Một đời trải mấy phong sương, con đường nhân thế biết bao nhiêu tình, hoa xinh mấy độ hoa tàn, bướm ong mấy bận hoang đàng mê si, chỉ vì say đắm tình tang, chữ rằng ‘Lãng Mạn’ nửa hồn bâng khuâng, nửa hồn kia vẫn trông mong, chờ mong giải thoát cơn mê kiếp người.
LÃNG MẠN
Những vần điệu hoan ca
Trong trái tim thật thà
Là nỗi yêu niềm nhớ vô bờ.
Thơ mộng dệt trăng sao
Xây đắp lâu đài tình
Và khu vườn hạnh phúc đẹp xinh.
Kìa lung linh hoa nến
Trong bóng đêm dịu dàng
Người yêu đang ca hát
Lãng mạn quá đi thôi.
Người yêu ơi xinh quá
Trong bóng đêm mặn mà
Hồng hoa thơm má phấn
Ta đầy nỗi bâng khuâng.
Và ta dâng trao nàng
Vần thơ hoa dịu dàng
Vần thơ yêu nồng nàn
Từ trong trái tim ta.
@ Cảm ngộ:
Lãng mạn, quả thực lãng mạn, con người ngày nay hết thảy đều lãng mạn như thế cả, chỉ là ở mức độ khác nhau mà thôi. Ngày xưa con người ta có lãng mạn giống như vậy không? Văn hóa truyền thống có lệ gọi là mai mối, nhiều khi kết hôn xong mới biết mặt nhau, nghe có vẻ cổ hủ, nhưng thực sự đã tránh được rất nhiều những vấn đề sinh ra bởi sự lãng mạn vượt quá khuôn phép lễ giáo vốn bảo đảm cho con người không sa đà phóng túng với những mối quan hệ thân xác trước khi kết hôn.
Hôn nhân vốn là an bài theo duyên phận, không phải theo cách ngày nay người ta yêu vội, thử nhanh, sống gấp – vốn không đáp ứng tiêu chuẩn mà Thần đặt ra cho con người. Đây không phải vấn đề mê tín, ngày xưa con người thực sự tin tưởng vào những sinh mệnh cấp cao mà người ta kính cẩn gọi là Thần. Chính những sinh mệnh cao cấp đã thông qua các bậc Thánh nhân trong lịch sử, truyền cho con người văn hóa cần thiết để duy trì tiêu chuẩn làm người, nếu không thì chúng ta cũng chỉ ở đẳng cấp như thú vật mà thôi.
Thú vật tồn tại chỉ vì cần thiết cho sự tồn tại của con người, con người tồn tại là để đến đúng thời điểm sẽ hiểu ra mục đích ý nghĩa của việc làm người. Nếu con người không đủ tiêu chuẩn làm người thì cũng chẳng có lý do để tồn tại nữa, phải không?
Ngày nay, hầu như mọi người đều bị cuộn trôi theo dòng chảy cuộc sống đang ngày càng biến dị, suy thoái nên đã phá bỏ nhiều quy ước của văn hóa truyền thống, giờ đây người ta đã coi tình yêu lãng mạn như là lẽ sống thời đại, lại càng quên đi lý do tại sao chúng ta còn sống ở nơi đây.
Vậy nên có có đôi lời cảm thán:
Một đời lãng mạn phù hoa
Một cơn mộng mị trầm kha kiếp người
Phong sương mấy độ luân hồi
Rong chơi nhân thế nhiều phen đọa đầy
Vừa hay ta thấy bên trời
Pháp Luân Đại Pháp mở ra đường về.
Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Đại Pháp hoặc Pháp Luân Công, là môn rèn luyện tinh thần và thể chất theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, tìm về cội nguồn chân thực của sinh mệnh.
Pháp Luân Đại Pháp giúp nâng cao đạo đức, cải thiện sức khỏe và khai sáng tâm linh, kết hợp giữa “Tu dưỡng tâm tính & Luyện tập thân thể” nên còn gọi là pháp môn Tu Luyện.
Pháp Luân Đại Pháp là pháp môn tu luyện thuộc hệ thống Phật gia. (Xin lưu ý: Phật gia là một hệ thống lớn gồm rất nhiều trường phái tu luyện Phật Pháp, hầu hết đều bí mật và không theo hình thức tôn giáo, chỉ có rất ít đường lối trong đó chọn hình thức tôn giáo, ví dụ như Phật giáo).
Pháp Luân Đại Pháp tu luyện ngay giữa đời thường, không mang hình thức tôn giáo, thích hợp với mọi lứa tuổi, phù hợp tối đa với mọi tầng lớp xã hội, việc theo học hoàn toàn là tình nguyện.
Pháp Luân Đại Pháp vốn dĩ xưa nay lưu truyền bí mật, chỉ mới được truyền ra tại Trung Quốc năm 1992 vì một lý do đặc biệt mà mọi người có thể tìm thấy khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, tài liệu căn bản nhất của Đại Pháp.
Pháp Luân Đại Pháp hiện có ở trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, đem lại lợi ích to lớn cho hàng trăm triệu người, nhưng lại bị đàn áp phi lý vô nhân đạo tại chính nơi xuất xứ Trung Quốc, trái với công ước quốc tế về quyền con người.
(Vô Cố Nhân)