Khi tôi chữa khỏi một bệnh này, thì lại có những bệnh khác đến, nguy hiểm và vô phương cứu chữa không kém. Khi đối diện với nguy cơ bị mù như bác sĩ nói, tôi thấy mọi thứ như vậy là quá đủ đối với tôi rồi. Tôi nghĩ là tôi không đủ sức để chịu thêm một căn bệnh nan y nào nữa..”

Đó là lời tâm sự về quãng đời triền miên trong bệnh tật của chị Phượng, người từng là nữ nhà báo tự tin, năng động. Không khi nào chị ngờ rằng bản thân mình lại có ngày rơi vào trầm cảm, tuyệt vọng vì sức khỏe bị hủy hoại, thính giác suy giảm, mắt bị mờ dần không rõ nguyên nhân. Nhưng trong tận cùng của vô vọng, chị đã tìm thấy con đường thay đổi hoàn toàn sức khỏe, tinh thần và lẽ sống của cuộc đời mình. Chị là minh chứng về những điều kì diệu trong cuộc sống mà Thời báo Đại Kỷ Nguyên muốn cùng chia sẻ với bạn đọc.

Tận cùng của tuyệt vọng và ánh sáng phía cuối đường hầm

PV: Chào chị, được biết chị đã từng trải qua những ngày tháng tuyệt vọng vì nhiều căn bệnh vô phương cứu chữa liên tiếp đến… Chị có thể chia sẻ về quãng thời gian đó được không?

Đó là một quãng đời ám ảnh mà giờ nghĩ lại tôi vẫn không tin được là nó bắt đầu và đày đọa tôi nhiều năm trời như thế. Nhiều năm trước, tôi bị lao phổi. Đó là một căn bệnh thật đáng sợ, vì mỗi lần điều trị kéo dài rất lâu, thường là 1-2 năm và rất dễ bị tái phát, bị nhờn thuốc, lần sau phải dùng liều cao hơn, độc tính hơn, và lâu hơn lần trước. Tôi phải uống 5-8 loại kháng sinh, khoảng 30 viên thuốc 1 ngày, tất cả đều thuộc bảng độc dược, không thể mua được ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Uống thuốc xong là tôi bị say, nằm mê man. Chưa kể là tôi phải tiêm kháng sinh liều cao suốt 6-12 tháng mỗi lần điều trị, tiêm nhiều đến mức về sau tôi có thể tự tiêm cho mình.

Do sử dụng thuốc quá nhiều trong thời gian dài, tôi bị ngộ độc dẫn đến thính giác suy giảm, phải sử dụng tai trợ thính. Các cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng. Thận, gan rất kém. Những bệnh như viêm xoang mãn tính, huyết áp thấp, trào ngược thực quản, đau bụng kinh dữ dội… đối với tôi trở thành vặt vãnh. Tôi thường xuyên phải dùng thuốc giảm đau liều cao và có lần còn phải đi cấp cứu.

Chi phí cho bệnh tật cực kỳ tốn kém, tiền mua thuốc hàng tháng tốn hàng chục triệu đồng. Bố mẹ tôi tìm đủ mọi cách để chạy chữa cho tôi, lễ bái cầu cúng, mỗi lần vài triệu đến vài chục triệu. Căn nhà hiện nay tôi đang ở là căn hộ thứ 6 mà gia đình tôi đã chuyển trong vòng gần chục năm ở Hà Nội. Cứ đi cúng bái, người ta bảo do đất cát không tốt, bố mẹ tôi lại chuyển nhà với hy vọng mảnh đất mới sẽ tốt hơn cho tôi. Mẹ tôi gần như trở thành người của nhà chùa, ngày ngày ra lễ lạt cầu kinh. Nhưng bất chấp mọi nỗ lực của bố mẹ, tôi vẫn triền miên chìm trong bệnh tật.

