Chuyện trên đời, giống như những thước phim được lặp đi lặp lại. Con người cũng giống như những con rối, tưởng rằng mình tự do tự tại, đâu ngờ mọi hành động của bản thân đều nằm trong sự an bàn của một bàn tay vô hình.

9-bai-hoc-cuoc-song-nhan-ra-khi-da-qua-muon-2

Bí mật của các triều đại từ lúc khai thiên lập địa

Vào thời Khang Hy, ở Chiết Giang có một người đi biển tên là Phương Văn Mộc, tình cờ thuyền của anh ta bị gió thổi đến một vùng đất, nơi đó có một cung điện cao lớn và tráng lệ, phía trên đề ba chữ “Tì Khiên Điện”.

Phương Văn Mộc rất ngạc nhiên, quỳ bên ngoài điện, lúc này có hai người mặc áo choàng sặc sỡ dẫn anh ta vào trong. Ngồi giữa cung điện là một vị quốc vương với mái tóc dài, trên đầu còn đeo vương miện rất lớn, xung quanh chiếc vương miện có trân châu rũ xuống, sợi râu phất phơ lúc đụng phải hạt trân châu, thỉnh thoát phát ra tiếng lách cách.

Quốc vương hỏi: “Ngươi là người Chiết Giang sao?”. Văn Mộc trả lời: “Vâng”. Quốc vương nói: “Chiết Giang cách nơi này tận năm mươi vạn dặm đường!”. Sau đó quốc vương đãi Phương Văn Mộc ăn cơm, mỗi hạt gạo giống như một quả táo lớn. Phương Văn Mộc biết quốc vương thần thông quảng đại, vì thế đã quỳ xuống đất cầu xin được về nhà. Quốc vương nói với thị thần: “Cầm hồ sơ vụ án của hoàng đế Bàn Cổ đầu tiên ra đây, thay hắn kiểm tra một chút!”.

46_34_1341247225_52_nghe-nghiep-tuong-lai-giaoduc.net_.vn_1Con người khi sinh ra mọi sự đều đã được an bài. 

Văn Mộc nghe thế liền sợ hãi, vừa dập đầu vừa hỏi quốc vương: “Tại sao hoàng đế Bàn Cổ lại có tới mấy người?”

Quốc vương nói: “Khi trời đất chưa bắt đầu, cũng chưa có kết thúc. Cứ cách hai mươi vạn năm sẽ có một vị hoàng đế Bàn Cổ ra đời. Bây giờ những người đến thờ phụng Bàn Cổ thiên đế đã có hơn một trăm triệu người, ta làm sao nhớ rõ số lượng trong đó. Chỉ là bí mật thời đại luân hồi đã bị Tống Thiệu Nghiêu – một người thời Tống nói toạc ra rồi”.

“Vậy thì những người ở triều đại từ xưa đến nay, tại sao luôn muốn dựa theo án lệ của lần khai thiên lập địa thứ nhất để thi hành, đáng tiếc điểm này lại không có người nào nói rõ đạo lý trong đó, gió lớn thổi ngươi tới, chính là muốn người hiểu đạo lý trong đó để trở về khuyên bảo con người ở thế gian”.


Bàn Cổ khai thiên lập địa. (Ảnh qua epochtimes)

Thành công – thất bại, thông minh – ngu dốt sớm đã được định sẵn

Phương Văn Mộc không hiểu lời của quốc vương nói, thấy thế quốc vương bèn nói: “Ta muốn hỏi ngươi, thiện ác ắt có báo ứng, vậy thì tại sao có người làm chuyện xấu bị quả báo, có người lại không? Cầu thiên địa, bái quỷ thần, tại sao có người có linh nghiệm có người lại không? Học tu tiên, Phật pháp, tại sao lại có người thành công có người lại không?

Dù nói hồng nhan bạc mệnh, nhưng tại sao có người mệnh vẫn không bạc? Dù nói có tài thì mệnh yểu, nhưng tại sao người có tài nhưng mệnh không yểu vẫn đầy ra? Vì sao nói một hớp uống một miếng ăn cũng đã được định sẵn?

Nhật thực, núi lở, vì sao phải ứng với kiếp nạn mới xuất hiện? Những người bói toán tại sao có thể xem được vận mệnh của người khác, nhưng bản thân lại không tránh khỏi cái chết? Những người oán hận, trách cứ ông trời, vì sao ông trời không trừng phạt họ?”

Phương Văn Mộc nghe xong, không thể trả lời dù chỉ là một câu…

Quốc vương tiếp tục nói: “Đúng vậy! Các luật lệ hiện nay trên thế giới đã thông hành, sớm muộn đều đã được định sẵn. Trong mười hai vạn năm vào thời sơ khai khi đang luân hồi khai thiên lập địa lần thứ nhất, mọi người và mọi vật kỳ thực cũng không phải là sự an bài của tạo hóa, mà là dựa theo tính ngẫu nhiên của sự linh hoạt khí hóa giữa trời và đất, nửa sáng nửa tối, vừa giống lại không giống như được tạo thành.

