Trong lịch sử nhân loại, bệnh tật không chỉ ảnh hưởng đến cuộc đời của một cá nhân, quyết định sự tồn vong của con người, mà dịch bệnh quy mô lớn còn có thể thay đổi hướng đi của lịch sử, đánh dấu sự thay đổi, sự hưng thịnh suy vong của từng triều đại, bất kể là ở các quốc gia phương Tây hay các quốc gia phương Đông.

Đại ôn dịch thời Đông Hán đánh dấu thời vương triều mạt thế

Vào cuối triều Đông Hán, ngoại thành Lạc Dương, người dân thưa thớt, cỏ dại mọc um tùm, không còn khung cảnh ngựa xe như nước, phồn hoa gấm lụa như ngày nào. Tào Tháo có viết trong cuốn “Hao lý hành”:

Khải giáp sinh kỷ sắt,
Vạn tính dĩ tử vong.
Bạch cốt lộ ư dã,
Thiên lý vô kê minh.
Sinh dân bách di nhất,
Niệm chi nhân đoạn trường.

Dịch nghĩa:

Giáp trụ sinh chấy rận,
Muôn dân bị tử thương!
Xương trắng phơi ngoài nội
Tiếng gà vắng dặm trường
Trăm người còn sống một,
Ai nghĩ chẳng đoạn trường.

Chao ôi! Một cảnh tượng hoang tàn như vậy, ngoại trừ chiến loạn bên ngoài, thì ôn dịch chính là nguyên nhân chính. Những năm cuối thời Đông Hán, hoạn quan loạn chính, Đổng Trác soán quyền, các quan chức tham nhũng, trăm thứ thuế vô lý, bách tính dân chúng lầm than, dẫn tới những thảm họa nguy khốn vô cùng.

Lịch sử ghi chép, trong vài thập kỉ cuối thời Đông Hán, toàn quốc có hơn chục loại bệnh dịch thi nhau hoành hành. Lúc đó mọi người gọi chung là “Bệnh thương hàn”. Người bệnh thường sốt cao, thở dốc, khó thở. Bệnh khởi phát nhanh, tỉ lệ tử vong cao, trên người xuất hiện nhiều đốm máu. Trương Trọng Cảnh trong cuốn “Thương hàn tạp bệnh luận” có ghi chép lại, trong 9 năm đầu tiên vào thời Hán Hiến đế, gia tộc của nhà ông vốn có trên dưới 200 người thì nay chết mất hai phần ba, trong đó bảy mươi phần trăm chết bởi bệnh thương hàn. Trong thành Lạc Dương, hơn phân nửa số người chết vì bệnh dịch. Cao Trí mô tả lại: “Gia đình nào cũng có người chết, tiếng kêu khóc oán thán vang vọng khắp từng ngõ ngách trong thành,..”

Cuốn “Thương hàn tạp bệnh luận” của Trương Trọng Cảnh

Dịch bệnh xảy ra, ngay cả giới văn nhân quý tộc cũng khó lòng thoát khỏi kiếp nạn. Năm Kiến An thứ 22, bốn người nổi danh là Trần Lâm, Lưu Trinh, Ứng Sướng, Từ Cán cũng chết bởi dịch bệnh. Theo ghi chép chính thức, tính từ năm Hán Hoàn Đế (năm 157) đến Tấn Vũ Đế (năm 280), số người dân giảm từ 5650 vạn người xuống còn hơn 1600 vạn người.

Những năm cuối thời Đông Hán chính trị mục nát, xã hội náo loạn cùng đại dịch hoành hành, các hào kiệt tứ phương đồng lòng khởi binh dẹp loạn, quần hùng tranh đấu, mở ra một khúc ca mở màn cho sự khởi đầu của triều đại mới và sự sụp đổ của triều đại cũ thối nát.

Dịch hạch vào cuối thời nhà Minh, nhà Thanh: Khúc nhạc dạo đầu cho sự thay đổi triều đại

Dịch hạch còn gọi là bệnh số 1, là bệnh nguy hiểm nhất của nhân loại. Một con chuột nhỏ bé có thể chấm dứt một triều đại đang suy tàn, là thực tế lịch sử mà những người nắm quyền rất khó lòng tưởng nhưng vẫn phải chấp nhận.

Con người có sinh lão bệnh tử, một vương triều cũng trải qua hưng thịnh suy vong. Sùng Trinh triều nhà Minh tuổi cao gần đất xa trời, đi lại tập tễnh. Quân vương hữu tâm vô lực, triều thần lòng dạ tư tâm, quan phủ ra sưu cao thuế nặng, bách tính lầm than, hết thảy đều đang ly khai khỏi Thiên đạo.