Mệt mỏi và tuyệt vọng, cuộc sống đối với tôi là điều gì đó xa lạ vì tôi thấy tôi yếu đến nỗi không thể chạm vào nó. Thường xuyên mất ngủ trắng đêm trong nhiều tháng, để nhắm mắt được một chút xíu tôi phải uống từ 6-10 viên thuốc ngủ, đến độ tôi phải đi mua thuốc ngủ ở các tiệm thuốc khác nhau vì mua nhiều quá ở cùng một chỗ thì họ sẽ không bán. Giấc ngủ do thuốc cũng kinh hoàng chẳng kém gì việc mất ngủ cả.

Bệnh tật lâu ngày khiến tôi vô cùng yếu, không thể làm các việc như người bình thường. Bố mẹ phải giúp tôi làm việc nhà vì tôi lúc nào cũng mệt, phải nằm nghỉ. Tôi không đi được xe máy, cứ đi là cảm giác lục phủ ngũ tạng lung lay hết cả. Mẹ tôi đã nhiều tuổi, không quen đường xá đông đúc ở Hà Nội nhưng đi đâu cũng phải chở tôi. Tôi rơi vào trầm cảm nặng vì tuyệt vọng khi nhìn thấy cuộc đời quá chừng tăm tối và không có hy vọng gì hết.

PV: Trong những năm tháng bệnh tật đó thì công việc của chị thế nào?

Tôi phải nghỉ làm gần 4 năm để chữa bệnh. Sau khi điều trị xong căn bệnh lao phổi, tôi bắt đầu đi làm trở lại. Đi làm với mọi người là chuyện bình thường nhưng với tôi, đó là một nỗ lực không hề nhỏ. Nhưng chỉ vài tháng sau khi đi làm, mắt tôi đang từ 10/10 tự dưng bị mờ dần đi. Khi tôi đi khám, thì hầu như không có tổn thương hay bất thường gì ở mắt hết. Nhưng thị lực thì lại giảm đi nhanh chóng. Sau 2 tháng, mắt tôi chỉ còn dưới 1/10.

Lúc đó mắt tôi mờ lắm và tôi thật sự rất hoảng sợ. Thậm chí những vấn đề sinh hoạt hằng ngày đối với tôi cũng khó khăn: Do thị lực kém và rối loạn sắc giác, nhìn màu cũng không đúng, tôi không phân biệt được cái loại thực phẩm, rau cỏ. Khi tôi nấu ăn, vì không nhìn rõ màu nên món ăn toàn bị hỏng. Tôi không dùng được điện thoại. Đi ngoài đường, thậm chí tôi còn không phân biệt được đèn xanh đèn đỏ và phải nhờ người khác nhìn hộ số xe buýt.

Tôi đã gặp các bác sĩ đầu ngành ở Viện mắt Trung ương, và do có người nhà là bác sĩ ở bệnh viện Việt Đức, tôi còn được gặp một giáo sư thần kinh học hàng đầu của Pháp khi bác ấy sang Việt Nam điều trị tình nguyện cho một vài trường hợp cá biệt. Những bác sĩ được giới thiệu là giỏi nhất, tuy nhiên họ đều bất lực không tìm ra bệnh của tôi và vì thế không có phương án điều trị. Họ nói tôi mắc phải một hội chứng hiếm gặp trên thế giới, mà theo đó thì người ta tự dưng bị mù không rõ nguyên nhân.

Trong nhiều năm, tôi chìm đắm trong bệnh tật triền miên không dừng lại. Khi bệnh này qua thì lại có những bệnh khác đến, nguy hiểm và vô phương cứu chữa không kém. Lúc đối diện với nguy cơ bị mù như bác sĩ nói, tôi thấy mọi thứ như vậy là quá đủ đối với tôi rồi. Tôi nghĩ là mình không đủ sức để chống chọi và chịu đựng thêm một căn bệnh nan y nào nữa. Tôi thấy một người như mình sống trên đời cũng không có ích gì cả. Lúc đó ý nghĩ duy nhất chỉ là nếu tôi tự kết thúc cuộc đời ở đây thì bố mẹ tôi sẽ ra sao. Gia đình tôi có hai anh em, anh trai tôi đã mất 10 năm trước và giờ đây tôi là niềm hy vọng duy nhất còn lại của bố mẹ..