Giống như nước chảy trên mặt đất, thỉnh thoảng hình thành một dạng hình vuông hoặc tròn. Lại vừa giống như trẻ em chơi đánh cờ, tiện tay hạ xuống một con cờ, nhưng sau khi đã định nước đi thì sẽ không thể thay đổi cục diện.

Khi trời đất sắp bị hủy diệt, Thượng Đế đã ghi chép lại thời khai thiên lập địa lần như nhất, giao cho Bàn Cổ để tiến hành khai thiên lập địa lần thứ hai, ra lệnh cho ông ấy dựa theo ghi chép mà thi hành, không được phép thay đổi. Chính vì như vậy, ý người và ý trời mãi không thể chung nhịp, không đồng nhất, con người trên thế giới cả ngày đều bận rộn tối mặt, kỳ thực giống như một con rối trong trò chơi múa rối, vận mệnh bị một người âm thầm thao túng. Thành công và thất bại, thông minh hay ngu dốt đều đã được định sẵn, chỉ là bản thân không biết mà thôi!”

Truyền đạt thiên cơ cho con người nhân gian

Phương Văn Mộc nghe đến đây đột nhiên có chút tỉnh ngộ, bèn hỏi quốc vương: “Vậy Tam Hoàng Ngũ Đế mà những người hiện nay đồn, chính là Tam Hoàng Ngũ Đế của kiếp trước sao? Những chuyện được ghi chép trong ‘Hai mươi mốt sử ký’ hiện tại chính là những chuyện trong ‘Hai mươi mốt sử ký’ của kiếp trước sao?”. Quốc vương trả lời: “Đúng vậy”.

Lời của quốc vương vừa dứt, thị thần bưng một quyển sổ ghi chép đến, phía trên có viết: “Vào năm thứ ba Khang Hy, Phương Văn Mộc ở Chiết Giang chèo thuyền du ngoạn trên biển, bị gió thổi đến nước Tì Khiên, nên để người đó truyền đạt thiên cơ tiền định, cho con người ở nhân gian biết đến, và đưa Phương Văn Mộc về lại Chiết Giang” vv..v..

Phương Văn Mộc tạ lễ quốc vương, trước khi đi lưu luyến rơi nước mắt. Quốc vương xua tay nói: “Ngươi làm gì thế? Mười hai vạn năm sau, ta vẫn sẽ ở đây để tương ngộ với ngươi, hà tất gì phải khóc như thế?”

Tiếp lời người lại cười: “Ta nói sai rồi, ta nói sai rồi. Ngươi khóc lóc như vậy cũng là mười hai vạn năm của kiếp trước, ngươi đã đến đây và khóc thế này, đây chỉ là sự lặp lại theo trình tự, ta không nên ngăn cản ngươi”.

Phương Văn Mộc hỏi tuổi tác của quốc vương, những người bên cạnh quốc vương trả lời: “Quốc vương của chúng tôi sinh cùng lúc với Bàn Cổ của thời thiên khai lập địa lần thứ nhất, nhưng lại không cùng chết giống như Bàn Cổ sau ngàn vạn năm”. Phương Văn Mộc lại hỏi: “Quốc vương trường sinh bất lão, vậy thì khi trời đất hủy diệt, quốc vương ở đâu?”

Quốc vương nói: “Thân thể ta là bùn cát, trải qua bao kiếp nạn cũng sẽ không bị hủy hoại. Cho dù vạn vật thế giới đều diệt vong, cuối cùng ta vẫn biến thành bùn cát. Ta đạt được cảnh giới xấu nhất, vì thế lửa không thể thiêu đốt, nước không thể nhấn chìm. Chỉ là đôi khi gió lớn thổi bay, lúc thì lên chín tầng mây, lúc thì xuống chín vực sâu, vô cùng mệt mỏi. Ngày thường đều cô độc một mình, ngồi đây vài vạn năm, chờ đợi Bàn Cổ mới ra đời, đến nỗi thời gian trôi qua quá dài làm ta thấy rất nhàm chán”.

Quốc vương nói xong, liền thổi một hơi vào Phương Văn Mộc, khiến Phương Văn Mộc bay lên không trung và rơi vào chiếc thuyền ông đã ngồi lúc trước. Hơn một tháng sau, ông trở về Chiết Giang, đem câu chuyện này nói với tiên sinh Mao Tây Hà.

Vị tiên sinh họ Mao kia trả lời: “Người của thế giới đều biết vạn vật đều đã được định sẵn, nhưng lại không biết đạo lý trong đó. Bây giờ có thuyết pháp này, ta thấy mình như được khai sáng”.

(Câu chuyện được lấy từ “Tử Bất Ngữ” của Viên Mai)

Tuệ Tâm
Nguồn: Secret China