng không chữa mà tự khỏi.
Mỗi năm, ở vùng đất khởi nguyên của sông Nile – vùng núi Ethiopia bước vào mùa mưa, mực nước sông Nile dâng cao. Bắt đầu từ trung tuần tháng 7, nước sông dần dần ngập toàn bộ vùng đồng bằng, đến tháng 11 nước rút đi, để lại lớp phù sa màu mỡ. Đợi đến khi phù sa khô lại, mọi người bắt đầu một năm mới trồng trọt trên vùng đất màu mỡ đó. Mỗi năm trước khi gieo hạt, Pharaoh đều phải đến đền thờ Thần Thái Dương để thỉnh cầu Thần ban cho bách tính một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chính quyền quốc gia ổn định, vững chắc, dân giàu nước mạnh. Một lần, sau khi kết thúc buổi lễ, Pharaoh Đức Văn hỏi quan Đại tư tế đứng bên cạnh mình: “Tương lai của ta sẽ ra sao?” Quan Đại tư tế cúi người hành lễ rồi đáp: “Ngài là con của Thần Thái Dương vĩ đại, Thần Thái Dương trao cho ngài quyền thống trị vùng đất này. Chúng thần là bề tôi trung thành của ngài, Thần Thái Dương cho phép ngài sau khi hoàn thành sứ mệnh của ngài thì có thể đi đến thế giới bên kia, chờ đợi vị Thần vĩ đại nhất của vũ trụ đến đánh thức ngài từ trong giấc ngủ, sau khi ngài phục sinh, ngài sẽ đến đón chúng thần – những bề tôi trung thành của ngài trở về ngôi nhà vĩnh hằng của chúng ta”.
Mỗi năm trước khi gieo hạt, Pharaoh đều phải đến đền thờ Thần Thái Dương để thỉnh cầu Thần ban cho bách tính một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chính quyền quốc gia ổn định, vững chắc, dân giàu nước mạnh
Đức Văn hỏi tiếp: “Khi nào thì vị Thần vĩ đại nhất vũ trụ tương lai sẽ xuống thế giới con người? Khi đó xã hội sẽ có hình thức như thế nào?” Quan Đại tư tế nói: “Pharaoh vĩ đại, mời ngài đi theo tôi”. Đức Văn đi theo quan Đại tư tế đến một gian mật thất. Đại tư tế nói: “Pharaoh vĩ đại, những việc mà ngài hỏi là ý chỉ của Thần mà không thể cho người thế tục biết được. Khi những bề tôi trung thành của ngài chăm chỉ cày cấy lương thực trên vùng đất phì nhiêu của sông Nile, đến lần thu hoạch thứ 4000 thì vị Thần vĩ đại nhất của vũ trụ sẽ xuống thế gian. Khi ấy, quần áo và phục sức của xã hội nhân loại rất kỳ quái và xấu xí. Con người ngồi trong chiếc hộp sắt có bốn cái bánh xe chạy trên mặt đất, trên trời còn có những con chim lớn bằng sắt bay lượn. Tâm hồn con người lúc đó đen tối và dơ bẩn, tất cả hành vi của con người lúc đó đều phạm tội và đi ngược lại với mong muốn của Thần. Đến lúc đó Thần sẽ phán xét mỗi cá nhân. Còn ngài, Pharaoh vĩ đại của chúng thần, sẽ trợ giúp vị Thần vĩ đại nhất của vũ trụ, cứu vớt linh hồn của chúng thần”. Đức Văn nói: “Quan Đại tư tế của ta, khanh có thể lấy cho ta một tín vật của tương lai không?” Quan Đại tư tế nói: “Xin ngài chờ một lát”. Nói xong quan Đại tư tế hai tay bắt chéo trước ngực, bắt đầu niệm chú quyết, ông không ngừng tụng niệm, và dần dần biến mất trong không khí. Mấy phút sau, quan Đại tư tế lại xuất hiện trước mặt Đức Văn, mở bàn tay ra, đặt một đồng tiền vào tay của Pharaoh và nói: “Pharaoh vĩ đại, đây là tiền của thời đại đó”. Đức Văn cầm đồng tiền trong tay xem xét cẩn thận, rồi dặn rằng: “Hãy đặt đồng tiền tương lai này trước điện Thần Thái Dương, và lập một tấm bia đá ghi lại công lao của vương triều chúng ta để lưu truyền ngàn năm.