PV: Và rồi…?

Khi bắt đầu không nhìn được văn bản, tôi viết đơn xin nghỉ làm thời gian dài để chữa bệnh. Nhưng do tôi mới vào cơ quan nên lãnh đạo chưa phê duyệt. Trong thời gian đó, một bạn đồng nghiệp đã giới thiệu cho tôi môn khí công thuộc trường phái Phật gia, có tên là Pháp Luân Đại Pháp. Cô ấy nói đây là môn khí công gồm có 5 bài tập luyện nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe, và những bài giảng về tu sửa tâm tính theo các nguyên lý Phật Pháp. Chuyển Pháp Luân là cuốn sách chỉ đạo chính, ngoài ra còn một số cuốn nữa.

Nhưng vì lúc đó không nhìn được chữ, nên tôi không thể đọc được cuốn sách đó. Tôi đem sách về nhà nhờ bố tôi đọc hộ và ghi ra những ý chính cho tôi. Tuy nhiên bạn đồng nghiệp nói là tôi cần đọc toàn bộ cuốn sách đó và bạn ấy nghĩ ra cách là tải cuốn sách từ trên mạng xuống rồi in ra với chữ thật to, cỡ chữ 32, mỗi bài giảng là một quyển để tôi có thể đọc được.

Bạn ấy nói tôi cứ đọc đi rồi thì mắt tôi sẽ nhìn lại được. Thực ra lúc đó tôi cũng không để ý câu nói đó vì tôi chẳng tin là đọc một cuốn sách có thể khiến cho tôi khỏi bệnh. Tuy vậy, bởi vì khi chưa đọc được cuốn sách đó, tôi có nghe bạn ấy nói qua về nghiệp và đức, tôi thấy rất hay. Đó chính là những điều tôi đã tìm hiểu mấy năm qua mà không có câu trả lời thỏa đáng. Tôi hỏi bạn ấy là thế thực ra thì cuốn sách này viết về cái gì. Bạn ấy nói cuốn sách thực chất như là một cuốn kinh Phật, nhưng được viết bằng ngôn ngữ hiện đại cho người hiện đại có thể hiểu được. Trong đó dạy về các nguyên tắc sống chiểu theo đạo lý Chân, Thiện, Nhẫn của Phật Pháp, Nghe bạn ấy nói thế, tôi cảm thấy chấn động vô cùng.

“Ba tiếng Chân-Thiện-Nhẫn như một luồng sáng chiếu rọi suốt bao nhiêu năm tháng đã qua của cuộc đời, và lần đầu tiên, tôi có thể hiểu nguyên do của những khổ đau trong cuôc đời mình, đó đơn giản là vì tôi đã chưa thực sự sống theo đạo lý Chân – Thiện – Nhẫn mà thôi. Nó như một sự khởi đầu của giác ngộ Phật Pháp

PV: Rồi chị đã đọc sách?

Tôi đã đọc các cuốn sách mà bạn đồng nghiệp in cỡ chữ 32 đó trong vài tuần. Sau đó, có một hôm tôi cần phải tìm một cuốn sách cũ. Tôi lấy kính lúp ra soi vì khi bình thường, nếu muốn nhìn được chữ thì tôi phải dùng một cái kính lúp. Lúc đó tôi chợt phát hiện ra rằng mắt tôi nhìn tốt hơn khi không dùng kính lúp. Tôi lấy cuốn sách Chuyển Pháp Luân cỡ chữ nhỏ ra đọc thì thấy mình có thể đọc một mạch một cách bình thường, rõ ràng, không nhức mỏi chút nào cả. Thật không thể tin là mắt tôi có thể hồi phục nhanh chóng như vậy được.

