Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết chính phủ Trung Quốc thao túng nội dung trên mạng Internet. Không chỉ kiểm duyệt gắt gao nội dung đăng tải, chính quyền nước này còn sử dụng hàng trăm nghìn người, được gọi là đội quân 50 xu, để tạo những bình luận giả trên mạng.

Kết quả một nghiên cứu do 3 nhà nghiên cứu người Mỹ Gary King, Jennifer Pan và Margaret Roberts (gọi tắt là nhóm KPR) thực hiện sẽ cho chúng ta biết chuyện gì đang thực sự xảy ra với hệ thống Internet ở Trung Quốc. 

Chính phủ trả lương cho ‘đội quân’ dư luận viên chuyên tạo bình luận giả

Rất khó để xác định chính xác ai là dư luận viên còn ai thì không. Mặc dù những lời cáo buộc về đội quân 50 xu đang tràn ngập trên các phương tiện truyền thông, nhưng những cáo buộc này thường không có chứng cứ đáng tin cậy. Tuy nhiên, nhóm KPR đã tận dụng một vụ rò rỉ thông tin lớn để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Một blogger đã tiết lộ một kho email từ văn phòng tuyên truyền của một đơn vị tầm trung thuộc chính quyền địa phương Trung Quốc. Những email này cho thấy hơn 40.000 ví dụ rõ ràng về những bình luận của đội quân 50 xu. Nhóm KPR đã sử dụng những bình luận từ kho email để đưa ra kết luận về cách thức hoạt động của những dư luận viên này. Họ cũng cho lập trình một thiết bị chuyên dụng có thuật toán chuyên săn lùng và xác định các bình luận tương tự trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, nhằm hiểu rõ hơn về chủ trương của các bình luận do chính phủ đứng sau.

Chính phủ Trung Quốc giả mạo gần 450 triệu bình luận trên mạng xã hội mỗi năm - ảnh 2Ngũ Mao Đảng, hay Đảng 5 hào là tên gọi của những dư luận viên mạng được chính phủ Đảng Cộng sản thuê để đưa các thông tin ủng hộ chính của Đảng nhằm định hình và hướng dẫn dư luận trên các diễn đàn Internet.

Kết quả ban đầu thu được khiến họ rất ngạc nhiên. Nhiều người nghĩ rằng đội quân 50 xu này chỉ là những người làm thuê được trả một khoản tiền nhỏ cho mỗi bình luận. Tuy nhiên điều bất ngờ là những dư luận viên được xác định trong vụ rò rỉ email dường như là nhân viên thường trực của chính phủ. Những mẫu email mà nhóm phân tích cho thấy đội quân này làm việc trực tiếp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc cho các cơ quan khác của chính quyền địa phương, và việc viết những bình luận giả là một phần trong nhiệm vụ chính thức của họ.

Chính phủ Trung Quốc tung ra gần 450 triệu bình luận mỗi năm

Nhóm KPR đã sử dụng các kỹ thuật thống kê để tìm hiểu có bao nhiêu bình luận trên mạng xã hội do các dư luận viên tạo ra. Kết quả thật đáng ngạc nhiên. Đội quân này đã tạo ra khoảng 448 triệu bình luận mỗi năm. 

Hơn nửa số bình luận này nằm trên các website của chính phủ, và được giả dạng như những bình luận của dân thường. Số bình luận còn lại được đăng trên các trang web thương mại,… Theo KPR mô tả, “phần lớn các bình luận được đưa ra trên những trang web của chính phủ và khoảng 178 bài đăng của các trang web thương mại là do chính phủ Trung Quốc bịa tạo ra”.

Để làm rõ vấn đề, những số liệu này sẽ phải phụ thuộc vào một lượng ngoại suy nhất định và được phỏng đoán dựa trên cơ sở kinh nghiệm. Và kết quả nghiên cứu của họ khá đáng tin cây. 

KPR đã hỏi ngẫu nhiên một số người được xác định là dư luận viên, liệu họ có chuyên làm công việc này hay không. Đồng thời nhờ vào thông tin từ vụ rò rỉ email, họ cũng hỏi những người họ biết là dư luận viên xem những người này có thừa nhận hay không. Gần 60% số người của cả 2 nhóm thừa nhận họ chuyên làm công việc đó.

Mục đích của những bình luận giả này là gì?

Có khá nhiều tin đồn về mục đích của đội quân dư luận viên. Một số người, đặc biệt là các nhà bình luận không phải người Trung Quốc, cho rằng đội quân 5 xu được trả tiền để kích động lòng thù hận đối với các quốc gia nước ngoài như Hoa Kỳ. Những người khác thì tin rằng họ được trả tiền để đáp trả chỉ trích của chính phủ bằng những quan điểm tranh luận không có thật.

Chính phủ Trung Quốc giả mạo gần 450 triệu bình luận trên mạng xã hội mỗi năm - ảnh 3Một số người cho rằng đội quân 5 xu được trả tiền để kích động lòng thù hận đối với các quốc gia nước ngoài như Hoa Kỳ. Những người khác thì tin rằng họ được trả tiền để đáp trả chỉ trích của chính phủ bằng những quan điểm tranh luận không có thật. (Ảnh: SCMP)

Bằng chứng mà KPR tìm được cho thấy cả 2 phỏng đoán trên đều không chính xác. Các dư luận viên này không nói nhiều điều khó nghe về người nước ngoài. Họ cũng không tham gia tranh luận về vấn đề đó trên Internet. Kỳ thực việc họ làm là đăng các bài viết ca ngợi chính phủ và đánh lạc hướng dư luận, đặc biệt là khi họ lo ngại có nguy cơ xảy ra các cuộc biểu tình hay hoạt động chính trị xã hội khác gây nguy hiểm cho chính phủ. 

Các dư luận viên này cũng không tỏ vẻ quan tâm lắm khi người dân phàn nàn về chính phủ. Thay vào đó, họ chỉ hành động khi có nguy cơ chính biến thực sự. Theo KPR, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có nhiều lý do để kiểm duyệt hoặc tranh luận với những bình luận bất bình của người dân, hay bao phủ Internet bằng những quan điểm trái chiều; bởi việc làm gián đoạn những bình luận bất bình đó chỉ càng làm hạn chế thông tin có lợi cho chính phủ. 

Chỉ khi xuất hiện điều gì đó có thể gây rủi ro cho chính quyền, họ mới có hành động đối kháng mạnh mẽ bằng cách kiểm duyệt quy mô lớn và tung ra một lượng khổng lồ các bài đăng bịa đặt để chuyển hướng dư luận.

Theo Tinh Hoa