Vạn lịch tám năm, ôn dịch bắt đầu khởi phát ở Đại Đồng, Sơn Tây, có 9 loại bệnh được phân vào 10 phòng. Triệu chứng của bệnh là cổ sưng to, dân gian gọi là dịch đầu to, người mắc bệnh chỉ một đến hai ngày là chết. Nó cực kì dễ truyền nhiễm, người bệnh chết không có ai hỏi thăm vì ai cũng lo sợ sẽ bị mắc bệnh truyền nhiễm này.

Sùng Trinh trị vì năm thứ sáu (Năm 1633), dịch hạch phát tác từ Sơn Tây và lây lan sang Bắc Kinh vào năm 1641. Vào mùa hè năm đó, người ta thấy rằng các nhóm chuột cắn đuôi nhau, bơi qua sông như một đội quân cảm tử, tiến vào vùng Hà Nam, Hà Bắc. Toàn bộ phía Bắc gần như bị chuột chiếm đóng rồi. Một năm nay cũng gặp phải hạn hán, dịch châu chấu, nạn đói và bệnh dịch cướp đi 60% mạng người. “Đạo cận tương vọng, táng dĩ cảo tịch”, còn lại 40% không ăn xin thì chính là ăn cắp.

Trong kinh thành, sự hoảng loạn của dân chúng không lời nào có thể diễn tả được. Vào mùa hè và mùa thu, nếu như trên người ai có một cục thịt nhô lên, chưa tới một canh giờ sau đã chết rồi. Loại bệnh dịch này gọi là bệnh dịch hạch. Trong thành mười phần thì chết đến bốn, năm phần. Dịch hạch này rất nhanh lan đến các vùng ngoại thành Thông Huyện, Xương Bình.

Sùng Trinh năm thứ 16, theo các ghi chép lịch sử, “Thông quốc hoang tàn, đại dịch bùng phát”. Xuất hiện nào là “Bệnh dịch hạch, bệnh lông heo”. Bệnh nhân nhổ ra máu dạng loãng, sau đó lập tức tử vong. Những vùng như Giang Chiết chết hàng triệu người.

Sùng Trinh năm thứ 17, khi 55 vạn binh lính của Lý Tự Thành xâm chiếm Bắc Kinh, dịch hạch đã hoành hành được hơn một năm. Một binh lính yếu ớt trên tuyến phòng thủ Bắc Kinh của nhà Minh đã phải trấn thủ ba lỗ châu mai,  gần như là xướng khúc “Không thành kế”.

Cũng vào năm đó, quân đội nhà Thanh cũng tiến vào, Thuận Trị lên ngôi hoàng đế. Kỳ lạ thay, bệnh dịch hạch ở Bắc Kinh dường như đã ước định xong với quân đội nhà Thanh, không còn thấy bóng dáng đâu nữa, đột ngột biến mất, binh lính nhà Thanh không một ai nhiễm loại bệnh kia.

Có ba lần dịch hạch bùng phát, lần thứ ba nó bùng phát ở Vân Nam, năm 1894 bùng phát ở Quảng Đông và lây lan sang Hồng Kông. Trong hàng thập kỉ, nó càn quét khắp châu Á, châu Âu, Hoa Kỳ, giết chết gần 10 triệu người ở hơn 60 quốc gia.

Năm 1894, nhà vi khuẩn học Nhật Bản Kita Saichiro nghĩ rằng mầm bệnh của bệnh dịch hạch, Yersinia pestis, chỉ có thể truyền từ chuột sang người và nó sẽ không lây truyền giữa người với người. Năm 1911, Messini người Pháp, khi đó là giáo sư trưởng của Trường Y khoa Bắc Dương, cũng giữ quan điểm tương tự. Họ ủng hộ việc giết loài gặm nhấm có thể giết chết mầm bệnh. Thật không may, Messini chết sớm vì bệnh dịch hạch trong khi không tiếp xúc với bất kỳ loài gặm nhấm nào.

Bệnh dịch hạch cướp đi sinh mệnh 60.000 người ở vùng Đông Bắc này đã được kiểm soát bởi học giả Ngũ Liên Đức người Trung Quốc gốc Malaysia dưới sự hỗ trợ của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Ngũ Liên Đức kiên trì cho rằng khuẩn hạch Y.pestis cũng có thể truyền từ người này sang người khác. Ông đã áp dụng các phương pháp cách ly và hỏa táng xác chết để kiểm soát và loại trừ dịch bệnh một cách hiệu quả.