Bốn nghìn năm sau, vào năm 1994, một nhóm nhà khảo cổ học người Pháp đã tiến hành khảo sát khoa học về cuộc sống của nhân loại xuất hiện sớm nhất bên bờ sông Nile. Họ đã phát hiện một ngôi đền đổ nát bị bỏ hoang, khi tiến hành khai quật, họ phát hiện bên dưới một bia đá có một đồng tiền kỳ quái, đồng tiền này không phải là tiền của Ai Cập mà là một đồng tiền hoàn toàn chưa xuất hiện trên thị trường, tại thời điểm đó nó chuẩn bị được lưu thông trên thị trường vào năm 1997, đó là đồng tiền 25 cent của Mỹ.
Thời kỳ Pharaoh Đức Văn thống trị Ai Cập cổ đại, nhà vua lấy đức trị quốc, dân chúng chăm chỉ, thuần phác, quân thần đồng lòng, quốc gia mưa thuận gió hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp. Năm thứ 27 khi Đức Văn đăng cơ, mùa màng thu hoạch bội thu, đứng trước mặt thần dân hân hoan chúc mừng trước đền thờ Thần, Pharaoh Đức Văn nói lớn: “Đức Văn ta là con của Thần Thái Dương, Thần đã ban cho ta quyền năng và vinh diệu để cai trị vùng đất này, hỡi những thần dân trung thành của ta, ta sẽ dùng sinh mệnh để chăm lo, bảo hộ hạnh phúc của các ngươi. Trong tương lai, vị Thần vĩ đại nhất trong vũ trụ sẽ đưa các ngươi về thiên quốc vĩnh hằng của ta, các ngươi sẽ vĩnh viễn tồn tại cùng trời đất. Những thần dân trung thành của ta, ta hoan nghênh sự tận tụy và vất vả của các ngươi!”
Trải qua 20 năm xây dựng, kim tự tháp lăng mộ của Pharaoh Đức Văn đã được xây xong, khi Pharaoh và quan Đại tư tế đi tham quan, Đức Văn hỏi: “Đại tư tế của ta, linh hồn của ta sẽ ngủ trong lăng mộ này, nhưng xác thịt của ta sẽ bị mục ruỗng và tiêu mất theo thời gian, vậy thì làm thế nào?” Quan Đại tư tế cúi mình hành lễ trả lời: “Pharaoh vĩ đại, Osiris – vị Thần của thế giới bên kia đã khai thị cho thần cách làm thế nào bảo quản thân thể vĩnh viễn”. “Làm cách nào bảo quản?” Quan Đại tư tế đáp: “Trước tiên lấy nội tạng trong thân thể ngài ra ngoài rồi tiến hành làm khô, lần lượt đặt vào những lọ nhỏ để bảo quản, tiếp đó làm khô thân thể của ngài, cho thêm các hương liệu, nhựa cây để làm khô vào khoang bụng và hộp sọ, bôi sữa bò và mật ong lên bề mặt da rồi dùng vải lanh bó lại, cuối cùng là dùng phong ấn của Thần Osiris đóng lên rồi mới có thể đặt vào quan tài, quá trình này tổng cộng hết 100 ngày. Thần Osiris cuối cùng còn dặn dò thần truyền đạt tới Pharaoh vĩ đại rằng, hy vọng sau khi Pharaoh rời khỏi nhân thế sẽ cùng Thần Osiris cai quản những việc của Thần…”
Mười năm sau, Pharaoh Đức Văn băng hà. Khi ông rời khỏi nhân thế, tất cả các thần dân Ai Cập trong thời đại ông trị vì, thậm chí từng con kiến, từng ngọn cỏ theo thời gian cũng lần lượt sang thế giới bên kia. Họ sẽ ở thế giới bên kia chờ đợi 4000 năm đằng đẵng, chờ đợi vị Pharaoh Đức Văn của họ sau khi sắp đặt lại vị trí của bản thân mình trong Chính Pháp của vũ trụ, sẽ đến đánh thức linh hồn đang ngủ say của họ, và tất cả cùng nhau quay trở về thế giới vĩnh hằng tươi đẹp nhất.
Tất cả mọi thứ xảy ra trong thời đại của chúng ta, những lời tiên tri, dự ngôn đều sẽ trở thành bằng chứng vĩ đại cho lịch sử của vũ trụ tương lai. Những đệ tử Chính pháp hiện nay là những người chứng thực Pháp lý vĩ đại của vũ trụ. Trong tương lai, đệ tử Chính Pháp sẽ là những người bảo vệ của chân lý vũ trụ, vĩnh viễn tồn tại trong lịch sử vũ trụ.