Trong một bài báo đăng trên Natural News, 22/10/2013, tác giả Mike Adams viết rằng: “Mâu thuẫn khổng lồ trong tư duy ‘khoa học’ đã được vén mở: Thuyết tiến hóa không có cách nào giải thích nguồn gốc sự sống”. Hơn nữa, ông cảnh báo khoa học đang trở thành một kiểu tôn giáo mới và đã đến lúc phải hạ bệ chủ nghĩa tôn thờ khoa học nếu khoa học muốn tiếp tục tiến lên phía trước…

1Hãy thử hỏi một nhà khoa học bất kỳ rằng cuộc sống trên Trái Đất xuất phát từ đâu, họ sẽ thường trả lời bạn ngắn gọn: “tiến hóa.” Ngay sau đó là một cái nhìn trịnh thượng ngụ ý rằng bạn là một kẻ ngốc hay sao mà không biết “sự thật khoa học” mà mọi người đều đã công nhận là đúng này.

Nhưng hóa ra, vị khoa học gia này đang bị lừa, vì sự tiến hoá không bao gồm nguồn gốc sự sống. Đúng ra, sự tiến hóa (như “chọn lọc tự nhiên”) giải thích một quá trình trong đó các loài thích nghi dần dần, phù hợp và sinh sản để phản ứng với các ảnh hưởng của môi trường, hành vi và tính dục. Không người nào có lý trí mà lại phủ nhận chọn lọc tự nhiên là thường hằng và đang diễn ra ngay lúc này từ vi khuẩn, thực vật, động vật và ngay cả con người, nhưng chọn lọc tự nhiên chỉ có thể tác động lên các dạng sống đã tồn tại từ trước. Nó không sáng tạo ra các dạng sống chưa từng tồn tại.

Nói cách khác, Darwin không nghiên cứu “đá sinh sản như thế nào” bởi không có thứ đó. Ông nghiên cứu các động vật đang sống.

Vì vậy, “thuyết tiến hóa” đơn giản là thất bại trong việc giải thích NGUỒN GỐC của các dạng sống đầu tiên. Từ lúc khởi nguyên thì chọn lọc tự nhiên có gì để mà chọn lọc? Bạn không thể “tiến hóa” các dạng sống từ đá trơ… trừ khi các nhà tiến hóa cho rằng các vật thể vô tri vô giác có thể tái sinh ngay lập tức thành sinh vật sống.

Vì vậy, câu hỏi vẫn còn đó: Sự sống BẮT NGUỒN từ đâu?

Các nhà tiến hóa thích bỏ qua câu hỏi cốt yếu này. Vì vậy chúng ta hãy nắm lấy chỗ khuyết này của họ và xem xét vấn đề với một thái độ hoài nghi trung thực.

Trong giải thích nguồn gốc sự sống, thuyết tiến hóa là NIỀM TIN, không phải khoa học

Theo các nhà khoa học, bạn không bao giờ có thể tranh cãi với các nhà khoa học bởi họ nắm độc quyền duy nhất về mọi tri thức. Bạn không bao giờ được chất vấn niềm tin của họ bởi chúng vượt quá mọi đòi hỏi phải được kiểm chứng. “Sự thật khoa học” là đúng bởi vì họ nói như vậy, và như thế niềm tin rằng tiến hóa giải thích nguồn gốc sự sống cũng không thể bị nghi ngờ.

Nhưng chúng ta sẽ vẫn đặt nghi vấn cho nó! Và hãy xem điều này sẽ dẫn tới đâu: Toàn bộ vũ trụ bắt đầu với một điểm cô đặc không thể tưởng tượng, rồi bùng nổ – sự kiện mà các nhà vũ trụ học gọi là Vụ nổ lớn (Big Bang). Tất cả vật chất vật lý mà chúng ta biết hiện nay đều có nguồn gốc từ sự kiện đó, nhưng quan trọng là, không có sự sống nào trong Big Bang. Khi bắt đầu vụ nổ, không có sinh vật sinh học nào có thể sống sót trong sự giãn nở đó. Và trước khi giãn nở, sự cô đặc của vật chất sẽ nghiền nát bất cứ sự sống nào.

