Liệu Pháp Luân Công có thực sự tốt cho sức khỏe? Ngoài ra nhiều luồng thông tin trái chiều về môn tập: đi chùa, thờ cúng tổ tiên, chúng ta cần làm rõ qua những hình ảnh và con người thực tế.
>> Đọc thêm: Giải đáp một số hiểu lầm về Pháp Luân Công
1. Pháp Luân Công có thực sự tốt cho sức khỏe và tinh thần?
Gặp anh Trần Phương Nam, giảng viên ĐH Sư phạm kĩ thuật Tp.Hồ Chí Minh chia sẻ về sức khỏe về tâm tính của mẹ mình khi học Pháp Luân Công: (nhấn vào nút loa bên tay phải để bật tiếng Video)
Video: giảng viên Trần Phương Nam chia sẻ việc mẹ của mình học Pháp Luân Công.
Anh Nam nói: từ khi mẹ tôi có sức khỏe – tinh thần của mẹ cũng thoải mái hơn – tôi có thể yên tâm công tác. Không khí trong gia đình cũng đầm ấm hơn, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không còn căng thẳng như trước.
Phỏng vấn bác sĩ Lê Thị Thanh Thái (nguyên trưởng khoa tim mạch bệnh viện chợ Rẫy). Cô chia sẻ rất chân tình: được cô Tại cũng là bác sĩ giới thiệu cho Pháp Luân Công từ 12 năm trước, nhưng khi đó cô đã bỏ qua và không quan tâm. Mãi tới khi sức khỏe vô cùng nguy kịch, bác sĩ Thái lại có duyên gặp Pháp Luân Công một lần nữa. Cùng xem Video chia sẻ của cô về Pháp Luân Đại Pháp qua Video: (ấn vào nút loa để nghe được âm thanh).
Video: bác sĩ Thanh Thái chia sẻ về Pháp Luân Công.
2. Pháp Luân Công tốt như vậy nhưng tại sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc?
Bối cảnh:
Vào năm 1992, Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) chính thức được ông Lý Hồng Chí truyền ra lần đầu tiên tại Trường Xuân – Trung Quốc. Nhờ những lợi ích to lớn về sức khoẻ cũng như tinh thần đối với người học, môn tập đã mau chóng trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Tính đến năm 1999, đã có tới gần 100 triệu người học Pháp Luân Đại Pháp. Các phương tiện truyền thông, báo chí cũng như các cấp chính phủ hết sức ngợi ca môn khí công thần kì này. Sư phụ Lý Hồng Chí cũng đã nhận rất nhiều bằng khen từ khắp thế giới, cũng như 4 lần được vinh dự đề cử giải Nobel Hoà bình vì những điều tốt đẹp mà môn tập đã đem lại cho con người khắp thế giới. Tính đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền tới hơn 140 quốc gia. Cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp là Chuyển Pháp Luân được dịch ra tới 38 ngôn ngữ khác nhau. Rất nhiều người đã hưởng những lợi ích to lớn từ môn khí công này.
Bắt đầu từ ngày 20/07/1999, do sự đố kị của cựu lãnh đạo chính phủ Trung Quốc là Giang Trạch Dân nên ông ta đã phát động cuộc đàn áp cực kì tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân lo sợ rằng có quá nhiều người tập Pháp Luân Công (số lượng học viên lúc bấy giờ là 100 triệu người, nhiều hơn số lượng đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc) sẽ ảnh hưởng tới quyền lực của bản thân, ngoài ra trong lịch sử từ khi lên nắm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã đàn áp không ít những nhóm người có niềm tin riêng biệt hay những nhóm người có tín ngưỡng (đàn áp Công giáo, Phật giáo Tây Tạng hay nhóm thanh niên trí thức tại Thiên An Môn năm 1989). Học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng nhiều phương thức bức hại rất tàn bạo kể từ năm 1999 tới nay: bị bắt giam phi pháp, bị đuổi việc, bị tra tấn đến mất mạng, thậm chí là bị tiêm nhiều loại thuốc phá huỷ thần kinh cho tới bị mổ cướp nội tạng sống. Đối đãi với sự việc này bằng tấm lòng Thiện lương, các học viên Pháp Luân Công không bao giờ phản kháng lại bằng bạo lực, họ chỉ ôn hoà vạch trần tội ác mà chính quyền Trung Quốc đang gây ra đối với họ cho người dân trên toàn thế giới.
3. PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP CÓ HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM?
4. Người học Pháp Luân Công và vấn đề đi chùa:
Trong một chuyến dã ngoại, tôi được gặp chị Thu Lan là giáo viên tiếng Anh ở Hà Nội. Được biết chị đã học Pháp Luân Công nhiều năm, tôi cũng được nghe chị chia sẻ nhiều về vấn đề tu luyện tâm tính theo Chân – Thiện – Nhẫn.
Ảnh: chị Lan và con gái. Được biết chị là giáo viên tiếng Anh ở Hà Nội và đã học Pháp Luân Công nhiều năm.
Qua những chia sẻ cùng chị Lan và quá trình tự tìm đọc các tài liệu về Pháp Luân Công, cũng như các bài viết trên mạng bàn luận về vấn đề người học Pháp Luân Công và vấn đề đi chùa. Nhiều người chưa đọc hay không tìm hiểu nghiêm túc về Pháp Luân Công nói rằng học môn này thì không được đi chùa nữa. Thực ra ý kiến này hoàn toàn sai lầm, có thể vô ý hay cố tình làm mọi người hiểu sai về Pháp Luân Công.
