Từ khi dịch bệnh bùng phát, một số bệnh nhân COVID-19 có cải thiện đáng kể hoặc hồi phục hoàn toàn sau khi liên tục niệm 9 Chữ Chân Ngôn của Pháp Luân Công. Một nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh kết quả này.

Hiện tượng này cũng là điều tương tự như niệm Phật hiệu trong Phật giáo hoặc được ghi chép lại trong các cổ thư của Ấn Độ.

9 chữ chân ngôn (9 chữ vàng) là gì?

Chân ngôn, tiếng Phạn là Man-tra, là lời nói chân thật, là một biểu hiện cảnh giới thường hằng bất biến và thù thắng của các vị Giác giả.

Chân ngôn thường là lời nói của một vị Giác giả trong một bối cảnh đặc thù. Lời nói đó về sau được sử dụng như một loại thần chú để những người tín tâm tụng niệm. VD: thần chú Bát Nhã, thần chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Đại bi. Trong Mật giáo Tây Tạng, việc sử dụng mật chú hay chân ngôn cũng rất phổ biến.

Hiện nay, có một “chân ngôn” đang được rất nhiều người truyền tai nhau chính là “Pháp Luân Đại Pháp Hảo – Chân Thiện Nhẫn Hảo”.

Để tìm hiểu xem việc niệm 9 chữ chân ngôn có hiệu quả đối với COVID-19 hay không, một nhóm các nhà nghiên cứu đã quan sát một loạt các ca bệnh.

Nhóm nghiên cứu bao gồm:

  1. Tiến sĩ y khoa Yuhong Dong chuyên ngành truyền nhiễm – cựu Chuyên gia Khoa học Y tế Cao cấp về Phát triển Thuốc kháng Virus tại công ty dược phẩm Novartis Pharmaceutical ở Thụy Sĩ.
  2. Trợ lý Giáo sư Kai-Hsiung Hsu, Khoa Kỹ thuật Cơ điện tử, Đại học Quốc gia Ilan, Số 1, Sec. 1, Shennong Road, Yilan 260, Đài Loan.
  3. Tiến sĩ Margaret Trey, cố vấn – nhà nghiên cứu, diễn giả và tác giả của hai cuốn sách, Thực hành chánh niệm của Pháp Luân Công và Tác động của Pháp Luân Công đối với sức khỏe toàn diện”.
Hai cuốn sách nghiên cứu về Pháp Luân Công của Tiến sĩ Margaret Trey
Hai cuốn sách nghiên cứu về Pháp Luân Công của Tiến sĩ Margaret Trey

Tại sao trì niệm có thể giúp con người vượt qua COVID-19

Trong các nền văn hóa truyền thống trên toàn thế giới, bao gồm cả Phật giáo và Đạo giáo của Trung Quốc, hoặc trong các cổ thư của Ấn Độ, đã có nhiều tiền lệ về việc trì tụng thần chú và các khẩu ngữ tâm linh để đạt được sức khỏe thể chất và tinh thần, hạnh phúc hoặc để chữa bệnh.

Nghiên cứu y học hiện đại đã xác định tiềm năng của việc trì tụng thần chú tôn giáo để điều chỉnh chức năng sinh lý và tăng cường sức khỏe. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã thực hiện để chứng minh rằng tụng kinh và/hoặc niệm các chú quyết của các phương pháp thực hành tâm linh khác nhau có lợi cho sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc thực hành niệm chú có tác dụng tích cực đối với cơ thể con người, bao gồm giảm nhịp tim, cải thiện chức năng hệ tim mạch, nhịp thở chậm hơn, giảm lo lắng hoặc sợ hãi và mang lại giấc ngủ ngon hơn.

Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công thiền định cổ xưa của Trung Quốc để cải thiện toàn diện cơ thể, tâm trí và tinh thần con người. Kể từ lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 1992, Pháp Luân Công đã trở nên cực kỳ phổ biến.

Pháp Luân Đại Pháp có chứa một trường năng lượng tích cực mạnh mẽ và năng lượng này có thể giúp tránh bệnh tật và duy trì thể lực, vì vậy một số bệnh nhân đã niệm liên tục 9 Chữ Chân Ngôn này và đã cải thiện sức khỏe đáng kể hoặc hồi phục hoàn toàn.

Phương pháp nghiên cứu

Đây là nghiên cứu hồi cứu, các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát trong thời gian dịch bệnh. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng từ khóa tiếng Trung Quốc sau đây: “Chín Chữ Chân Ngôn (九 字 真言)” và “COVID-19 (武汉 肺炎)” hoặc “Virus Vũ Hán (武汉 病毒)” để tìm kiếm các báo cáo liên quan.