2Minh họa Big Bang (ảnh: Youtube)

Theo các nhà vật lý, bản thân Big Bang không tuân theo quy luật nào của vũ trụ tồn tại trước đó. Thực ra, tất cả định luật vật lý mà chúng ta đã biết – luật hấp dẫn, điện từ v.v. – đều từ Big Bang mà ra. Ngay cả kết cấu của thực tại cũng do nó tạo ra (thời gian và không gian).

Vụ nổ lớn là phép màu dựa-trên-niềm-tin của khoa học hiện đại. Họ thích nói rằng, “Cho tôi một phép màu, và chúng tôi có thể giải thích mọi thứ theo sau.”

Phép màu của Vụ nổ lớn hoàn toàn không được giải thích. Làm sao mà mọi thứ bỗng xuất hiện từ thinh không? Làm sao cả vũ trụ bỗng tồn tại mà không có lý do? Những câu hỏi này bị phớt lờ thường trực. Đổi lại, chúng ta được bảo là hãy nên có đức tinvào Big Bang và tin rằng nó là ngoại lệ duy nhất trong các quy luật của vũ trụ. Tất nhiên, đây là chuyện niềm tin, không phải chân lý.

Rồi nguồn gốc của sự sống ở đâu trong tất cả những chuyện này? Hôm nay, cứ cho rằng 13,8 tỷ năm sau đó, chúng ta thấy sự sống ở xung quanh mình. Theo logic, ở đâu đó giữa Big Bang không có sự sống và hôm nay, sự sống đã xuất hiện.

Nhưng bằng cách nào?

Các nhà khoa học tin vào phép màu

Một lần nữa, nếu bạn hỏi đa số các nhà khoa học về nguồn gốc sự sống, họ sẽ mù quáng và toàn tâm đáp rằng “tiến hóa!” Nhưng nếu không có sự sống đã tồn tại, thì không có gì để tiến hóa cả. Vậy SỰ SỐNG từ đâu mà ra?

Đi đến tận cùng, câu trả lời mà các nhà khoa học đưa ra là sự sống xuất hiện tức thời từ cái không sống. Nghiêm túc mà nói, đó là câu trả lời thực của họ. Họ có những cái tên nghe rất kỹ thuật cho nó, và có hàng trăm quyển sách viết về các lý thuyết khác nhau để giải thích nó, nhưng rốt cuộc thì các nhà khoa học tin vào phép màu. Bởi vì “phép màu” là cách duy nhất bạn có thể thực sự lý giải sự sống xuất hiện từ cái không sống.

Vậy nên tiến hóa không thực sự giải thích nguồn gốc sự sống gì cả. Mà là phép màu. Sự sống xuất hiện từ cái không sống cũng chính như Big Bang bỗng xảy ra mà không có lý do: tất cả đều do phép màu! (có lẽ cộng lại là hai phép màu chứ không phải một, nhưng ai mà so đo làm gì?)

Và bỗng dưng, ý tưởng về một Đấng sáng tạo đã gieo mầm cho Big Bang và gieo mầm cho sự sống trong vũ trụ có vẻ ít kỳ cục hơn nhiều so với cách giải thích “phép màu” của nhiều nhà khoa học thông thường. Vũ trụ được tạo ra từ một ý thức toàn tri cực kỳ cao cấp, điều này khả thi hơn nhiều so với việc nó bỗng dưng tồn tại mà không có lý do nào.

>> Những nhà khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?

Vô thần, vô hồn và cái chết vĩnh cửu

Tất nhiên, các nhà khoa học thông thường sẽ vặn xoay đủ kiểu để cố gắng loại bỏ ý tưởng về một nhà thiết kế, kiến trúc sư hay Đấng sáng tạo khỏi thế giới quan của họ. Bởi vì gần như tất cả họ là những nhà vô thần mộ đạo – cũng sẽ chối bỏ bất cứ niềm tin nào vào ý thức, ý chí tự do (free will), linh hồn, Thượng Đế hay tâm linh. Theo cách giải thích của riêng họ, chính bản thân họ là những robot sinh học không có tư duy, đang phải chịu ảo tưởng của tâm trí – một loại phản chiếu nhân tạo từ chức năng cơ-sinh học của bộ não.

