Hiện nhiều tỉnh thành Trung Quốc vẫn đang chìm trong bóng tối do bị cắt điện. Cú sốc năng lượng này đã tạo ra “cú đấm có một không hai” cho siêu cường mới nổi về mọi mặt kinh tế và xã hội. 

Việc thiếu điện khiến đà phục hồi nền kinh tế vốn đang mong manh sẽ đi chệch hướng, xã hội mất ổn định, lòng dân phẫn nộ là những gì mà chính quyền Tập Cận Bình đang phải căng mình chống đỡ.  

Liệu sự cố thiếu điện có phải do nguồn cung than khan hiếm từ cuộc chiến thương mại Trung – Úc gây ra như truyền thông đưa tin hay không? 

Hay vụ cúp điện trên diện rộng này, thực chất là “kế hoạch đảo chính” Tập Cận Bình phiên bản 2 của các đối thủ chính trị? 

Thiếu điện liên quan đấu đá quyền lực chống lại Tập Cận Bình

Trong những ngày gần đây, hơn chục tỉnh thành của Trung Quốc liên tục xảy ra tình trạng mất điện, gây ra nhiều hỗn loạn, mất an ninh ở phía bắc nước này. 

Ngày 27/9, Tổng công ty Điện lực Quốc gia Trung Quốc tuyên bố sẽ giảm việc cắt điện nhiều nhất có thể theo yêu cầu của ông Tập Cận Bình về “an ninh năng lượng”, để bảo vệ sự phát triển sinh kế và an toàn của người dân.

Ngoài yếu tố gây ảnh hưởng đến kinh tế, sự cố gây mất điện tại Trung Quốc được cho là nhằm mục đích thanh trừng Tập Cận Bình.

Các nhà quan sát cho rằng, đây có thể là “Cuộc đảo chính quyền lực” phiên bản 2.

Có thể nói, sự cố mất điện trên diện rộng này không chỉ mới xảy ra lần đầu. Vào tháng 12 năm ngoái, tình trạng mất điện đã xảy ra ở nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc, không chỉ ở Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Châu, Đông Quan, Thâm Quyến mà thậm chí cả Bắc Kinh, và Thượng Hải cũng bị mất điện mà không hề có cảnh báo. 

Nhà bình luận nổi tiếng Đài Loan là ông Huang Chuangxia đã chỉ ra rằng, vào thời điểm đó Tập Cận Bình cũng đang phải trải qua một cuộc “đảo chính quyền lực” chống lại ông.

Trước thềm đại hội lần thứ 20 của ĐCSTQ dự kiến diễn ra vào năm sau, các cuộc đấu đá nội bộ càng trở nên dữ dội giữa phe Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân. Mà vụ cắt điện tại các tỉnh miền Bắc Trung Quốc hiện đang gây tê liệt nền kinh tế và tạo ra sự rối ren xã hội, chính là là đòn phản công của Tập đoàn ma quỷ Giang Trạch Dân. 

Việc ông Tập ra tay dẹp sạch sự hủ bại trong hệ thống chính trị của ĐCSTQ, như trừng trị ngành giải trí với cuộc phong sát các ngôi sao nổi tiếng, các tập đoàn bất động sản tham gia vào đường dây tham nhũng, rửa tiền cho phe Giang Trạch Dân, đã khiến thế lực này ra đòn trả đũa.

Nhà bình luận tài chính Zhang Jinglun tiết lộ rằng, 5 tập đoàn Điện lực lớn của Trung Quốc cùng với Tập đoàn lưới điện Trung Quốc (State Grid) và Tập đoàn Lưới điện Phương Nam Trung Quốc (China Southern Power Grid) đều nằm trong tay các nhóm lợi ích máu mặt của ĐCSTQ như Lý Bằng, Tăng Khánh Hồng và đều thuộc tập đoàn Giang Trạch Dân.

Một bài báo vào tháng 9 năm 2018 trên trang web của “Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc” từng viết như sau: “Hiện tại, năng lực sản xuất điện của chúng ta đang dư thừa… Một số nơi phải đóng cửa thủy điện nhỏ đã làm gương cho thế giới”. 

Có thể thấy, việc truyền thông đưa tin tập trung xoáy sâu vào lý do gây mất điện là do thiếu nguồn than chỉ là một nguyên nhân, nhưng không phải là điều kiện đủ để khiến nhiều tỉnh thành lớn của Trung Quốc phải chìm trong bóng tối. 

Thực tế, không phải Trung Quốc không đủ năng lực sản xuất điện, mà là các cựu quan chức như Lý Bằng, Tăng Khánh Hồng và nhóm lợi ích khác của ĐCSTQ đã sử dụng quyền lực “độc quyền” điện của họ để tham gia vào các cuộc đấu đá phe phái trong nội bộ Đảng. 

Nhà bình luận Huang Chuangxia chỉ ra rằng, vụ mất điện này gợi nhớ đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào năm 2015 , mà được ví như là “một cuộc đảo chính tài chính” nhằm vào Tập Cận Bình. 

Cú sụp đổ TTCK Trung Quốc năm 2015 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng không kể xiết cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Trong một thời gian ngắn, hàng ngàn người là tỷ phú, triệu phú đã gần như trắng tay. Khi thị trường sụp đổ, không ít đại gia phải tự tử để thoát cảnh nợ nần do vay đầu tư quá mức.  