Học giả Ngũ Liên Đức người Trung Quốc đã kiểm soát và loại bỏ hiệu quả dịch bệnh dịch hạch

Bệnh dịch thời Hy Lạp cổ đại: Bài học quan trọng nhất đối với nhân loại

Với sự phát triển của y học hiện đại, khả năng chiến thắng bệnh tật của con người không ngừng lên cao, nhưng các bệnh đặc biệt là dịch bệnh dịch hạch trên diện rộng đã gieo mối nguy hiểm với tính mạng của con người. Virus Ebola, sốt xuất huyết, bệnh SARS và cái chết đen đủ để gây ra một đòn chí mạng cho nhân loại.

Từ xưa đến nay, con người luôn biến sắc khi đối diện với những bệnh dịch có tính toàn câu hoặc những bệnh dịch có thể hủy diệt nền văn minh nhân loại. Bệnh dịch hạch nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, tình truyền nhiễm mạnh, không thể kiểm soát, giống như u linh xuất hiện và rời đi không dấu vết. Là nguyên nhân gốc rễ cho nỗi sợ hãi của con người với các loại bệnh dịch.

Hơn hai ngàn năm trước, thành Athens huy hoàng tráng lệ bên bờ biển Aegean đột nhiên sụp đổ, những người đầu tiên sốt cao bất thường, sau đó tiêu chảy, toàn thân bao phủ bởi màu đỏ, tứ chi hư thối, ai cũng có thể trông thấy giòi bọ chui tới lui trong các vết thương thối rữa. Sau bảy đến tám ngày, người bệnh sẽ chết.

Người nhiễm bệnh căn bản không còn có thể tiếp tục sống. Ngay lúc ấy, nhà sử học Thucydides đã ghi chép lại tường tận chi tiết về dịch bệnh: Mọi người chỉ biết rằng số người chết đang tăng mạnh những họ không thể tìm ra nguyên nhân và không thể tìm ra phương pháp xử lí. Thi thể dường như không được chôn cất, ngay cả chim và thú đã chết vì cắn xác chết, những gia súc nuôi trong nhà cũng không thể may mắn tránh khỏi.

Nhưng điều không thể tưởng tượng chính là, đại ôn dịch hoành hành tàn sát mạng người bao năm như vậy, lại biến mất không động tĩnh từ năm 426 TCN.

Đại dịch ở Athens đã nhanh chóng đưa nền văn minh Hy Lạp từ huy hoàng đến suy tàn. Nguyên nhân gây bệnh vẫn còn gây tranh cãi cho đến nay. Tuy nhiên, người đời sau cho rằng vào lúc đó con người có đạo đức rất bại hoại, xa xỉ hào nhoáng, loạn luân, đồng tính luyến ái, bạo lực và giết chóc hầu như trở thành nội dung chính trong những bữa tiệc cuồng loạn của người Athens.

Sự suy đồi về đạo đức có thể là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự hủy diệt của nền văn minh. Điều này đáng để con người ngày nay suy ngẫm và thận trọng, cũng lấy đó mà làm gương.

Đại dịch thời kì La Mã cổ đại: Sự trừng phạt của Thần và giấc mộng phục quốc không thành

Từ năm 65 Công nguyên đến năm 565, La Mã trải qua bốn lần phát sinh đại ôn dịch, người chết vô số, khiến đế chế La Mã cường đại dần tiến vào thời kì suy vong.

Ba lần đầu tiên xảy ra trong thời Nero cai trị trong 65 năm, thời kỳ Markus Orillo từ 164 đến 180, và thời kỳ Galleus và Claudius từ 250 đến 270. Thời kỳ hơn 200 năm này là thời kỳ khắc nghiệt khi Kitô giáo bị hoàng đế La Mã đàn áp.

Chúa Jesus đã bị đóng đinh trên cây thập tự giá với tội danh “phản quốc” bởi thủ lĩnh đạo Do Thái. Orillo đã dỡ xác chết của vô số tín đồ Cơ Đốc giáo và treo trên đường phố. Để lấy lí do cho cuộc đàn áp, các học giả La Mã bịa đặt nói dối về việc tín đồ Cơ Đốc giáo uống máu trẻ em. Do đó, các học giả Cơ Đốc giáo cho rằng, ba lần đại dịch là hình phạt nghiêm khắc mà Thần đối với sự đàn áp Cơ Đốc giáo của La Mã. Trong đại dịch, tất cả hoàng đế Nero, Markus Orillo và Claudius, những người đã ra lệnh bức hại, tất cả đều bị nhiễm bệnh chết bất đắc kỳ tử.