Hãy xem video phim tài liệu ngắn “The God Within” của Mike Adams để được giải thích rõ hơn về điều này.

Triết lý bị bóp méo của nhiều nhà khoa học cũng mang đến những lỗ hổng đạo đức kỳ quặc, ví như niềm tin rằng giết một con chuột trong phòng thí nghiệm, hay một con chó, hay thậm chí một con người thì cũng không có hậu quả đạo đức nào vì tất cả những sinh vật này không thực sự “sống” một cách chân thực. Đây là lý do vì sao các công ty dược, nhà sản xuất vắc-xin và khoa học nói chung không cảm thấy thương tiếc khi tiến hành các thí nghiệm chết chóc trên trẻ em, người da đen, tù nhân và người dân tộc thiểu số.

Các nhà khoa học thông thường cuồng nhiệt tự lừa dối mình rằng họ không có ý thức thực sự nào cả. Đây không phải nét tính cách tệ nhất của họ, mà chính là họ luôn kiêu ngạo, thậm chí hiếu chiến để áp đặt niềm tin của họ lên người khác.

Quan điểm dựa trên niềm tin của họ luôn được mô tả là “sự thực” trong khi họ khẳng định niềm tin của người khác là “ảo tưởng.” Bạn không thể tranh cãi với một nhóm người hoàn toàn tin rằng niềm tin của họ là sự thật, bởi vì bất cứ tư duy phản biện nào bạn đưa ra cũng sẽ bị bác bỏ tự động và đều đặn bởi hệ thống phòng thủ phi lý trí.

>> Vật chất và ý thức là một thể thống nhất

Bài kiểm tra niềm tin với vắc-xin

Để lấy ví dụ, hãy hỏi bất kỳ bác sĩ hay dược sĩ nào câu hỏi này: “Có vắc-xin nào không an toàn không?”

Câu trả lời bạn nhận được sẽ là một từ “Không!” đanh thép. Trong niềm tin dựa trên đức tin của hiện trạng khoa học, theo định nghĩa thì không có vắc-xin nào có thể nguy hiểm. Vắc-xin nằm ngoài khả năng nghi ngờ trong hệ thống niềm tin của họ, và sẽ không có câu hỏi rằng có vắc-xin nào nằm dưới 100% an toàn. Nói cách khác, điều đó mâu thuẫn với niềm tin của họ.

Cũng giống như hỏi một tín đồ Cơ-đốc rằng có thể nào Chúa không tồn tại không. Câu hỏi này mâu thuẫn với hệ thống niềm tin của họ nên nó không thể được suy xét.

Bạn có thể kiểm tra xa hơn bằng cách hỏi một bác sĩ tiêm vắc-xin: “Có thứ gì có thể thêm vào vắc-xin để làm cho nó không an toàn không?”

Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, một bác sĩ thành thật có thể đáp rằng, “Chắc chắn là có, có đủ loại chất độc có thể thêm vào vắc-xin và làm cho nó không an toàn.”

Hãy yêu cầu họ kể tên một vài chất độc. Chẳng chóng thì chày, họ cũng sẽ nói đến “thủy ngân,” một chất độc thần kinh chết người có mặt trong nhiều loại vắc-xin hiện đại.

Hãy hỏi tiếp, “Có mức thủy ngân an toàn nào từng được thiết lập để tiêm cho trẻ em hay chưa?”

Tất nhiên, câu trả lời là chưa. Theo logic mà nói, không có loại vắc-xin nào chứa thủy ngân lại được xem là “an toàn” mà không cần xét đến liều lượng thủy ngân bên trong. Như vậy, chỉ bằng cách hỏi một vài câu, bạn có thể dễ dàng giúp một bác sĩ thành thật đập tan niềm tin sai lệch về vắc-xin, một niềm tin dựa trên ảo tưởng rằng không có vắc-xin nào không an toàn cho dù thành phần của nó ra sao.