Chị Phượng đang đọc sách Chuyển Pháp Luân
Chị Phượng đang đọc sách Chuyển Pháp Luân

PV: Sau một thời gian ngắn mắt chị có thể nhìn lại được?

Vài ngày sau khi được giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, tôi cùng mẹ tôi ra công viên gần nhà vì có điểm luyện Pháp Luân Đại Pháp ở đó, các học viên hướng dẫn mẹ con tôi rất tận tình. Cảm nhận thiện tâm và sự từ bi của những người luyện tập môn này khiến tôi xúc động và có thêm động lực để kiên trì luyện tập.

Mỗi ngày tập 5 bài công pháp nhẹ nhàng, tĩnh lặng, tôi cảm thấy cơ thể mình nhẹ nhõm, tràn đầy năng lượng, sảng khoái, tinh thần phấn chấn, vui vẻ và tôi có thể làm rất nhiều việc trong ngày cho đến khuya. Tôi đã có thể đi làm lại được bình thường, không cần phải xin nghỉ nữa, và đến giờ đã là hơn một năm rưỡi mà tôi chưa phải nghỉ ốm một ngày nào cả.

Chị Phượng đang luyện tập bài thiền định của Pháp Luân Công
Chị Phượng đang luyện tập bài thiền định của Pháp Luân Công

PV: Ngoài trải nghiệm kỳ diệu là mắt sáng trở lại, còn các bệnh tật khác của chị thì sao?

Ngoài việc mắt nhìn lại được, sức khỏe tôi trở nên tốt đến ngạc nhiên. Kể từ ngày tập luyện tôi không còn phải dùng một viên thuốc nào nữa. Bệnh lao phổi không tái phát trở lại. Sức khỏe của tôi hiện nay thậm chí còn tốt hơn rất nhiều so với những người xung quanh, tôi có thể làm được mọi việc kể cả mang vác nặng. Từ khi luyện tập, tôi có thể đi xe máy khắp thành phố mà không có chút nào sợ hãi cả. Tôi thấy mọi người xung quanh tôi hay kêu mệt, tôi thì gần như hiếm khi nào thấy mệt mỏi.

Hiện nay còn lại duy nhất là thính lực nhưng chưa hoàn toàn trở lại bình thường như trước, mặc dù từ khi tập luyện tai tôi đã nghe tốt hơn và không còn phải dùng máy trợ thính nữa. Tôi hiểu rằng để đạt được trạng thái hết bệnh, tôi cần phải tiếp tục đề cao tâm tính hơn nữa theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn, tiếp tục thanh lọc cơ thể và bỏ đi những thứ xấu nhiều hơn nữa..

PV: Ý chị là, việc khỏi bệnh qua luyện tập môn Pháp Luân Đại Pháp còn phụ thuộc vào việc tu sửa tâm tính?

Đúng vậy, Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện cả thân lẫn tâm. Khi đọc các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí (người sáng lập môn Pháp Luân Công –PV), tôi hiểu ra rằng vật chất và tinh thần là một. Nếu bạn chỉ tập động tác mà tâm bạn vẫn chứa đầy những mưu toan, hay những suy nghĩ xấu về người khác, hoặc những cảm xúc tiêu cực, hành vi và suy nghĩ trái với Chân -Thiện- Nhẫn, thì không có tác dụng gì cả và bệnh của bạn cũng không khỏi được. Cơ thể của bạn chỉ có thể được thanh lọc và trở nên khỏe mạnh khi bạn thực sự giác ngộ và tâm hồn bạn được đồng hóa với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn vốn là đạo lý quan trọng nhất chỉ đạo người tu luyện trong Pháp Luân Đại Pháp. Cũng có những người luyện lâu mà bệnh của họ cũng không được, vì họ không thực sự hiểu được đạo lý này và không tu tâm theo những lời chỉ dạy trong sách… Tinh thần không cải biến thì thể trạng cũng khó có thể biến đổi, sức khỏe cơ thể sẽ phụ thuộc nhiều vào sức khỏe tinh thần, điều này tôi thấy khoa học hiện đại cũng đã minh chứng được rồi…

Chị Phượng (bên phải) cùng bạn trong trang phục áo dài truyền thống.
Chị Phượng (bên phải) cùng bạn trong trang phục áo dài truyền thống.