Lần thứ tư xảy ra vào năm 541, bệnh dịch hạch xuất hiện dưới thời trị vì vua Justinian I, đây là lần đầu tiên dịch hạch xuất hiện. Các nhà văn miêu tả khung cảnh thê lương thời bấy giờ: “Mỗi ngày đều có người chết, nhiều nhất lên đến 16.000 người. Tất cả mọi người đều giống như những quả nho đang mọng nước chợt bị nghiền nát vậy”.

Các nhà sử học ghi chép lại: “Mọi người đang đứng nói chuyện vui vẻ với nhau, bỗng nhiên họ cảm thấy một cơn run rẩy, sau đó liền ngã xuống đất. Người kia tay cầm đồ thủ công, đang ngồi bên kia đan, tết cũng có thể lập tức ngã rạp xuống…”

Người nhiễm bệnh sẽ sốt cao, nổi hạch ở háng, nách và cổ. Sau khi chết da sẽ trở nên tím tái, xung huyết. Trong các thành phố của La Mã cổ bị nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong ở Byzantium là cao nhất, lên đến 75%: “Người chết nhiều như ruồi, thi thể họ được xếp chồng lên nhau, ngoài đường đầy những người nửa sống nửa chết đang nhiễm bệnh lăn lộn trên đường”.

Các tín đồ Cơ Đốc giáo đều tin rằng đó chính là sự trừng phạt của Thần giáng xuống. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dịch hạch có thể đã “nhanh chóng xóa bỏ” 25 triệu người ở Địa Trung Hải.

Trước khi dịch hạch bạo phát, các cuộc chinh phạt của Justinian I lên đến đỉnh điểm, bởi ông mang hoài bão khôi phục lại một đế chế La Mã hùng mạnh như thuở đầu. Ông không biết rằng chính hành vi đó đã mang đến cho La Mã một sự trừng phạt khủng khiếp.

Ngược lại, những tín đồ Cơ Đốc giáo, mang theo tấm lòng từ bi, không màng sinh tử, hằng ngày theo giúp những người nhiễm bệnh, chăm sóc và cầu nguyện với Chúa. Những nỗ lực của họ đã khiến cho con người ở Byzantium hoàn toàn hiểu về Cơ Đốc giáo, một lần nữa, mở ra thời kỳ thịnh vượng sau khi lệnh đàn áp được dỡ bỏ.

“Cái chết đen” ở châu Âu: Sự trừng phạt của Chúa

Đợt bùng nổ bệnh dịch hạch lần thứ hai, bắt đầu từ những năm 40 thế kỷ 14, được gọi bằng cái tên “Cái chết đen”, khiến châu Âu mất hàng trăm năm để gượng dậy. 

Lần đại bùng nổ này ước chừng đã giết chết ít nhất 75 triệu người. Toàn châu Âu từ Venice đến Tây Ban Nha, Hy Lạp, Syria, Anh, Pháp và Nga, hầu như không một quốc gia nào may mắn tránh khỏi. Đây được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, dân số Anh và Pháp giảm gần một nửa, còn nhiều hơn số nạn nhân thiệt mạng trong chiến tranh Anh – Pháp.

Ôn dịch khiến cho toàn bộ châu Âu rơi vào tình trạng như của ngày tận thế, mọi người đều sống dường như đó đã là ngày cuối cùng. Có người say mê vui chơi, có người xa lánh cuộc đời, người lại quyết không thừa nhận bệnh dịch, chống chọi đến cùng, cũng không thiếu người phát tâm từ bi, vượt qua nỗi sợ sống chết mà hết lòng cứu giúp người khác, lại cũng rất nhiều người ngày đêm khẩu cầu xin Chúa cứu giúp…

Một nhà truyền giáo đã báo cáo lại với Giáo hoàng: “Cảnh tượng kỳ lạ trên bầu trời, chính là điềm báo đại khủng hoảng này. Vào lúc 1 giờ chiều ngày 20/3/1345, ba hành tinh tụ hội tại chòm sao Bảo Bình, đây chính là biểu tượng cho sự tử vong…”. Điều này cũng trùng khớp với phán đoán của nhà chiêm tinh học, sao chổi xuất hiện vào năm 1315 và 1337, năm 1325 sao Mộc và sao Thổ tụ hội lại cùng chỗ, tất cả đều là điềm báo về “Cái chết đen” lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Vì vậy, lúc bấy giờ, rất nhiều người tin rằng, đây chính là sự trừng phạt của Thần giáng xuống cho tội ác đã gây ra.