Vào năm đó, báo cáo của Công ty Lưu ký Chứng khoán Trung Quốc cho biết, TTCK nước này ghi nhận có hơn 90 triệu nhà đầu tư cá nhân tham gia. Và khi TTCK sụp đổ, đã kéo theo cả trăm triệu hộ gia đình Trung Quốc lâm vào cảnh bi ai. 

Ông Huang Chuangxia cho rằng, mục đích của “cuộc đảo chính tài chính” năm 2015 là nhằm vào Tập Cận Bình khi ấy với chiến dịch đả hổ diệt ruồi của ông đang ở hồi cao trào nhất, và cũng là thời điểm bản lề để ông Tập chuẩn bị được đề bạt giữ vị trí “hạt nhân” của thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ. Vụ sụp đổ TTCK 2015 là nhằm cố tình gây rối, để ông Tập phải chịu trách nhiệm giải quyết.

Đối với Tập đoàn ma quỷ hút máu Giang Trạch Dân, mục tiêu hàng đầu của họ chính là sự thống trị quyền lực cá nhân hơn là sự sống còn của đất nước và sự an nguy của người dân. 

Việc kinh tế thụt lùi và xã hội nhiễu nhương khiến người dân đổ dồn mọi sự phẫn nộ vào ông Tập Cận Bình chính là mối mục tiêu hàng đầu của nhóm lợi ích này.

TQ càng bất ổn, đối thủ càng đắc ý

Việc cắt điện luân phiên đã trở thành một thảm họa đối với các tập đoàn, công ty, nhà máy Trung Quốc. Nghiêm trọng hơn nó ảnh hưởng đến cuộc sống và đe dọa tính mạng của người dân nước này. 

  1. Kinh tế đình đốn: 

Goldman Sachs ngày 28/9 hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thường niên của Trung Quốc khi thiếu điện ảnh hưởng tới hàng triệu hộ gia đình và nhà máy, bao gồm một số nhà máy sản xuất đơn hàng cho Apple và Tesla.

Theo Bloomberg Intelligence, ít nhất 17 tỉnh và khu vực chiếm 66% tổng sản phẩm quốc nội cả nước đã thông báo một số hình thức cắt điện trong những tháng gần đây, chủ yếu vào ngành công nghiệp nặng,

Công ty điện lực Bắc Kinh cho hay sắp tới sẽ có hàng loạt đợt cắt điện ở thủ đô, có khi kéo dài gần 10 tiếng, trong “kế hoạch bảo trì”. Vành đai công nghiệp nặng ở đông bắc thành phố, với hàng nghìn lò xi măng và lò luyện thép ngốn điện, sẽ là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đường phố tối om, thang máy không hoạt động, giao thông hỗn loạn là những gì đang xảy ra tại Trung Quốc trong những ngày này. Hàng triệu hộ gia đình Trung Quốc đang bắt đầu cảm thấy sức ép từ nguồn cung điện hạn chế.

Tình trạng mất điện ở một số tỉnh phía bắc Trung Quốc khiến đèn đường và đèn giao thông ngừng hoạt động cuối tuần trước, gây ùn tắc kéo dài hàng cây số ở một số thành phố. Người dân chung cư cao tầng phải đi thang bộ do ban quản lý tòa nhà dừng thang máy để tiết kiệm điện.

Video trên báo Beijing News cho thấy xe cộ tắc nghẽn trên con đường cao tốc ở thủ phủ Thẩm Dương tuần trước, khi không có đèn giao thông hay đèn đường do mất điện.

Đài truyền hình CCTV đưa tin  23 công nhân tại một nhà máy ở tỉnh Liêu Ninh đã nhập viện do ngộ độc khí CO2 sau khi quạt thông gió ngừng hoạt động vì mất điện.

Tháng 10 cũng là thời điểm nhiệt độ các vùng ở khu vực miền Bắc Trung Quốc xuống rất thấp, nhiều người dân vùng Đông Bắc Bộ lo lắng về các đợt  rét đậm, rét hại mà không có điện để chạy máy sưởi ấm trong nhà. Các hộ gia đình ở nông thôn cũng lo lắng không có than để sưởi ấm. 

Việc các tập đoàn điện lực như Tập đoàn lưới điện Trung Quốc (State Grid)  thuộc phe nhóm của Giang Trạch Dân chưa đưa ra câu trả lời chính thức về việc khi nào sẽ dỡ bỏ việc cắt điện luân phiên, khiến cơn giận dữ của người dân ở vùng Đông Bắc bùng phát dữ dội.

Nhiều cư dân mạng đã để lại phẫn nộ qua Weibo và đây cũng chính là mục đích của nhóm phe Giang nhằm kích động sự phẫn nộ trong dân chúng đối trước sự điều hành đất nước của Tập Cận Bình và gây khó cho ông ta trong nhiệm kỳ tới.

Năm 2022, sẽ diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản khoá 20, khi đó ông Tập Cận Bình sẽ kết thúc một nhiệm kỳ Tổng Bí thư, và phải bàn giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp. Và ai sẽ là nhân vật kế tiếp?

Theo Youtube Channel: Luận Đông Tây