Nền văn hóa của nhân loại trải qua mấy nghìn năm văn hóa Thần truyền đã giáo dục, vun đắp cho con người niềm tin vào thiện ác hữu báo, tinh thần kính Phật trọng Đạo giúp con người có tâm pháp để ước thúc hành vi, hiểu được niềm vui là do thiện báo, nỗi khổ do ác báo.

Quỷ đói chịu khổ dưới địa ngục. (Ảnh: t/h)

Trong Phật giáo có một câu chuyện kể rằng: Trước bữa ăn, tôn giả Mục Kiền Liên nhìn thấy một ngạ quỷ (con quỷ đói) đáng thương, thân thể nó giống như cây cột bị đốt cháy khét, bụng to như cái trống, cổ họng thì bé như cây kim, miệng khạc ra lửa tự thiêu chính mặt mình. Bất cứ thứ gì đưa đến gần miệng nó đều bị thiêu thành thứ dung dịch nóng chảy. Nó đói khát không chịu nổi, cả ngày gào khóc, hối hả ngược xuôi tìm kiếm đồ ăn. 

Tôn giả Mục Kiền Liên bèn xin thỉnh giáo Phật Đà: “Xin thầy cho con biết nhân duyên đời trước của tên ngạ quỷ này như thế nào?” 

Phật Đà kể cho chúng đệ tử nghe một câu chuyện như sau: Cách đây rất lâu, ở thành Xá Vệ có một người giàu có, anh ta thuê rất nhiều nhân công ép mía lấy nước để bán, công việc làm ăn rất phát đạt. 

Một lần, một vị Bích Chi Phật đến nhà ông ta xin nước mía. Người này nhìn thấy Bích Chi Phật, trong tâm rất cung kính, đang lúc chuẩn bị bố thí thì có việc gấp cần ra ngoài nên ông đành dặn dò vợ: “Nàng thay ta lấy ít nước mía cho Bích Chi Phật nhé.”

Người vợ đồng ý, nhưng lúc ép nước mía thì chị ta lại thay đổi suy nghĩ: “Có được chút nước mía này thật không dễ, trước giờ chúng ta chẳng dám cho ai. Nếu hôm nay mình bố thí cho ông ta thì sau này chẳng phải sẽ có nhiều người đến xin nữa sao?” 

Vậy là bà ta sinh lòng keo kiệt, bèn đổ nước bẩn vào bình bát, sau đó đổ lên trên một ít nước mía rồi đem ra cho Bích Chi Phật. Bích Chi Phật nhận ra được mánh khóe của bà ta bèn đổ nước bẩn trong bát đi.

Người đàn bà keo kiệt, tham lam này không lâu sau qua đời. Do bất kính với Phật, lừa dối Phật nên bà ta bị đọa vào đường ngạ quỷ, phải chịu đói khát, bị lửa nghiệp thiêu thân.

 

Cuối cùng, Phật nói với chúng đệ tử: “Bà ta phải chịu thống khổ suốt 9 vạn năm để hoàn trả nghiệp báo”. Có thể thấy rằng tội bất kính với Thần Phật phải chịu báo ứng đáng sợ đến thế nào!

Đối với nhân quả báo ứng có người tin nhưng cũng có người không tin, bởi bất kính với Thần Phật nên họ phải chịu ác báo, những câu chuyện về họ cũng được người đời ghi chép lại làm bài học cho hậu nhân.

Người xưa có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh, người đang làm Thần đang nhìn”. (Ảnh qua Facebook)

Trong ‘Hiện quả tùy lục’ có chép: ở Ma Thành có hai người, một người tín Phật còn người kia lại phỉ báng Phật, họ cùng nhau đọc sách trong điện thờ Địa Tạng Bồ tát. Có một người mang thịt chó đến bán cho họ ăn. Người tín Phật muốn đuổi đi, không cho phép anh ta vào trong điện, còn chạy ra cửa để tránh. Người phỉ báng Phật nói: “Ta chỉ tín phụng Nho giáo, không biết Phật giáo, Đạo giáo là gì.” 

Thế là anh ta bèn mua thịt chó vào ăn ngay trong điện; lại còn lấy đũa gắp thịt định đưa lên miệng tượng Địa Tạng Bồ tát để trêu đùa. Nhưng vừa mới cầm đũa gắp miếng thịt, anh ta bỗng cảm thấy có ai đó đẩy mình, rồi anh ta ngã ra đất và chết ngay sau đó. 

Một lúc sau, người trốn ở ngoài cửa cũng chết, anh ta nhìn thấy người phỉ báng Phật kia ở dưới địa ngục phải chịu hàng trăm nhục hình, cổ đeo gông lửa, bị thiêu cháy khắp người. 

Diêm vương nói với người tín Phật rằng: “Ngươi thành tâm tín ngưỡng nên không phải đến nơi đây. Mục đích ta bảo ngươi đến đây là muốn cho ngươi nhìn thấy người phỉ báng Phật phải chịu khổ như thế nào để về nói cho con người thế gian biết.” Nói xong bèn đưa anh trở lại dương gian, sau đó anh ta lập tức sống lại.

Ngày nay, khi đạo đức bại hoại, nhiều người không còn tin vào thiện ác hữu báo nữa, họ chỉ coi trọng lợi ích nhỏ nhoi trước mắt, chỉ vì danh, lợi của cá nhân mà không từ thủ đoạn nào, thiện ác bất phân. Khi đứng trước việc sát nhân, bất nghĩa thì thơ ơ chứ không dám dũng cảm lên án, thậm chí còn vô tri mà hùa theo kẻ ác.

Người xưa có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh, người đang làm Thần đang nhìn”. Vậy nên con người cần mau thức tỉnh, dùng đạo đức mà chế ước dục vọng của bản thân, hành thiện tích đức, lưu lại cho bản thân một lối thoát trong tương lai.

Theo Tinhhoa