>> Vắc-xin và tiêm phòng cho trẻ: 9 thông tin ít được nhắc đến

Nếu trong quá trình hỏi, bạn bị tránh né, hãy nhận ra rằng họ đang từ bỏ lý trí và quay về niềm tin “khoa học toàn năng” (Scientism) của họ. “Khoa học toàn năng” là một hệ thống niềm tin rằng tất cả mọi sản phẩm của công ty dược, công ty công nghệ sinh học và hóa chất sẽ tự động được nhận vị thế ngang hàng Thượng Đế. Chúng nằm ngoài khả năng chất vấn. Chúng là tối thượng. Chúng không bao giờ có thể bị đặt câu hỏi hay thậm chí xác nhận. Thực ra, sự xác nhận là không cần thiết và không được mong muốn. Ai lại cần đi xác nhận “sự thật” cơ chứ? Mọi người đã biết chúng là thật mà, phải không?

Mọi loại thuốc đều được cho là an toàn và hiệu quả trừ khi bị chứng minh khác đi. Đó là lý do vì sao các bác sĩ cảnh báo bệnh nhân rằng các thực phẩm bổ sung của họ “ảnh hưởng tới thuốc” chứ không phải ngược lại. Các loại thuốc được cho là đến từ một nơi cao hơn, như thể phát ra từ một chốn linh thiêng, một vị thế thần thánh: Big Pharma! (các công ty dược lớn).

Nhiều nhà khoa học không có khả năng nhận ra sai lầm logic của mình

Đáng buồn thay, nhiều nhà khoa học không thể hiểu sơ hở trong hệ thống niềm tin của họ. Họ không thể nhận ra rằng nhiều niềm tin của mình là dựa trên một hệ thống tín ngưỡng hơn là suy nghĩ lý trí.

Khi các nhà khoa học nói về tiến hóa, họ nói với một sự kiêu ngạo bao trùm cho rằng họ mặc định là đúng. Bất cứ ai dám tranh cãi với họ phải chứng minh rằng họ sai, tuy nhiên chính họ lại không có trách nhiệm phải chứng minh mình đúng. Niềm tin vào Khoa học toàn năng không đòi hỏi bằng chứng, chỉ cần sự tin tưởng. “Tự mặc định đúng” là nguyên lý cốt lõi trong tôn giáo Khoa học toàn năng.

Điều này không lạ trong các tôn giáo. Cơ đốc giáo cho rằng Chúa tồn tại và không cần phải “chứng minh” điều đó. Sự tồn tại của Ngài là một vấn đề niềm tin. Điều này không đúng cũng không sai; nó là đặc tính của một hệ thống niềm tin mà khoa học bác bỏ. Nhưng khoa học cũng đi theo một đường lối như vậy.

Capture

Quyển sách “Học thuyết Darwin như một tôn giáo” của Michael Ruse

Ngay cả lý thuyết về chọn lọc tự nhiên, đơn thuần dựa trên sự thừa hưởng gen cơ học, cũng mang những sơ hở khổng lồ trong logic và vì thế nó cũng là niềm tin. Trước hết, không có đủ dung lượng lưu trữ dữ liệu trong bộ gen người để mô tả đầy đủ các đặc tính vật lý và hành vi của con người. Hãy nhớ lại thất bại của Dự án Giải mã Bộ gen người (Human Genome Project) – một dự án hứa hẹn sẽ giải câu đố về nguồn gốc của mọi bệnh tật – nhưng giờ đây đó chỉ là ví dụ đáng cười của tư duy ảo tưởng. Dự án Khoa học toàn năng đó chủ yếu chỉ tạo ra các công ty công nghệ sinh học phá sản hơn là những liều thuốc chữa bệnh thần kỳ.

Đa phần các nhà khoa học tin rằng mọi người đều là những robot không có ý thức

Nhiều nhà khoa học mâu thuẫn gay gắt bởi niềm tin buồn cười rằng mọi người khác đều là robot sinh học vô ý thức ngoại trừ chính họ! Đúng vậy, chỉ họ mới có ý nghĩ thông minh dựa trên ý chí tự do, cảm hứng và sáng tạo. Và chúng ta chỉ nên đọc sách của họ mà thôi, bởi sách của họ bắt nguồn từ những suy nghĩ sáng tạo, những bộ óc độc đáo.