Sống trong Chân Thiện Nhẫn là trải nghiệm diệu kỳ

“Nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn như ánh sáng của một buổi ban mai rực rỡ khiến cuộc đời tôi sáng bừng lên kể từ đó. Tôi xúc động phát khóc vì tôi đã biết từ nay tôi cần phải sống như thế nào…”

PV: Vậy tâm tính của chị đã thay đổi thế nào từ khi theo tập Pháp Luân Đại Pháp?

Trước kia, khi người khác nói lời khó nghe, nhiếc móc hay cười nhạo, vì tai mắt tôi kém, tôi thường cam chịu không phản ứng lại nhưng trong lòng tôi thấy căm ghét họ ghê gớm. Nay tôi hiểu rằng dù họ đối xử không tốt với tôi, nhưng cũng không nên vì thế mà oán giận hay căm ghét họ. Nếu làm vậy thì tâm tính tôi cũng đâu có tốt đẹp gì, vả lại đó cũng đều là duyên nợ. Có thể tôi đã nợ họ, mà có nợ thì phải trả mà, khi hiểu thế rồi thì mình sẽ không oán người, trách đời nữa. Tôi hiểu rằng chỉ có sự bao dung mới có thể hóa giải những ân oán bao đời mà thôi. Nói thì dễ, nhưng đó là một quá trình không dễ dàng, tôi cứ kiên trì đọc các bài giảng của Sư phụ (thầy Lý Hồng Chí – PV), dần dần tôi cảm thấy nội tâm của mình trở nên an hòa, nhẹ nhõm không ngờ. Thậm chí, bất kì khi nào bị đối xử không tốt, tôi lập tức phải xem lại mình, tìm xem tôi còn tâm nào chưa đúng mà họ đối xử với tôi như vậy.

PV: Tìm lỗi ở bản thân trong mọi tình huống?

Đúng vậy. Tôi luôn nhớ Sư Phụ giảng rằng: khi gặp vấn đề thì phải nhìn vào bên trong, tự xét xem bản thân mình còn tâm xấu nào chưa buông bỏ được khiến sự việc thành ra như thế, vì mọi chuyện xảy đến đều không phải là vô duyên vô cớ, mà là để con người tự xét xem mình sai ở đâu, mình chưa làm đúng ở chỗ nào, để lần sau làm tốt hơn nữa. Thay vì đổ lỗi và oán giận, phải lấy thiện tâm mà đối đãi với mọi người, có như vậy tâm hồn mới nhẹ nhàng, thuần tịnh được. Thậm chí là kể cả khi người khác có sai, thì mình cũng chỉ để tâm sửa bản thân mình cho tốt, thay vì dằn vặt lỗi sai của người khác. Cảnh tại tâm, tâm mình có thay đổi thì hoàn cảnh xung quanh mới cải biến được. Việc ấy dẫu không dễ dàng nhưng những ai làm được điều đó rồi mới thấy mở ra trước mắt mình một cảnh giới tinh thần hoàn toàn khác. Trong đó không có chỗ cho sự oán hận, trách móc, hay đổ lỗi mà chỉ có tâm hồn vị tha, an hòa, tĩnh tại.

PV: Những người thân, bạn bè, đồng nghiệp quanh chị có cảm nhận thế nào về sự thay đổi của chị?

Trước đây trong mắt bạn bè, gia đình, tôi vốn nổi tiếng là người cực đoan, yêu ghét thái quá, cực kì cá tính, lập dị, suy nghĩ và làm những việc khác người. Tôi thậm chí còn cho rằng đó mới chính là tôi. Sau khi tu tập, tôi thấy đó đều là những trạng thái không đúng đắn, chính là một trong những nguyên nhân khiến tôi tạo nghiệp và bị bệnh. Những lời dạy về đạo đức làm người và đức hạnh của người phụ nữ mà Sư phụ giảng đã khiến tôi vô cùng xúc động. Và thực sự là ngay lập tức, tôi từ bỏ hoàn toàn con người cá tính lập dị trước đây. Tôi hạnh phúc khi tìm thấy mình trong sự nữ tính, dịu dàng vốn là bản tính nguyên sơ của người phụ nữ.

