Báo giấy ‘Khoa học & Đời sống’ số 85 (3382) ra ngày 15/7/2016 chạy title lớn trang nhất: Luyện Pháp Luân Công, bác sĩ tim vượt “cửa tử”, bài đăng trang 14, kể lại câu chuyện của TS.BS Lê Thị Thanh Thái, nguyên Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM. Tân Sinh xin giới thiệu lại bài viết với quý độc giả internet.

mh
Trang nhất báo giấy ‘Khoa học & Đời sống’ số 85 (3382) ra ngày 15/7/2016

Là một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch, TS.BS Lê Thị Thanh Thái, nguyên Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM biết rằng sinh mạng của mình chỉ còn tính bằng ngày khi cơ thể có dấu hiệu thải ghép sau phẫu thuật thay van tim. Nhưng rồi điều kỳ diệu đã mang đến sự tái sinh. Chỉ bằng cách tu tâm – luyện thân mỗi ngày, TS.BS Lê Thị Thanh Thái đã chiến thắng bệnh tật, sống an nhiên, mặc dù đã vào tuổi thất thập cổ lai hy.

Giữ kín bệnh hơn 60 năm

TS.BS Lê Thị Thanh Thái bị trận sốt thấp khớp năm 10 tuổi, gây biến chứng hở van 2 lá, hẹp động mạch van chủ. Bệnh lý suýt cản đường BS Thái vào Đại học Y Hà Nội vì không đủ điều kiện sức khỏe. May nhờ GS Đặng Văn Chung, lúc đó là Chủ nhiệm Bộ môn Nội của trường, cũng là bác sĩ điều trị bệnh cho TS.BS Lê Thị Thanh Thái viết giấy cho phép học. Từ giây phút đó, ở tuổi 18, bà đã quyết trở thành bác sĩ tim mạch để chữa bệnh cho mọi người, chăm sóc bản thân, đồng thời chôn sâu bệnh tình của mình. Lý do mà TS.BS Lê Thị Thanh Thái giữ kín bệnh của mình, là bởi quan niệm: “Nói ra chỉ khiến người khác thêm lo lắng mà không giải quyết được gì”.

Rời trường, TS.BS Lê Thị Thanh Thái đã tình nguyện vào chiến trường miền Nam máu lửa. Khoác ba lô lên vai chỉ vỏn vẹn 2 ngày 3 đêm sau đám cưới giản dị, TS.BS Lê Thị Thanh Thái mang theo tình yêu nước và nhiệt huyết cống hiến của tuổi trẻ làm nhiệm vụ cứu chữa cho thương binh, bỏ quên trái tim bệnh tật của chính mình. Trải qua những gian nguy của thời cuộc, khói lửa chiến trường đã hun đúc trong người nữ bác sĩ trẻ lòng quả cảm và sự quyết tâm đương đầu với khó khăn.

Năm 1975, TS.BS Lê Thị Thanh Thái được phân công công tác về Bệnh viện Chợ Rẫy TYPHCM. Công tác tại bệnh viện tuyến cuối, cộng với cái tính làm gì cũng chỉn chu, cầu toàn, TS.BS Lê Thị Thanh Thái làm việc miệt mài có khi đến 14 -15 tiếng mỗi ngày. Khi phải xa gia đình, mang theo con nhỏ sang Đức làm nghiên cứu sinh, TS.BS Lê Thị Thanh Thái cũng giữ y cái tính quyết liệt ấy. Ở đất khách quê người, nhưng khi thấy các giáo sư tại Viện Hàn lâm Khoa học Đức lơ là việc hướng dẫn mình, TS.BS Lê Thị Thanh Thái đã gặp viện trưởng để trình bày rằng: “Các ông phải cho tôi học, học càng nhiều càng tốt. Tôi không thể bỏ gia đình, công việc ở quê nhà để qua đây cưỡi ngựa xem hoa”.

TS.BS Lê Thị Thanh Thái là người kín tiếng, chẳng khi nào thấy bà than mệt, than khổ nên không ai biết bệnh tình của bà. Hết làm việc tại bệnh viện, TS.BS Lê Thị Thanh Thái lại tham gia các đợt khám bệnh từ thiện.

