Vào một hôm nọ, ông chủ tiệm thấy một người phụ nữ bước đi nhè nhẹ, tâm trạng lo lắng đến mua bánh. Người phụ nữ đau khổ nói: “Chồng tôi đi rồi, để lại hai mẹ con tôi, tôi muốn nuôi con bằng sữa, nhưng sữa không có. Mỗi lần nghe thấy con khóc, lòng tôi đau xé như bị dao cắt, nên chỉ biết mua bánh mang về cho con ăn”.

m
Ly kỳ câu chuyện sinh con sau khi chết, hồn ma người mẹ đi mua bánh nuôi con. (Ảnh minh họa: internet)

Vào thời kỳ đầu triều Thanh, trong tiểu thuyết văn ngôn bút ký “Ngu chu tân chí”, có một câu chuyện rất đáng thương cảm có tên là “Quỷ mẫu truyền”, kể rằng:

Có một thương nhân làm ăn ở xa, dẫn theo người vợ mang thai sống ở một quán trọ. Đến khi mang thai được 10 tháng, người vợ vì khó sinh nên đã qua đời. Vị thương nhân này đau khổ khôn xiết, muốn đem thi thể vợ về quê nhà để mai táng, nhưng do nơi này cách nhà quá xa, nên đành phải qua loa chôn cất vợ tại nơi đất khách quê người. Sau đó ông một mình quay trở về quê nhà.

Ở bên cạch quán trọ mà họ đã ở, có một cửa tiệm bán bánh, sáng nào cũng vậy, sau tiếng gà gáy là ông chủ tiệm thức dậy nhào bột mì. Vào một hôm, ông chủ tiệm thấy một người phụ nữ bước đi nhẹ nhẹ, tâm trạng lo lắng đến mua bánh. Ông ấy rất ngạc nghiên, hỏi người phụ nữ: “Tại sao cô lại đi mua bánh vào sáng sớm sương gió như thế này?”.

Cô gái đau khổ nói: “Chồng tôi đi rồi, để lại hai mẹ con tôi, tôi muốn nuôi con bằng sữa, nhưng sữa không có. Mỗi lần nghe thấy con khóc, lòng tôi đau xé như bị dao cắt, nên chỉ biết mua bánh mang về cho con ăn”.

Người bán bánh nghe xong, thấy hoàn cảnh của người phụ nữ này thật đáng thương, nhưng chẳng biết giúp gì, cũng chỉ nhận tiền của cô ta, rồi bỏ vào trong cái giỏ đựng tiền bằng trúc. Không ngờ khi trời sáng, thấy trong giỏ trúc không phải là tiền thật mà là một tờ “tiền giấy” (tiền giấy đốt cho người chết). Thấy vậy ông chủ tiệm bánh hốt hoảng, vội vàng đến chỗ thầy bói ở bên đường, hỏi xem chuyện này là như thế nào.

Thầy bói nói: “Người phụ nữ mà ông nhìn thấy, khẳng định là một linh hồn, tôi sẽ chỉ cho ông cách để phần biệt! Giấy tiền cho vào lửa thì sẽ cháy, cho vào nước thì sẽ nổi. Sáng sớm ngày mai, nếu người phụ nữ kia lại đến mua bánh, sau khi ông nhận tiền của cô ta, thì ông đừng bỏ vào giỏ trúc, mà cho vào vò gốm đựng nước, xem xem nó có nổi lên không”.

Ngày hôm sau, người bán bánh vẫn thức dậy sau tiếng gà gáy, và người phụ nữ đó cũng đến mua bánh, sau khi nhận tiền, ông liền bỏ vào trong vò gốm đựng nước, tờ tiền quả nhiên là nổi lên. Người bán bánh thấy vậy liền lén đi theo sau người phụ nữ, để xem cô ấy đi đâu.

Người phụ nữ kia di chuyển “bồng bềnh” lướt nhanh như chim bay, khiến ông chủ tiệm phải mệt đứt hơi mới theo kịp. Đến khi người phụ nữ đi vào một ngôi mộ, ông chủ tiệm đứng cách ngôi mộ chừng mấy chục bước quan sát, thì không thấy cô ấy đi ra nữa.

Ông chủ tiệm lúc này rất sợ hãi, tóc tai dựng hết cả lên, thở gấp, tim đập thình thịch, chân nọ đã chân kia chạy về báo quan.