Thu thập dữ liệu từ các bản tường trình ban đầu gồm hồ sơ nhân khẩu học, bệnh sử, thời gian bắt đầu, cách thức và tần suất niệm 9 chữ. Ngoài ra, thời gian cải thiện triệu chứng, thời gian phục hồi hoàn toàn và phản ứng của bệnh nhân khi niệm 9 chữ đều được thu thập, phân tích thống kê và giải thích cho tất cả các trường hợp đủ điều kiện.

Nếu bệnh nhân không nói được tiếng Trung Quốc thì phải được ghi nhận rằng bệnh nhân đã được dạy cách phát âm chín chữ này bằng tiếng Hán.

Ngày giới hạn thu thập dữ liệu là ngày 31 tháng 5 năm 2020. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau:

Dữ liệu về Nhân khẩu học

Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/05/2020, có 48 trường hợp không trùng lặp đã được xác định, trong đó 12 trường hợp đã bị loại bỏ do không đủ thông tin. Chi tiết về nhân khẩu học và đặc điểm chung của 36 trường hợp như sau:

  • Tỷ lệ nam nữ là 7:10.
  • 17% bệnh nhân trên 70 tuổi.
  • 67% đến từ Trung Quốc đại lục;
  • 11% lần lượt đến từ Pháp và Hoa Kỳ.
  • 6% đến từ Canada, trong đó Đan Mạch và Nhật Bản mỗi nước có một trường hợp (3%).
  • 8% bệnh nhân là các chuyên gia y tế
  • 14% có ít nhất bằng cử nhân hoặc trình độ sau đại học.

Chẩn đoán và tình trạng bệnh trước khi niệm 9 chữ

Các triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân trước khi bắt đầu niệm 9 chữ như sau:

  • Gần một phần ba (30,6%) có triệu chứng nặng;
  • 61,1% mức độ trung bình
  • 8,3% còn lại có các triệu chứng nhẹ.

Trong đó, 72% bị sốt, 69% có các triệu chứng đường hô hấp, bao gồm 33% bị ho, và 36% suy hô hấp (tức ngực hoặc khó thở). Các biểu hiện ngoài phổi chủ yếu là các triệu chứng thần kinh ở 33% và 22% có các triệu chứng tiêu hóa.

Các học viên Pháp Luân Công đang luyện bài công pháp số 5.
Các học viên Pháp Luân Công đang luyện bài công pháp số 5. (Ảnh: Falundafa)

Phương pháp điều trị trước khi niệm 9 chữ

Gần một nửa, 47% bệnh nhân đã từng được điều trị bằng thuốc hoặc hỗ trợ y tế. Tuy nhiên, 7% bệnh nhân không nói rõ loại thuốc điều trị của họ.

10 bệnh nhân đã cung cấp thông tin chi tiết về phương pháp điều trị, trong đó có 5 người dùng thuốc hạ sốt, 2 người dùng thuốc giảm đau và 2 người dùng thuốc kháng sinh, v.v. và tác dụng của việc điều trị trước khi niệm 9 chữ được tóm tắt như sau:

  • 6 trong 10 bệnh nhân báo cáo rằng các triệu chứng của họ không cải thiện hoặc thậm chí tồi tệ hơn.
  • 2 trong 10 người cho rằng việc điều trị ban đầu có hiệu quả, nhưng họ bị tái phát nhanh chóng.
  • 2 trong 10 người khác không báo cáo về hiệu quả điều trị.
  • Bệnh nhân thứ 7 sử dụng thuốc Đông y; bệnh nhân 32 sử dụng thuốc giảm đau.

Hiệu quả với Covid-19 sau khi áp dụng niệm 9 chữ

Tác dụng tổng thể trên bệnh nhân nặng

  • Khoảng 3/4 trường hợp (72,2%) hồi phục hoàn toàn.
  • 27,8% còn lại cho thấy có sự cải thiện đáng kể.

Các triệu chứng lâm sàng của 90,9% trong 11 trường hợp nặng hồi phục hoàn toàn, và các trường hợp còn lại (9,1%) có sự cải thiện đáng kể.

Hiệu quả trên bệnh nhân nội trú niệm 9 chữ 

Trong số 11 trường hợp nhập viện:

  • 72,7% được bác sĩ đánh giá là “hoàn toàn bình phục và xuất viện”
  • 27,3% được bác sĩ đánh giá là “cải thiện”.