Tôi đã đọc các tài liệu và bài giảng của Pháp Luân Công và không thấy có một đoạn nào người sáng lập Pháp môn này nói về việc người học không được đi tới chùa nữa. Vậy theo Kinh Phật những người phao tin đồn như vậy để mọi người hiểu sai – vô tình đã tạo ra khẩu nghiệp cho chính mình.
Ảnh: Chị Lan thực hiện bài công Pháp của Pháp Luân Công
Khi tìm hiểu sâu về Phật Pháp, có lẽ bạn và tôi đều biết Phật Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ ngôi vị Thái Tử để tìm tới con đường giác ngộ. Nên chăng chúng ta khi tới thăm những nơi linh thiêng cần để cho mình một tâm thái thanh tịnh, thành kính Phật thực sự chứ không phải đến để cầu tiền cầu danh.
Ảnh: Anh Huy một doanh nhân ở Sài Gòn trong chuyến thăm tượng Thiên Đàn Đại Phật ở Đại Dữ Sơn.
5. Người học Pháp Luân Công và vấn đề hôn nhân, gia đình & thờ cúng tổ tiên:
Một vấn đề những bài viết nói không tốt về Pháp Luân Công: nhiều người rêu rao rằng người học Pháp Luân Công thì không kết hôn rồi thì bỏ bê gia đình, còn nói rằng họ không thờ cùng tổ tiên nữa. Sự thực là như thế nào?
Để tìm hiểu rõ tôi đã kết bạn được với nhiều người học Pháp Luân Công và đọc những bài viết chia sẻ của họ.
Ảnh: Đám cưới của 2 học viên Pháp Luân Công – Nguồn: Facebook
Trong ảnh là đám cưới của 2 bạn trẻ đều học Pháp Luân Công, chúng ta có thể thấy họ đều có những sinh hoạt bình thường, vẫn lập gia đình, vẫn tôn kính tổ tiên… hoàn toàn không giống những tin đồn mà nhiều người cố ý gán ghép để mọi người hiểu sai môn tập này.
Ảnh: bài tập số 5 của Pháp Luân Công
Thiết nghĩ thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam – cần phải giữ gìn. Trong khi đọc các tài liệu của Pháp Luân Công tôi cũng từng thấy tác giả cuốn Chuyển Pháp Luân (sách chính của Pháp Luân Đại Pháp) luôn nhắc người học cần làm người tốt trong xã hội, hiếu kính với cha mẹ. Và từ thực tế những người bạn trên Facebook mà tôi quen, họ đều cân bằng cuộc sống gia đình, trở thành một người tốt hơn trong xã hội khi phù hợp với tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn.
Qua một thời gian tìm hiểu về Pháp Luân Công, tôi cảm nhận được môn này có một hệ thống tu tâm dưỡng tính theo Chân – Thiện – Nhẫn. Và không bắt người học phải làm gì cả, ai cảm thấy phù hợp thì học còn không muốn học nữa thì có thể rời đi. Đây cũng không phải tổ chức hay hội nhóm gì. Nói để dễ hiểu từ một vấn đề chúng ta đã quen thuộc hơn đó là Yoga: học Yoga mọi người đến tập cùng nhau, kết thúc buổi tập thì về nhà, mỗi người đều có công việc và cuộc sống riêng của mình. Thật buồn cười nếu nói “người học Yoga thế này, người học Yoga là như thế kia, tổ chức Yoga”.
Pháp Luân Công cũng hoàn toàn như vậy, rất tự do khi vào học, cũng như tự do rời đi nếu thấy không phù hợp với mình nữa. Tất nhiên người chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn tốt thì họ sẽ hòa nhã, tươi trẻ. Người nào nói rằng mình là học viên nhưng lại không chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn trong lời ăn tiếng nói, trong đối nhân xử thế thì khó có thể nói họ là người học Pháp Luân Công chân chính. Chúng ta hãy nhìn nhận theo từng cá nhân cụ thể và không nên quy chụp thành Pháp Luân Công như thế này, như thế kia.
Ảnh: hình ảnh người tập Pháp Luân Công trở nên rất quen thuộc ở Việt Nam
Bài viết thể hiện góc nhìn của người biên tập qua một thời gian tìm hiểu Pháp Luân Công và tiếp xúc trò chuyện thực tế với những người theo học môn này. Mọi ý kiến góp ý xin bình luận dưới bài viết. Xin cảm ơn các bạn.
Tham khảo thêm: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói gì về Pháp Luân Công
Giới trẻ nghĩ gì về Pháp Luân Công:
Ca sĩ – NSND Trung Đức chia sẻ trải nghiệm về Pháp Luân Công.
🌸Cảm động: HÀNH TRÌNH & MAY MẮN CỦA MỘT NGƯỜI CHA TÌM CÁCH CHỮA BỆNH CHO CON GÁI
Chú: Phùng Anh Việt. 243 Phan Chu Trinh, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Sđt: 0913391037
Phó giám đốc Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc.
🌸LinJay – Bước ngoặt Hạnh Phúc của Gia đình Lê Thảo Linh.
🌸Làm sao để tránh những Mâu Thuẫn trong gia đình nhiều khi xuất phát từ những lời nói vô tình trong lúc bận rộn…. cùng lắng nghe câu chuyện của gia đình Lê Thảo Linh.