Chuyên gia tim lên bàn mổ vì bệnh tim

TS.BS Lê Thị Thanh Thái dù đã nghỉ hưu nhiều năm, vẫn bon bon chiếc xe cub 50 đi khám bệnh. Năm 2014, sau 3 hôm dầm mưa khi đi khám bệnh về, TS.BS Lê Thị Thanh Thái sốt đùng đùng, phải nhập viện. Đến lúc này các đồng nghiệp, học trò tại bệnh viện Chợ Rẫy và gia đình mới ngỡ ngàng khi biết tình trạng bệnh của bà: Suy tim nặng độ 4, hở van 2 lá, hẹp động mạch chủ… Nhiều học trò rơi nước mắt hỏi: “Cô có biết là cô bệnh nặng lắm không?”. TS.BS Lê Thị Thanh Thái chỉ điềm tĩnh trả lời: “Cô biết”. Nhìn những kết quả xét nghiệm, và những cơn suy tim nặng xuất hiện thường xuyên hơn, TS.BS Lê Thị Thanh Thái biết rằng mình không tránh khỏi ca phẫu thuật tim định mệnh. Lần này, là bệnh nhân trên bàn mổ, bà chỉ còn biết phó mặc cho số phận.

Tỉnh dậy với vết mổ, chỉ kim loại chằng chịt nhiều lớp trong lồng ngực và 2 van tim mới, TS.BS Lê Thị Thanh Thái yếu ớt trở về trong vòng tay thương yêu của gia đình. Về nhà để chịu thêm cú sốc lớn nữa, người chồng mà bà rất mực thương yêu sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, đã ra đi vĩnh viễn. TS.BS Lê Thị Thanh Thái tâm sự: “Buồn lắm, thấy bơ vơ và hụt hẫng khi ông ấy đột ngột ra đi. Ông ấy là người tiền thì không, tính tình khô khan, nhưng tôi với ông ấy có cái tình đậm đà. Vì yêu thương mà gắn bó”. Giờ đây căn nhà vắng tiếng ông, trong TS.BS Lê Thị Thanh Thái chỉ còn là nỗi trống vắng.

“Tái sinh” nhờ tu tâm tính, luyện động tác

Tình trạng bệnh của TS.BS Lê Thị Thanh Thái sau phẫu thuật diễn tiến xấu. Bà sốt liên tục 3 tháng trời do cơ thể phản ứng lại van tim được cấy ghép. Hằng ngày bà phải uống cả vốc thuốc với đủ các loại. Những mối khâu bằng chỉ kim loại cũng gây dị ứng ở lồng ngực khiến vùng ngực bà căng tức, vết sẹo lồi lớn. Cái chết đang đến rất gần. Từ chỗ là một phụ nữ nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khí chất tươi tắn, dáng vẻ vừa đài các kiêu sa của một tiểu thư gốc Huế chính hiệu, vừa mạnh mẽ của một nhà khoa học làm lãnh đạo, TS.BS Lê Thị Thanh Thái trở thành một người yếu ớt, chậm chạp, đi phải có người dìu.

Nghe tin TS.BS Lê Thị Thanh Thái ốm nặng, một người bạn học cũ tới thăm và thuyết phục bà luyện tập Pháp Luân Công. Nhờ luyện công, học Pháp mà người bạn này đã ngủ ngon, hết hẳn bệnh căng thẳng thần kinh gây mất ngủ kinh niên, cũng hết luôn cả bệnh thấp khớp từng khiến bà suốt 20 năm nay không thể ngồi xổm hay chùng chân. TS.BS Lê Thị Thanh Thái nhìn những tài liệu, sách bạn đưa thì giật mình tự nhủ: “Sau 12 năm, cái duyên với Pháp Luân Công lại một lần nữa quay lại với mình?”. Và lần này, TS.BS Lê Thị Thanh Thái không để lỡ duyên nữa.

Bài trên trang 14, báo giấy ‘Khoa học & Đời sống’ số 85 (3382) ra ngày 15/7/2016

Kể về 2 lần “lỡ duyên với Pháp”, TS.BS lê Thị Thanh Thái chia sẻ: “Biết đến Pháp Luân Công năm 2002, từ người bạn đồng nghiệp, vốn khổ vì bệnh lý xuất huyết, viêm xoang và viêm khớp, nhờ kiên trì luyện tập mỗi ngày và tu tâm theo Chân – Thiện – Nhẫn mà khỏi bệnh”. Vốn dĩ là một người có tư duy khoa học thực nghiệm sâu sắc, TS.BS lê Thị Thanh Thái chưa mấy tin tưởng. 6 tháng sau, người bạn đồng nghiệp hồ hởi hỏi chuyện tu tập theo Pháp đến đâu rồi thì TS.BS lê Thị Thanh Thái trả lời… “Tôi bận quá. Chưa tu tập gì”. Đồng nghiệp giận lần thứ nhất. Lại nửa năm sau, bạn lại giận lần thứ hai vì TS.BS lê Thị Thanh Thái thành thật: “Vẫn chưa. Mà giờ cũng không biết lúc dọn nhà đã để sách ở đâu rồi?”.