Nhưng niềm tin này lại mâu thuẫn với quan điểm của mọi người khác. Họ nói tất cả “tâm trí” đều là ảo tưởng, rằng chẳng có thứ gì gọi là ý thức. Nếu bạn tin điều này, thì mọi quyển sách viết bởi Dawkins, Hawking hay những người thờ phụng nhiệt thành Khoa học toàn năng khác, theo chính lời khẳng định của họ, đều là những lời vớ vẩn vô giá trị được tạo ra bởi quá trình “viết tự động” do những phản ứng hóa học vô hồn, vô ý thức tạo ra trong một khối tế bào thần kinh cơ học trôi nổi trong não. Như vậy, sách của họ đều thiếu ý nghĩa và chẳng phục vụ mục đích gì. Những từ ngữ trong đó chỉ là “viết lách kiểu co giật đầu gối” bởi những cỗ máy hình người.

Làm sao ý thức có thể tiến hóa nếu nó không phục vụ mục đích nào?

Còn có một mâu thuẫn khổng lồ khác trong cộng đồng khoa học. Theo đa số các nhà khoa học thông thường, ý thức là một ảo ảnh bằng cách nào đó đã xuất hiện trong chọn lọc tự nhiên, để các cá thể thành viên của một loài có thể hoạt động dưới ảo ảnh của ý chí tự do. Vậy mà cùng lúc họ lại khẳng định rằng “tâm trí” giả này không hề ảnh hưởng lên thế giới thực bởi vì nó đã là ảo ảnh ngay từ định nghĩa.

Vậy làm thế nào một hiện tượng ảo có thể thúc đẩy tiến hóa và chọn lọc tự nhiên nếu nó không có ảnh hưởng tới thế giới thực?

Đây là một mâu thuẫn nhức nhối thể hiện niềm tin sai lệch của các nhà duy vật (khoa học gia dòng chính). Nếu có đủ thời gian và công sức, tôi có thể liệt kê hằng trăm mâu thuẫn khác được họ tung hô là “sự thật” mà không thấy xấu hổ.

Thật ra, nhiều “sự thật” khoa học đều dựa trên “niềm tin.”

“Khoa học” biến dị ngày nay chỉ là một loại tôn giáo khác

4Nếu chúng ta muốn tiến lên như một nền văn minh, chúng ta phải vượt qua những niềm tin khờ dại rằng mọi thứ theo đuổi dưới lá cờ “khoa học” hiện đại sẽ tự động và nghiễm nhiên trở thành sự thực cao hơn (có lẽ thậm chí là thần thánh) đối với mọi loại hình hiểu biết khác.

Bất cứ hệ tư tưởng nào không thể đứng vững trước các câu hỏi hay thử thách đối với niềm tin của nó, đều không phải là khoa học.

Hãy thử đùa nghịch một chút, dùng một vài câu hỏi hữu ích sau để chất vấn những tín đồ Khoa học toàn năng và niềm tin sai lệch của họ:

Vắc-xin không an toàn có tồn tại không? Hay từ định nghĩa thì tất cả mọi vắc-xin đều tự động là an toàn?

Nếu động vật không có linh hồn và ý thức, bạn có đồng ý rằng tra tấn cá heo và voi đều không có hậu quả đạo đức? Còn các loài linh trưởng thì sao? Mèo? Người hàng xóm?

Nếu ý chí tự do không tồn tại, vậy không ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Bởi theo định nghĩa đó, tất cả hành động đều “tự động” và không phải là lỗi của cá nhân vì chẳng có “lựa chọn” nào trong một bộ não không có ý thức. Nếu bạn tin điều này, bạn cũng đang ủng hộ trả tự do cho tất cả những kẻ sát nhân và hiếp dâm đang bị giam giữ, bởi họ không chịu trách nhiệm cho hành vi của mình? Án phạt có ích gì nếu tội phạm bạo lực không có “lựa chọn” bởi họ không có ý chí tự do?