Giờ đây, tôi thấy lòng thanh thản, nhẹ nhàng, chưa bao giờ tôi cảm nhận rõ ràng rằng hạnh phúc hóa ra chính là tự trong tâm của mình chứ không phải ở hoàn cảnh bên ngoài đem lại – trong sự trở về với bản tính thiện lương nguyên sơ mà có lẽ mình đã từng có và đã mất đi trong những năm tháng đầy biến loạn của cuộc đời.

Phượng
Chị Phượng không những tìm lại được thị lực, sức khỏe, mà còn tìm được sự thanh thản trong tâm hồn của mình.

PV: Tôi được biết những người tu luyện môn này bị đàn áp rất ghê gớm ở Trung Quốc, tại sao chị không chọn một môn tu luyện đơn giản hơn?

Thứ nhất, trên thế giới chỉ có Trung Quốc là đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, mà mọi chuyện cũng phải sớm kết thúc rồi. Học viên Pháp Luân Đại Pháp vẫn có ở khắp nơi trên thế giới và họ được ủng hộ, khuyến khích luyện tập. Vì sao? Vì họ trở thành những công dân tốt hơn hơn, mỗi công dân đều Chân hơn, Thiện hơn, Nhẫn hơn thì chẳng phải là điều tốt đẹp cho các chính phủ và cả xã hội hay sao?

Tại sao tôi chọn Pháp Luân Đại Pháp mà không phải là môn khí công nào khác? Các môn khác kể cả yoga, thái cực quyền… không có phần giảng về tâm tính. Còn Pháp Luân Đại Pháp là môn khí công giảng cả về luyện động tác và tu tâm tính, vì vậy mới có chuyển biến kỳ diệu về sức khỏe. Tôi hiểu rằng tâm mới là gốc rễ của mọi vấn đề. Mọi việc không thể cải biến nếu tâm của mình không thay đổi.

Xã hội ngày nay, người ta cầu khấn để có sức khỏe, tiền tài, phước lộc. Hạnh phúc đâu phải dễ dàng do cầu mà có được. Tôi đã thấy không biết bao người, có cả kho tiền, hay đi cầu cúng khắp nơi, muốn đổi lấy sức khỏe và tính mạng hay hạnh phúc nhưng nào có được. Nếu nhân tâm không đổi thì mọi truy cầu chỉ là vô nghĩa. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi sự chân chính trong những triết lý chỉ đạo tu luyện của môn Pháp Luân Đại Pháp.

PV: Cảm ơn chị đã chia sẻ câu chuyện rất dài và giúp tôi hiểu thêm về môn tu luyện này. Chúc chị đạt được nhiều thành tựu mới trên con đường thực hành Chân-Thiện-Nhẫn. Hi vọng những chia sẻ của chị có thể thắp lên niềm tin cho mọi người về những điều kì diệu trong cuộc sống.

***

Ban chuyên mĐời sng Thi báo Đại K Nguyên xin gii thiđến quý độc gi lot bài “Câu chuyn cuđời” k v nhng con ngườđến t khp nơi trên mi miđất nước. H có th là mt giáo sư, tiến sĩ, mt bác sĩ, mt doanh nhân hay mt anh công nhân, ch nông dân, em hc sinh sinh viên, v.v… Mi người vi thân phn, giai tng, nghề nghip và hoàn cnh khác nhau, nhưng sâu thm t trong tim thc vn luôn đau đáu mt ni khát khao được tìm v vi chân lý và ý nghĩa nhân sinh vn có cđời người.

Ly Ly
Theo DKN