Sau 12 năm “lỡ duyên”, chính vào giai đoạn nhận ra rằng những tiến bộ của khoa học vẫn chưa thể giúp mình vượt cửa tử, TS.BS lê Thị Thanh Thái lại một lần nữa cầm trên tay quyển Chuyển Pháp Luân. Quyết là học, là tập cho chỉn chu, TS.BS lê Thị Thanh Thái đã tập một mạch liên tục 4 bài tập động công và một bài tĩnh công ngồi thiền. Các bài tập này nhằm đả thông các nguồn năng lượng bên trong cơ thể, hấp thu năng lượng vũ trụ để điều chỉnh, lưu thông khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh lên.

TS.BS lê Thị Thanh Thái chia sẻ: “70% bệnh của con người từ tâm mà sinh ra, 30% là bệnh thực thể. Pháp Luân Công hướng người ta tu tâm cho tốt, luyện tập để tăng sức khỏe. Tâm thân đều tốt thì bệnh phải lui. Như bản thân tôi, 10 tháng gần đây không còn phải uống một viên thuốc nào nữa. Như vậy, sao chúng ta lại không tu tâm tính, luyện động tác để dần tháo bỏ những ràng buộc, chấp trước, sống nhẹ nhàng và khỏe mạnh?”.

Giờ đây, TS.BS lê Thị Thanh Thái đã khỏe khoắn, nhanh nhẹn và có thể đi thang bộ dễ dàng lên 3, 4 tầng lầu. Đặc biệt, tính tình TS.BS lê Thị Thanh Thái ôn hòa hơn, không còn để tâm vào những điều rối rắm không cần thiết của cuộc sống. Bà cũng “quăng” hẳn cái ý nghĩ mình mang đầy bệnh tật đi. Với TS.BS lê Thị Thanh Thái, việc mình vượt qua cửa tử là sự nhiệm màu. Bằng sự tu tập mỗi ngày, tự nhiên đã an bài một kết quả mà khoa học chưa thể giải thích được hết sự huyền diệu đó. Ở tuổi 74, TS.BS lê Thị Thanh Thái vẫn tham gia khám bệnh tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện An Sinh TPHCM. TS.BS lê Thị Thanh Thái tu tập Pháp Luân Công từ đầu năm 2015, chỉ sau 2 tháng đã không còn phải uống bất kể loại thuốc nào nữa.

TS.BS lê Thị Thanh Thái có tiền căn hở van tim và hở van động mạch chủ do hậu thấp từ nhỏ. Đến tháng 7/2014 sau nhiều đợt suy tim cấp, TS.BS lê Thị Thanh Thái được phẫu thuật thay van tim sinh học. Sau phẫu thuật tình trạng bệnh vẫn chưa ổn định nhưng đến nay tình trạng suy tim của TS.BS lê Thị Thanh Thái được cải thiện rất nhiều, hiện nay không còn phải dùng thuốc nữa. Siêu âm tim cho thấy chỉ số co bóp tốt. X - quang phim phổi không thấy bóng tim to như trước. Hiện mạch, huyết áp của TS.BS lê Thị Thanh Thái đều ổn định, khả năng gắng sức được nâng cao. - BSCK II Nguyễn Thị Hiền (nguyên trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM).

Bài viết của Quế Chi, báo Khoa học & Đời sống, số 75 (3372)

Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Đại Pháp hoặc Pháp Luân Công, là Pháp môn tu luyện với mục đích tìm về nguồn gốc chân thực của sinh mệnh.

Pháp Luân Đại Pháp là Pháp môn tu luyện thuộc hệ thống Phật gia, không phải là Phật giáo và cũng không liên quan đến tôn giáo.

Pháp Luân Đại Pháp không phải để chữa bệnh, việc khỏi bệnh thần kỳ chỉ là hiệu quả có được khi chân chính tu luyện, không thể lấy đó làm mục đích.

Pháp Luân Đại Pháp phù hợp với mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội, phù hợp với cuộc sống xã hội hiện đại. Việc tu học là hoàn toàn tình nguyện, không ghi danh, không thu lệ phí.

Hiện Pháp Luân Đại Pháp có mặt trên 140 quốc gia, vùng lãnh thổ, đem lại lợi ích to lớn cả về thể chất và tinh thần cho hàng trăm triệu người, nhưng vẫn bị đàn áp phi lý vô nhân đạo tại Trung Quốc, trái với các công ước quốc tế về quyền con người.

>> Điều Kỳ Diệu này có thể bạn chưa biết