Nhưng, trong cơn hoảng loạn, con người không bình tâm suy xét, không ý thức được về tội lỗi của mình, mà ngược lại, còn đi sang phía cực đoan. Sau khi đổ lỗi cho các loại nhân tố bên ngoài, bắt đầu thịnh hành một loại tự trừng phạt quất roi. Mọi người đều dùng roi, dùng hết sức mà tự phạt bản thân, mong có thể chuộc lỗi, đổi lấy sự khoan dung của Thượng Đế, có thể tránh khỏi ôn dịch.

Nhưng đây lại không phải điều Ngài muốn, điều Ngài muốn chính là con người có thể nhìn vào trong mà tìm ra tội lỗi ở bản thân. Nhưng họ làm không được, vì thế ôn dịch cũng ngày càng thêm nguy hiểm. 

Hiện tượng kỳ lạ xuất hiện trong trận đại ôn dịch

Chúng ta vẫn luôn cho rằng, khi đại ôn dịch xảy đến, tất cả mọi người đều sẽ trở thành đối tượng có thể bị nhiễm bệnh, vì thế biện pháp nhanh chóng nhất để phòng trừ là đem những người bị bệnh cách ly khỏi những người không bị bệnh.

Tuy vậy, luôn xuất hiện những hiện tượng kỳ lạ. Một nhân chứng còn sống sót trong trận đại dịch hạch chia sẻ: “Có nhiều người khi chạy thoát khỏi thành phố bị nhiễm bệnh, họ vô cùng khỏe mạnh, nhưng lại đem bệnh truyền nhiễm đến những người chưa bị nhiễm bệnh khác. Cũng có một số ít người sống giữa một nhóm người bị bệnh, cùng nhau sinh hoạt, có sự tiếp xúc trực tiếp, nhưng họ lại hoàn toàn không bị lây nhiễm. Thậm chí không thiếu những người đã mất toàn bộ người thân trong bùng nổ dịch bệnh, họ đau lòng muốn được chết theo, thậm chí còn sống cùng người bị bệnh, tiếp xúc các kiểu, nhưng lạ ở chỗ, họ dường như có chất kháng bệnh vậy, mặc dù chịu nhiều dày vò nhưng vẫn luôn khỏe mạnh như cũ”.

Nhiều ghi chép lại, cho biết: “Những người bị nhiễm bệnh, trong lúc phát sốt, sẽ nhìn thấy ma quỷ đang đứng trước mặt, sau đó, các hạch sưng tấy lên, mụn mủ biến đen. Những người trải qua lọai ảo giác ấy nhất định sẽ chết ngay trong ngày”.

Người La Mã cổ gọi đó là u linh, tương đương như chỉ “Hắc Bạch vô thường” mà người châu Á chúng ta thường nhắc đến. Đối với ôn dịch, người phương Tây cho rằng đó là trừng phạt của Thượng Đế, còn văn hóa truyền thống phương Đông luôn tin rằng “Thiên nhân hợp nhất”, khi mà con người ly khai Thiên đạo, đạo đức tiêu vong, ắt phải chịu trừng phạt, ôn dịch, động đất…

Có ghi chép, cuối triều Minh, trong trận đại ôn dịch, có hai tên trộm vô cùng tham lam, dám đến nhà những người đã chết vì bệnh dịch mà ăn trộm. Một tên chui vào trong nhà, một tên đứng trên mái nhà, đợi tên trong nhà ném đồ trộm được lên mái nhà sẽ bắt lấy. Sau khi tên trộm trên mái nhà bắt được đồ, lập tức cả hai tên đều ngã lăn ra đất cùng một lúc và rồi chết vì nhiễm bệnh.

Người đang làm, Trời đang nhìn, đều có luân quả báo ứng, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.

Từ rất lâu về trước, rất nhiều dự ngôn, như Mã tiền khóa của Gia Cát Lượng, Thiêu bính ca của Lưu Bá Ôn, Cách Am Di Lục, còn gọi là Gyeokamyurok trong tiếng Hàn Quốc.. xuất hiện để cảnh tỉnh con người sẽ phải đối mặt với một trận đại hủy diệt. 

Đạo đức nhân loại đang ngày một biến dị, thiện ác khó phân, chỉ vì chút đỉnh lợi ích mà chuyện xấu xa nào cũng dám làm ra, con người trong sự đầu độc ấy trở nên không biết kính sợ và dám khinh nhờn Thần Phật, không biết ăn năn hối cải. Nếu thật sự đại dịch xuất hiện là để trừng phạt, cảnh tỉnh con người, thì liệu đến khi nó thật sự xảy ra, họ liệu có thể chạy thoát được không?

Dịch từ Epochtimes