Khi mọi người can ngăn việc đập bỏ miếu Quan Âm thì Trương bí thư và Hàn trưởng làng nói: “Chúng tôi là đảng viên, chúng tôi vốn không tin Thần Phật gì cả. Mọi người hãy chuẩn bị thuốc nổ để phá miếu. Dứt khoát thi công con đường qua ngôi miếu này, hết thảy hậu quả sẽ do hai chúng tôi gánh chịu”. Và cuối cùng thì bi kịch đã xảy ra.

trả giá, thần Phật, phá bả chùa miếu, bất kính,

Cảnh Hồng Vệ Binh đội mũ “đần độn” lên tượng Phật ở Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang, 24/8/1966. (Ảnh: Internet)

Đây là một câu chuyện có thật xảy ra ở công xã Ngọc Sơn thuộc làng Kim Sơn, huyện Ba Trung, tỉnh Tứ Xuyên vào những năm 70 của thế kỷ trước.

Thời đó giao thông vùng nông thôn bị tắc nghẽn, làng quê khắp nơi đều bắt đầu thi công làm đường quốc lộ. Năm 1976, Trương bí thư và Hàn trưởng làng Kim Sơn phụ trách thi công một con đường từ làng Kim Sơn đến công xã Ngọc Sơn.

Làng Kim Sơn cách công xã Ngọc Sơn hơn 20 cây số, trên con đường mới thi công cần phải đi qua Thạch Nha Tử. Thạch Nha Tử có một ngôi miếu Quan Âm, nếu như thi công con đường, thì phải đập bỏ miếu Quan Âm.

Những người dân công làm đường ai cũng đều không bằng lòng đập bỏ ngôi miếu, bởi họ tin rằng đập chùa, phá miếu, hủy tượng Phật sẽ bị báo ứng. Vậy nên họ đề nghị thi công con đường vòng qua ngôi miếu. Nhưng bí thư Trương và Hàn trưởng làng kiên quyết không đồng ý: “Chúng tôi là đảng viên, chúng tôi vốn không tin Thần Phật gì cả. Mọi người hãy chuẩn bị thuốc nổ để phá miếu. Dứt khoát thi công con đường qua ngôi miếu này, hết thảy hậu quả sẽ do hai chúng tôi gánh chịu”.

Dân công không biết thuyết phục ra sao, đành phải đào lỗ chôn thuốc nổ, lắp ngòi phá hủy miếu Quan Âm. Không lâu sau con đường mới đã thi công xong.

Ngày đầu tiên thông xe, Hàn trưởng làng lái máy kéo đi ngang qua Thạch Nha Tử (nơi miếu Quan Âm bị phá hủy) thì chiếc xe bất ngờ bị lật. Hàn trưởng làng bị thương nặng, sau đó được đưa đến bệnh viện huyện để cấp cứu. Ngày hôm sau, vợ của Hàn trưởng làng lại ngồi trên một chiếc xe máy kéo khác muốn đi thăm trưởng làng, khi xe đi đến miếu Quan Âm, xe lại bị lật, vợ của trưởng làng chết ngay tại chỗ.

Sau khi con đường sửa xong, Trương bí thư trước giờ vốn rất khỏe mạnh bỗng dưng bị bệnh cao huyết áp nặng, không thể làm việc bình thường được nữa, đành phải nghỉ hưu ở nhà chữa bệnh.

images1Một bức tượng Phật bị phá huỷ trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá, đây cũng là biểu hiện của sự phá huỷ các giá trị truyền thống và đạo đức mà ĐCSTQ gây ra

Sau khi về nhà không được bao lâu, bệnh tình của ông Trương càng ngày càng nghiêm trọng. Trương không thể đi lại bình thường được, mỗi ngày đành phải ngồi trên một chiếc ghế dài, muốn đi đâu thì phải bò lần theo chiếc ghế mà đi. Dần dần ngay cả nói chuyện cũng không thể nói được nữa, chỉ có thể ra hiệu bằng tay. Về sau, bệnh tình của ông càng nặng hơn, chỉ có thể nằm liệt trên giường cả ngày, không thể xoay người, có lúc đại tiểu tiện ngay trên giường. Hàng xóm thường hay nghe thấy tiếng kêu gào đau đớn giống như tiếng bò kêu của ông. Trương bí thư sau một thời gian bị bệnh tật giày vò thì qua đời.

Chuyện này thời gian ấy đã làm chấn động cả một vùng. Người dân đều nói, họ không tin Thần Phật thì thôi, lại còn dám ngang nhiên phá chùa phá miếu; tự làm tự chịu, bây giờ mới gặp báo ứng, đây quả thật đã ứng nghiệm với câu “hết thảy hậu quả sẽ do hai chúng tôi gánh chịu” mà họ đã nói.

Về sau, vị Hàn trưởng làng đó hối hận nói với những người bên cạnh rằng: “Ài … Nếu như trước kia nghe lời đề nghị của mấy dân công kia, thì đã không phải gặp quả báo như bây giờ”.

Sau khi Trương chết, vợ của ông đã lập một bàn thờ cúng Phật, bà thường xuyên ăn chay niệm Phật để chuộc tội cho chồng.

Không chỉ ở Trung Quốc, người dân ở nhiều nơi từ trước đến nay không ngừng bị chính quyền nhồi nhét thuyết vô Thần, khiến cho người ta không còn tin tưởng và kính trọng Thần Phật nữa. Thậm chí có người còn dám miệt thị cả Thần Phật, và đã làm rất nhiều chuyện xấu xa, cuối cùng hại người hại mình, thật là đáng bi ai.

Tiểu Thiện, biên dịch theo minghui.org