Nếu bộ gen người không chứa đủ thông tin để mô tả một hình hài con người hoàn chỉnh, vậy làm sao mà việc thừa hưởng di truyền lại hoàn toàn là thuộc về cơ học?

Nếu ý thức chỉ là ảo ảnh, thì bộ não tạo ra ảo ảnh này bằng cơ chế gì? Và với mục đích gì? Điều này tạo ra lợi thế tiến hóa nào nếu “ảo ảnh của ý thức” không có ảnh hưởng “thực” nào tới hành vi? Trong định nghĩa, chọn lọc tự nhiên sẽ giảm bớt những chức năng não vô dụng. Vậy làm sao ý thức có thể tồn tại được lâu như vậy?

Nếu chọn lọc tự nhiên chỉ có thể ảnh hưởng lên các dạng sống đã có, thì dạng sống đầu tiên đến từ đâu? Nó xuất hiện như thế nào? (Phép màu chăng?)

Điều gì gây ra Big Bang? Nếu không có gì gây ra nó, làm sao bạn có thể giải thích một vũ trụ bị chi phối bởi các “quy luật” mà chính nó lại bùng nổ và nảy sinh bằng cách không tuân theo quy luật?

Với những câu hỏi như thế này, rất dễ để vạch trần khả năng tư duy yếu kém của những tín đồ Khoa học toàn năng.

Đã đến lúc hạ bệ những Linh mục cao cấp của Khoa học toàn năng

Nếu chúng ta muốn tiến lên như một nền văn minh, chúng ta phải hạ bệ những linh mục cao cấp của Khoa học toàn năng và quay trở lại quá trình khoa học thực sự nơi những câu hỏi được chào đón, sự khiêm nhường được khôi phục, và các khám phá sẽ ở vị trí tối cao chứ không phải sự kiêu ngạo.

Đó là quá trình tôi thực hiện ở trang Natural News, và đó là lý do hàng triệu người đọc trên khắp thế giới đang quay sang Natural News thay vì các trang khoa học cao ngạo như Scientific American – một tạp chí khoa học toàn năng dựa trên niềm tin hiện đang trở thành công ty tuyên truyền “Kinh thánh” cho những kẻ mộ đạo.

Bất kỳ ấn phẩm nào nói rằng người ta không nên biết có gì trong thức ăn của họ (dán nhãn thực phẩm biến đổi gen) tất nhiên không phải là khoa học thực sự, bởi khoa học thực sự là quá trình theo đuổi kiến thức, chứ không phải chôn vùi sự thật vì lợi ích của các doanh nghiệp. Chẳng có khoa học hợp pháp nào lại muốn công chúng bị từ chối kiến thức.

Vậy mấu chốt là gì?

“Khoa học” hiện đại đang rối rắm trong những mâu thuẫn và khoảng trống kiến thức khổng lồ. Nhưng những tín đồ Khoa học toàn năng sẽ không bao giờ nhìn nhận bất kỳ khoảng trống nào trong kiến thức của họ, vì họ tin rằng chỉ mình họ được ban cho sự thật thần thánh và không thể chối cãi, không thể nghi ngờ và không bao giờ cần xác minh. Chẳng cần bằng chứng nào để ủng hộ cho niềm tin cốt lõi của họ, ví như “thủy ngân trong trám răng là vô hại” hay “hóa trị liệu giúp cứu mạng người.” Tất cả những tuyên bố của công ty dược, công ty công nghệ sinh học và hóa chất đều tự động được xem là Lời của Chúa bởi họ biết tất cả, có quyền lực rộng khắp và không bao giờ bị chất vấn.

Để thành công như một nền văn minh, chúng ta phải cùng nhận ra sự sai lầm của hệ thống dựa trên niềm tin sai lệch này và quay về quá trình khám phá thực sự; như vậy mới có thể vượt qua những thất bại của khoa học ngày nay.

Chúng ta còn chưa nói tới sự xuất hiện của robot sát thủ và trí tuệ nhân tạo. Đó là một trường hợp khác khi lối tư duy kiêu ngạo của khoa học hiện đại có thể thực sự mang đến sự hủy diệt và thảm họa cho loài người.

Theo Mike Adams, Natural News

Trí Thức Việt Nam Dịch