Quan phủ nghe xong bèn phái người theo sự chỉ dẫn của chủ tiệm bánh đi đến chỗ ngôi mộ. Cuối cùng phát hiện thì ra đây chính là ngôi mộ chôn cất người vợ qua đời vì khó sinh của vị thương nhân kia. Mọi người đến đào và mở quan tài ra, nhìn vào bên trong, thì thấy bên cạnh thi cốt của người phụ nữ, là một hài nhi nhỏ xíu đang cầm một miếng bánh đang nhấm nháp, là một bé trai. Đứa trẻ đột nhiên thấy nhiều người đang vây quanh mình nên sợ hãi dựa vào hài cốt của mẹ khóc lớn, đứa trẻ ngả vào lòng mẹ để nhận được sự bảo vệ mà không ý thức được mẹ mình đã qua đời rồi.

Chứng kiến cảnh này ai cũng xúc động rơi lệ, sau đó quan huyện đã phái người đi tìm vũ mẫu nuôi dưỡng đứa trẻ này, rồi phái người đi tìm kiếm cha của đứa trẻ. Sau khi cha cậu bé biết chuyện, lập tức cưỡi ngựa chạy vội đến, ôm chầm lấy đứa bé khóc lớn. Ngày hôm sau người cha mang con mình trở về quê.

Tối hôm đó, người cha và con mình ở trong đúng quán trọ mà người mẹ đã mất lúc trước ở, tới nửa đêm, nghe thấy đứa trẻ rì rầm lẩm nhẩm giống như đang được người khác ôm dỗ dành. Sáng sớm hôm sau khi thức dậy, mới phát hiện trên quần áo của đứa trẻ toàn là nước mắt, rõ ràng là dấu vết của người mẹ lưu luyến không muốn rời con mình.

Về sau, đứa trẻ lớn lên, kế thừa sự nghiệp của người cha, cha tiếp tục buôn bán. Cuộc sống sinh hoạt của cậu hoàn toàn giống với người bình thường, chỉ khác là cậu có nội lực và ý chí thì rõ ràng là vượt trội khác thường.

Có người biết thân thế của cậu ta đã buột miệng nói một câu “có thể là do người mẹ đã khuất của cậu đã để lại bản lĩnh này”. Cậu ta là người con có hiếu, chỉ biết là mẫu thân của mình mất sớm, còn cụ thể thế nào thì không rõ, nên đã liên tục dò hỏi người kia xem ngọn ngành mọi việc như thế nào. Bởi vậy đã được vị kia kể lại câu chuyện cậu được sinh ra trong quan tài như thế nào, bởi vì không có sữa cho cậu bú, hồn người mẹ đã phải đi ra ngoài mua bánh cho cậu ăn ra sao…

Nghe xong, cậu nghẹn lòng một mình chạy ra cánh đồng mênh mông tĩnh lặng, nước mắt cứ trào ra vì quá thương cảm cho người mẹ quá cố của mình.

Sinh nở sau khi chết là một hiện tượng có thật

Câu chuyện “Quỷ mẫu truyền”, từ góc độ y học mà nói, cũng không phải chuyện hoàn toàn vô lý.

Con người sau khi chết, sức chống cự tự nhiên của cơ thể biến mất, khoang miệng và ruột của con người bị phân hủy, một lượng lớn vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở, và xâm nhập vào các bộ phận của xác thịt, tiến hành các hoạt động phân giải, vì thế sản sinh ra một áp lực nhất định.

Những khí hình thành từ quá trình phân hủy tạo lên một áp lực trong hệ thống ruột, dạ dày, vì thế làm cho thức ăn có thể bị đẩy ra ngoài qua đường thực quản và khoang miệng, gọi là hiện tượng “đào thải sau khi chết”; và cũng tạo nên áp lực ở vùng đáy xương chậu, đẩy phân và nước trong dạ dày ra ngoài qua hậu môn, gọi là “hiện tượng bài tiện sau khi chết”.

Đối với phụ nữ có thai thì hình thành nên áp lực ở vùng tử cung, vì thế có thể đẩy thai nhi trong tử cung ra ngoài qua âm đạo, gọi là “hiện tượng sinh nở sau khi chết”. Vậy nên việc đứa trẻ được sinh ra trong quan tài trong câu chuyện “quỷ mẫu truyền” là hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Lê Hiếu, dịch từ secretchina.com

Theo tinhhoa.net