Thời gian cải thiện triệu chứng và phục hồi hoàn toàn

  • 42% cải thiện triệu chứng trong vòng 1 ngày sau khi thành tâm niệm 9 chữ
  • 67% cải thiện triệu chứng trong 2 ngày
  • 42% không còn triệu chứng nhiễm COVID-19 trong vòng bảy ngày sau khi niệm 9 chữ
  • 56% phục hồi hoàn toàn trong 14 ngày.
Biểu đồ diễn giải thời gian cải thiện triệu chứng và phục hồi hoàn toàn
Biểu đồ diễn giải thời gian cải thiện triệu chứng và phục hồi hoàn toàn

Hiện tượng cặp đôi không thành tâm niệm 9 chữ 

Kiểm soát cặp đôi trong nghiên cứu này liên quan đến hai cặp vợ chồng từ hai gia đình khác nhau (Trường hợp 11 và 12, Trường hợp 29 và 30).

Trong cả hai gia đình, các cặp vợ chồng xuất hiện triệu chứng COVID-19 cùng một lúc. Ban đầu, chỉ có một người niệm 9 chữ và cải thiện triệu chứng trong vòng một ngày. Người vợ / chồng kia, người không niệm 9 chữ, đã đến bệnh viện và được điều trị bằng thuốc chống triệu chứng, nhưng các tình trạng trở nên tệ hơn.

Với mong muốn sinh tồn, người vợ / chồng này cuối cùng cũng bắt đầu niệm 9 chữ và nhanh chóng cải thiện.

Quan sát thứ hai liên quan đến sự tự kiểm soát. Trường hợp 5 và Trường hợp 13 ban đầu không niệm 9 chữ thành tâm mà chỉ lơ là. Các triệu chứng của họ không cải thiện nhiều. Sau đó, khi họ bắt đầu niệm 9 chữ một cách chân thành, các triệu chứng đã cải thiện đáng kể trong vòng 1-2 ngày. Cả hai đều hồi phục trong vòng 1-3 ngày.

Quan sát thứ ba chỉ ra một hiện tượng điều trị-dừng-tái điều trị. Trường hợp 15 ngừng niệm 9 chữ khi có cải thiện ban đầu, và sau đó các triệu chứng COVID-19 của anh ta tái phát. Sau khi tiếp tục niệm 9 chữ lại, các triệu chứng lại được cải thiện.

Với các thành viên gia đình tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19

Gia đình trường hợp 17 có gần ba mươi người. Một người đàn ông đã bị nhiễm bệnh. Tất cả các thành viên khác trong gia đình đã niệm 9 chữ và không ai trong số họ bị nhiễm COVID-19.

Gia đình của trường hợp 23 và 24 bao gồm hơn 20 người. Hai anh em bị nhiễm bệnh. Tất cả những người khác bắt đầu niệm 9 chữ và họ đều không mắc bệnh.

Trong gia đình của trường hợp 25, người bảo mẫu đã bị nhiễm bệnh. Chủ nhà đã niệm 9 chữ và tất cả họ đều không bị nhiễm bệnh.

Thay lời kết

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cải thiện lâm sàng đáng kể và nhanh chóng ở những bệnh nhân này sau khi niệm 9 chữ vàng của Pháp Luân Công. Tất cả 36 trường hợp đều cải thiện triệu chứng và gần 3/4 trong số họ khỏi bệnh hoàn toàn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc niệm 9 chữ có thể bảo vệ các thành viên gia đình tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 chống lại sự lây nhiễm virus.

Việc này rất dễ học, an toàn và không mâu thuẫn với bất kỳ phương pháp điều trị thông thường nào. Nghiên cứu không có ý định làm mất uy tín giá trị của các phương pháp điều trị thông thường.

Mục đích của nghiên cứu là đánh giá một can thiệp bổ sung, thay thế mà 36 bệnh nhân này đã trải qua. Cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế về thuốc cũng như vaccine có hiệu quả được chấp thuận. Vậy nên việc chân thành niệm 9 Chữ Chân Ngôn có thể là một lựa chọn có lợi cho bệnh nhân và những người khỏe mạnh có nguy cơ, bên cạnh các biện pháp thông thường.

Ánh Dương

Theo Chanhkien.org

Dưới đây là các câu chuyện của những người Việt đã vượt qua dịch bệnh Covid-19 để bạn đọc tham khảo: